Nghiêm khắc xử lý cán bộ, công chức vi phạm trách nhiệm pháp lý

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ (Trang 62 - 68)

5. Kết cấu luận văn

3.3.6.Nghiêm khắc xử lý cán bộ, công chức vi phạm trách nhiệm pháp lý

Có thể thấy việc xử lý cán bộ, công chức chƣa thực sự nghiêm khắc, mỗi vụ việc đƣợc phát hiện, mặc dù lãnh đạo các đơn vị, cơ quan có cá nhân sai phạm đều khẳng định sẽ điều tra và xử lý nghiêm theo đúng quy định, quy trình, nhƣng án kỷ luật mà hầu hết cá nhân sai phạm bị xử lý chỉ là khiển trách, cảnh cáo hoặc thuyên chuyển công tác (trừ những trƣờng hợp bị truy tố trƣớc pháp luật). Hình thức kỷ luật nhƣ bị cách chức hay cho thôi việc rất hiếm đối với cán bộ, công chức sai phạm. Vì thế cần phải xử lý nghiêm khắc hơn để tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc. Khi xử lý cán bộ, công chức cần đảm bảo sự khách quan, minh bạch, có thể xem xét hình

thức xử lý rồi gửi lên một Hội đồng đƣợc thành lập riêng biệt, tối cao để xem xét lại hình thức kỷ luật, tránh tình trạng không khách quan, duy trì nghiêm túc các chế độ sinh hoạt Đảng và công tác kỷ luật đảng viên, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giải thích văn bản pháp luật về trách nhiệm pháp lý cho cán bộ, công chức giúp họ nhận thức rõ nội dung của những văn bản pháp luật, từ đó họ tôn trọng và thực hiện đúng đắn quy định pháp luật.

Có thể thấy việc xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm khách quan, minh bạch, không vị nể là điều cần thiết hiện tại, chính vì thế cần thực hiện đúng theo tinh thần của pháp luật, không vị nể, bao che nhƣ vậy việc xử lý nghiêm cán bộ, công chức mới đạt kết quả cao.

Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức là việc rất cần thiết hiện nay, vì nước ta đang từng bước cải cách hành chính, tiến vào hội nhập quốc tế, khu vực, thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức còn nhiều thiếu sót. Chính vì thế phải thực hiện tốt các quy định pháp lực, thực hiện kiện toàn các chính sách về nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng trình độ, đời sống cho cán bộ, công chức, xử lý nghiêm minh cán bộ, công chức vi phạm, góp phần công cuộc xây dựng đất nước, tạo tiền đề hoàn thiện cơ chế bộ máy Nhà nước từng trong thời quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.

KẾT LUẬN

Với chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thì đất nƣớc ta từng bƣớc nhanh chóng bắt nhịp tiến lên thời kỳ hóa độ Chủ nghĩa xã hội, dần hoàn thiện bộ máy chính quyền, hoàn thiện pháp luật. Trong đó vấn đề cốt lõi đƣợc quan tâm hàng đầu là công tác cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức là yếu tố quyết định sự nghiệp xây dựng đất nƣớc vững mạnh. Chính vì thế để làm tốt vấn đề công tác cán bộ, công chức đòi hỏi Nhà nƣớc ta thiết lập chế độ trách nhiệm chặt chẽ, nâng cao vai trò trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc.

Chế định trách nhiệm pháp lý với tƣ cách là tổng thể quy định những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức đã xuất hiện từ lâu, từng bƣớc đƣợc hoàn thiện đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trật tự, duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập đặt ra.

Cơ sở trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức đƣợc thực hiện bởi chủ thể là cán bộ, công chức có hành vi vi phạm đến trách nhiệm pháp lý đã đƣợc Nhà nƣớc đặt ra. Trách nhiệm pháp lý đó cụ thể là bốn loại trách nhiệm đó là: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm vật chất và trách nhiệm kỷ luật.

Trách nhiệm pháp lý có nét đặc trƣng và có sự khác biệt riêng so với các loại trách nhiệm thông thƣờng vì chủ thể điều chỉnh chính là cán bộ, công chức, cơ sở trách nhiệm pháp lý chính là hành vi mà cán bộ, công chức vi phạm pháp luật, có những hành vi mà cán bộ, công chức vi phạm phải nhƣ: vi phạm về trách nhiệm đạo đức, vi phạm điều lệ của Đảng, thì cũng xem nhƣ vi phạm trách nhiệm pháp lý. Việc tăng nặng trách nhiệm của cán bộ, công chức với ngƣời dân là vấn đề hiển nhiên, do cán bộ, công chức ngoài quyền lợi còn có nghĩa vụ công vụ.

Giữa trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức với trách nhiệm chính trị và đạo đức có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trách nhiệm chính trị và trách nhiệm đạo đức có thể chuyển hóa thành trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ, công chức.

Pháp luật về trách nhiệm hình sự, vật chất và kỷ luật tƣơng đối hoàn thiện, trách nhiệm hành chính chƣa có văn bản pháp luật quy định cụ thể. Trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức là vấn đề cốt lõi chính vì vậy cần tập hợp lại, quy định chi tiết hơn tạo đƣợc sự dễ dàng trong khâu quản lý cán bộ, công chức. Cần chú trọng kiểm tra, thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý dƣới góc độ tích cực hơn.

