5. Kết cấu luận văn
2.1.4. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm nghiêm khắc, điều chỉnh tất cả cá nhân có năng lục hành vi, giúp cho mọi ngƣời nhận thức đƣợc rằng trách nhiệm hình sự không loại trừ một ai nếu có vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý và ngƣời nào có chức vụ, quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng cao. Chính vì điều chỉnh tất cả đối tƣợng có năng lực hành vi nên không có nguyên tắc riêng biệt, dƣới đây là nguyên tắc chung của trách nhiệm xử lý hình sự:
Thứ nhất, mọi hành vi phạm tội phải đƣợc phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.
Thứ hai, mọi ngƣời phạm tội đều bình đẳng trƣớc pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngƣỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Nghiêm trị ngƣời chủ mƣu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lƣu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; ngƣời phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.
Thứ ba, đối với ngƣời lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.
Thứ tư, đối với ngƣời bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành ngƣời có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.
Thứ năm, ngƣời đã chấp hành xong hình phạt đƣợc tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lƣơng thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì đƣợc xóa án tích.
Trong tình hình hiện nay, đấu tranh chống các tội phạm liên quan đến cán bộ, công chức đang là một trong những vấn đề cấp thiết của Đảng và Nhà nƣớc nhằm củng cố bộ máy nhà nƣớc, thiết lập trật tự, kỷ cƣơng xã hội, khôi phục lòng tin, uy tín của Đảng và Nhà nƣớc trƣớc toàn thể nhân dân. Thực tế đã chỉ ra, các tội phạm về chức vụ không chỉ gây thiệt hại lớn cho tài sản của Nhà nƣớc, tài sản của công dân, mà còn là nguồn gốc sinh ra các tội phạm khác làm phá vỡ trật tự quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Nghiêm trọng hơn, các tội phạm mà đối tƣợng tội phạm là cán bộ, công chức sẽ gây mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa, xu hƣớng phạm tội của cán bộ, công chức ngày nay tăng dần, biến chất và phức tạp vì vậy trong quá trình phòng ngừa, đấu tranh, chống các loại tội phạm liên quan đến cán bộ, công chức phải khách quan, minh bạch, không vị nể, xử lý công bằng, tránh trƣờng hợp oan sai, bao che.