Nguyên tắc trách nhiệm vật chất

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ (Trang 39 - 40)

5. Kết cấu luận văn

2.3.3. Nguyên tắc trách nhiệm vật chất

25 Nghị định 118/2006 NĐ – CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức, Điều 10, khoản 1, điểm d.

Thứ nhất, nguyên tắc kịp thời, công khai, đúng pháp luật. Đây là nguyên tắc chung, trong quá trình xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức cần phải tuân thủ nguyên tắc này, nguyên tắc này còn thể hiện đƣợc sự khách quan, dân chủ.

Thứ hai, nguyên tắc tiến hành trên cơ sở thƣơng lƣợng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thƣờng với ngƣời bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ. Nguyên tắc này thể hiện đƣợc ý chí các bên, đúng bản chất của lĩnh vực dân sự là bình đẳng, thỏa thuận, tạo điều kiện các bên cùng có lợi, có thể thấy nguyên tắc này kế thừa quy định luật dân sự, mang quan điểm tiến bộ.

Thứ ba, nguyên tắc đƣợc trả một lần bằng tiền, trừ trƣờng hợp các bên có thoả thuận khác. Nguyên tắc này khi áp dụng cần xác định đƣợc mức độ thiệt hại, trong trƣờng hợp cán bộ, công chức không thể bồi thƣờng một lần thì có thể bồi thƣờng theo từng phần bằng cách trừ % lƣơng đến khi bồi thƣờng xong, trƣờng hợp cơ quan quản lý cán bộ, công chức có thể bồi thƣờng cho cán bộ, công chức và cán bộ, công chức có nghĩa vụ hoàn trả lại cho cơ quan quản lý mình.

Thứ tư, nguyên tắc miễn trách nhiệm bồi thƣờng vật chất, miễn bồi thƣờng trách nhiệm vật chất trong các trƣờng hợp sau:

Do lỗi của ngƣời bị thiệt hại, ngƣời bị thiệt hại che giấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc, do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.27

Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại do cán bộ, công chức còn thể hiện tại Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thƣờng Nhà nƣớc năm 2009 và Điều 3 Nghị định 118/2006/ NĐ – CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức.

Nhƣ vậy, ở trƣờng hợp này khi xảy ra thiệt hại, cá nhân cán bộ, công chức không bồi thƣờng thì cơ quan quản lý cán bộ, công chức có nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại, hay đồi tƣợng bị thiệt hại phải tự chịu thiệt hại xảy ra ở trƣờng hợp bất khả kháng, đây là một điểm bất cập của quy định cần đƣợc quy định cụ thể, vì đối với trƣờng hợp bất khả kháng thì ngƣời bị hại không biết đƣợc sự kiện xảy ra ảnh hƣởng đến mình và trái với ý trí của ngƣời bị hại.

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)