Các hình thức xử lý kỷ luật cán bộ

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ (Trang 48 - 49)

5. Kết cấu luận văn

2.4.5.1. Các hình thức xử lý kỷ luật cán bộ

Tùy theo mức độ, tính chất mà cán bộ vi phạm mà có hình thức xử lý phù hợp. Các hình thức xử lý kỷ luật cán bộ gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức và bãi nhiệm, cụ thể từng hình thức vẫn còn quy định tại Nghị định 35/2005/NĐ – CP Về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, Nghị định này hƣớng dẫn Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, sửa đổi năm 2000,2003, trong khi đó Luật cán bộ, công chức năm 2008 là luật điều chỉnh vấn đề cán bộ, công chức và cũng có phần giải thích thuật ngữ về các hình thức xử lý kỷ luật. nhƣng chƣa quy định hƣớng dẫn rõ ràng đối với đối tƣợng là cán bộ vì thế chƣa có sự hợp lý. Trong khi đó đối tƣợng là công chức đã quy định cụ thể từng hình thức theo Nghị định 34/2011/ NĐ – CP Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.

Cụ thể các hình thức đƣợc quy định nhƣ sau:

Hình thức khiển trách (Điều 20 Nghị định 35/2005 NĐ – CP Về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức) áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật lần đầu nhƣng ở mức độ nhẹ.

32 Nghị định 34/2011 Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, Điều 7, khoản 1.

Hình thức cảnh cáo (Điều 21 Nghị định 35/2005 NĐ – CP Về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức) áp dụng đối với cán bộ, công chức đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhƣng khuyết điểm có tính chất thƣờng xuyên hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhƣng có tính chất tƣơng đối nghiêm trọng; vi phạm lần đầu nhƣng liên quan đến tƣ cách, phẩm chất của cán bộ, công chức, làm ảnh hƣởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm nghĩa vụ cán bộ, công chức liên quan đến trách nhiệm rèn luyện, học tập, kỷ cƣơng, tác phong của cán bộ, công chức; làm giả hồ sơ, lý lịch và sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp nhƣng chƣa gây hậu quả; vi phạm ở mức độ nhẹ quy định những việc cán bộ, công chức không đƣợc làm.

Hình thức cách chức (Điều 24 Nghị định 35/2005 NĐ – CP Về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức) áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ có hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng không thể để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ đƣợc giao.

Hình thức bãi nhiệm đƣợc quy định nhƣng chƣa chi tiết nhƣng là hình thức cao nhất, nghiêm khắc nhất trong các loại hình thức xử lý kỷ luật cán bộ.

Vậy nên cần có sự điều chỉnh kịp thời trong quá trình áp dụng xử lý kỷ luật cán bộ tránh đƣợc sự phức tạp, tạo rõ ràng hơn về quy định hình thức xử lý kỷ luật cán bộ.

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)