Đặc điểm trách nhiệm hành chính

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ (Trang 30 - 31)

5. Kết cấu luận văn

2.2.2.Đặc điểm trách nhiệm hành chính

Thứ nhất, cơ sở của trách nhiệm hành chính là hành vi vi phạm hành chính, không có vi phạm hành chính thì không có trách nhiệm hành chính. Hành vi vi phạm hành chính thông thƣờng của cán bộ, công chức là lợi dụng chức vụ quyền hạn.

Ví dụ: ông A là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện X, vào ngày chủ nhật lái xe vƣợt đèn đỏ thì bị chiến sĩ cảnh sát giao thông dừng xe để xử phạt, ông A cho biết mình là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện X và yêu cầu chiến sĩ cảnh sát giao thông cho mình đi vì đang đi công tác, rõ ràng ông A đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để vi phạm an toàn giao thông.

Thứ hai, căn cứ áp dụng trách nhiệm hành chính không đồng nhất. Căn cứ áp dụng hình thức với căn cứ áp dụng các biện pháp cƣỡng chế có sự không đồng nhất. Các hình thức trách nhiệm chỉ áp dụng khi có căn cứ ghi nhận chính thức hành vi vi phạm của cán bộ, công chức thực hiện đã xảy ra, còn các biện pháp cƣỡng chế áp dụng đối với cán bộ, công chức ở tất cả các trƣờng hợp hoặc khi chƣa có dấu hiệu vi phạm, có dấu hiệu vi phạm nhƣng chƣa điều tra đầy đủ và chƣa có quyết định xử lý.

Thứ ba, trách nhiệm pháp lý hành chính đƣợc áp dụng ngoài trình tự xét xử của Tòa án, trách nhiệm hành chính đƣợc áp dụng bởi các cơ quan nơi cán bộ, công chức công tác, ngƣời có thẩm quyền theo thủ tục hành chính. Về nguyên tắc chung, Tòa hành chính chỉ ra phán quyết đúng hoặc sai của các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện.

Thứ tư, trách nhiệm hành chính đƣợc áp dụng ngoài công vụ, nếu cán bộ, công chức có hành vi vi phạm ngoài công vụ và mục đích công vụ thì bị xử lý, vì trách nhiệm hành chính là áp dụng với mọi công dân, không mang tính đặc thù, riêng biệt.

Cán bộ, công chức nếu vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ nhƣng không thuộc mục đích công vụ đã đƣợc giao thì vẫn xử lý vi phạm hành chính.

Trƣờng hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ đƣợc giao, thì

không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.23

Thứ năm, trách nhiệm hành chính có mối quan hệ với trách nhiệm kỷ luật. Khi cán bộ, công chức vi phạm trách nhiệm hành chính trong công vụ thì đƣợc chuyển hóa sang dạng trách nhiệm khác, còn ngoài hoạt động công vụ khi cán bộ, công chức khi vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nhƣ mọi công dân khác, ngoài ra còn bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ. Có thể thấy trách nhiệm hành chính, kỷ luật là dạng trách nhiệm không tách rời nhau.

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ (Trang 30 - 31)