Từ những thực tiễn nêu trên có nhiều vấn đề cần bàn luận, trong đó khâu kiểm tra, thanh tra còn yếu, ý thức pháp luật và đạo đức công vụ chƣa cao, đa số các vụ vi phạm lớn thƣờng là cán bộ, công chức có quyền hạn , chức vụ cao…

Từ những vấn đề lý luận và thực trạng về trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức hiện nay, đặc biệt trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, bối cảnh đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập vấn đề cần đặt ra là phải làm sao hoàn thiện trách nhiệm pháp lý, thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức. Đó là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng đất nƣớc, hoàn thiện bộ máy Nhà nƣớc vững mạnh./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 2. Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009

3. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007 4. Luật cán bộ, công chức năm 2008

5. Luật trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc năm 2009

6. Luật viên chức năm 2010

7. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

8. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1989 (hết hiệu lực)

9. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 (hết hiệu lực)

10. Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, sửa đổi bổ sung năm 2000, 2003 (hết hiệu lực)

11. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008 (hết hiệu lực)

12. Nghị định 35/2005/NĐ – CP Về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức (hết hiệu lực một phần)

13. Nghị định 118/2006/NĐ – CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức (hết hiệu lực một phần)

14. Nghị định 06/2010/ NĐ – CP Quy định những ngƣời là công chức

15. Nghị định 16/2010/ NĐ – CP Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc

16. Nghị định 34/2011/NĐ – CP Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức

17. Nghị định 81/2013 NĐ – CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính

18. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Danh mục sách, báo, tạp chí

1. T.S Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt nam quyển 2 phần các tội phạm, Nxb. Chính trị Quốc Gia – Sự Thật, năm 2011

2. T.S Phan Trung Hiền, Giáo trình luật hành chính Việt Nam phần 1 Những vấn đề chung của Luật hành chính, Khoa Luật – Đại Học Cần Thơ, năm 2009

3. Th.S Tạ Ngọc Hải, Một số thông tin về chế độ công vụ của Anh và Hoa Kỳ, tạp chí tổ chức Nhà nƣớc, số 11, 2009

Danh mục trang thông tin điện tử

1. Chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam, Chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam PAPI năm 2013, http://papi.vn/tai- lieu-va-so-lieu.html, [ ngày 15/09/2014 ]

2. Transparency international, corruption perceptions index,

http://www.transparency.org/cpi/results , [ngày truy cập 15/10/2014]

3. Jairo Acuña-Alfaro Cố vấn chính sách về Cải cách Hành chính và Chống tham nhũng UNDP Viet Nam, Chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam, Cải cách công vụ, tiền lương cán bộ, công chức, và cơ chế khuyến khích,

papi.vn/documents/report-library/.../CivilServiceSalaryIncentives-Vie.pd.., [ngày truy cập 15/09/2014]

4. Cựu phó tổng giám đốc BIDV lĩnh 15 năm tù, Báo điện tử Tiền phong, 2012, http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/cuu-pho-tong-giam-doc-bidv-linh-15-nam-tu- 579134.tpo, [ngày truy cập 01-10-2014]

5. Hoàng Khuê, Thẩm phán nhận hối lộ bị phạt 15 năm tù, Báo điện tử VNExpress,

2009, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tham-phan-nhan-hoi-lo-bi-phat-15-nam-tu- 2119935.html, [ngày truy cập 01 – 10 – 2014]

6. Hoàng Thùy Linh, Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính trung ƣơng, Xét xử phúc thẩm vụ án tham nhũng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông, http://noichinh.vn/cong-tac-phong-chong-tham-nhung/201409/xet-xu- phuc-tham-vu-an-tham-nhung-tai-ngan-hang-phat-trien-viet-nam-khu-vuc-dak-lak- dak-nong-295759/, [ngày truy cập 01 – 10- 2014]

7. Hiếu Minh, VOV đài tiếng nói Việt Nam, 30% công chức “có cũng như không”: Làm sao để giảm? , http://vov.vn/dien-dan/30-cong-chuc-co-cung-nhu-khong-lam-sao- de-giam-245609.vov, [ngày truy cập 01 – 10 – 2014]

8. Nguyên Thẩm phán TAND tỉnh Quảng Ninh lĩnh án 15 năm tù, Báo điện tử

Luận, 2010,

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=165865, [ngày

9. Trọng Nghĩa, Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Kiên Giang bị kỷ luật, Báo điện tử Sài Gòn giải phóng, 2014, http://www.sggp.org.vn/xaydungdang/2014/4/345703/, [ngày truy cập 01 – 10 – 2014]

10. TNO, Trang thông tin điện tử Trƣơng Tấn Sang Chủ tịch nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Tài nguyên – Môi trường phát hiện thêm nhiều vụ sai phạm đất đai tại Đà Nẵng, http://truongtansang.net/bo-tai-nguyen-moi-truong-phat-hien- them-nhieu-sai-pham-dat-dai-tai-da-nang.html, [ngày truy cập 01 – 10 – 2014]

11. Kiên Trung, Các “quan huyện” Tiên Lãng đã sai phạm như thế nào?, Báo điện tử

Vietnamnet, 2013, http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/116148/cac--quan-huyen--tien-lang- da-sai-pham-nhu-the-nao-.html%20, [ngày truy cập 01- 10 – 2014]

12. Nguyễn Hoàng Thu, Sai phạm nghiêm trọng của Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đắk Lak, Báo điện tử Việt Báo, 2007, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Sai-pham- nghiem-trong-cua-Pho-cuc-truong-Cuc-Thue-tinh-Dak-Lak/45230282/218/, [truy cập 01 – 10- 2014]

13. Đức Vinh, Tuyên án 23 bị cáo vụ sai phạm đất ở Ang Giang, Báo điện tử Tuổi trẻ,

2013, http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20131101/tuyen-an-23-bi-cao-vu-sai-pham-dat- dai-o-an-giang/577775.html, [ngày truy cập 01 – 10 – 2014]

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ (Trang 62 - 68)