Phƣơng thức, thủ đoạn phạm tội trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 38 - 42)

CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

2.3.1. Phƣơng thức, thủ đoạn phạm tội trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng trị gia tăng

Người phạm tội trong lĩnh vực kinh tế thường tìm ra các khiếm khuyết trong cơ chế quản lý kinh tế, các sơ hở của pháp luật để có phương thức hoạt động phù hợp. Như trên đã trình bày, để khuyến khích xuất khẩu, Nhà nước ta đã cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản, được phép khấu trừ thuế và hoàn thuế đầu vào từ 1% đến 5% trên giá trị hàng hoá mua vào từ người trực tiếp sản xuất không có hoá đơn. Chính sơ hở này đã tạo điều kiện trực tiếp cho tội phạm hoạt động.

Để nắm bắt được các thông tin, họ đến các cửa khẩu vùng biên giới, nơi mà hoạt động xuất, nhập khẩu diễn ra thường xuyên, nhộn nhịp, ở đây có những người chuyên mua, bán hợp đồng xuất khẩu khống. Thực chất hợp đồng này là

một tờ giấy trắng có sẵn chữ ký và con dấu của doanh nghiệp nước ngoài. Người mua, bán hợp đồng xuất khẩu thường rất am hiểu chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước, thậm chí chúng còn hướng dẫn người mua hợp đồng cách thức hoàn thiện hồ sơ xin hoàn thuế, truyền đạt lại kinh nghiệm cho những người mua hợp đồng. Người mua hợp đồng điền đầy đủ các điều khoản như: khối lượng, giá cả, phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng... Đối với những hợp đồng xuất khẩu khống hoàn toàn (tức hoàn toàn không có hàng xuất khẩu), người phạm tội tìm cách mua chuộc, hối lộ cán bộ Hải quan để xác nhận khống hàng xuất khẩu. Đối với hàng xuất khẩu khống một phần (tức có hàng xuất khẩu ít nhưng muốn có xác nhận Hải quan về lượng hàng xuất khẩu nhiều hơn), người phạm tội có thể thực hiện theo một trong hai cách sau: thứ nhất, cách thức thực hiện như trường hợp xuất khẩu khống hoàn toàn; thứ hai, nguỵ trang các lô, kiện hàng như có hàng thật. Ví dụ: để một ít mực khô vào bao tải chứa cỏ khô để xuất khẩu mực; đổ hai lít tinh dầu lên thùng phi nước lã để xuất khẩu tinh dầu. Nếu cán bộ Hải quan không phát hiện ra thì đương nhiên lượng hàng xuất khẩu đó được xác nhận. Nếu bị phát hiện, họ hối lộ cán bộ Hải quan để cho qua.

Bước tiếp theo là mua hoá đơn giá trị gia tăng và lập bảng kê thu mua hàng hoá để chứng tỏ có hàng đầu vào. Người phạm tội tìm rất đúng các địa chỉ bán hoá đơn giá trị gia tăng, đó là các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Hoá đơn giá trị gia tăng bao gồm cả hoá đơn mua hàng hoá, hoá đơn vận chuyển và các hoá đơn dịch vụ khác (nếu có). Kèm theo đó, người phạm tội còn lập các phiếu xuất, nhập kho, giấy tạm ứng tiền mặt... tức là phải hoàn thiện chu trình về chứng từ, hoá đơn từ lúc mua hàng đến lúc xuất khẩu hàng qua biên giới. Đối với những người mới lập hồ sơ xin hoàn thuế lần đầu, do chưa có kinh nghiệm và am hiểu pháp luật, họ tìm cách liên hệ với cán bộ Thuế để hướng dẫn cách làm sao cho đúng qui trình, qui định của pháp luật.

Trường hợp gia công hàng xuất khẩu, nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì phương thức hoạt động có khác, nguồn hàng đầu vào là hàng nhập

khẩu, do đó, để tăng tiền thuế giá trị gia tăng đầu vào phải tăng lượng hàng nhập khẩu. Điều này dễ dàng được thực hiện khi có sự tiếp tay của cán bộ Hải quan về xác nhận số lượng, chủng loại, tỉ lệ gia công... Có trường hợp, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh nhưng vẫn có được xác nhận của Hải quan về nhập sản phẩm để gia công xuất khẩu. Vi phạm chính trong lĩnh vực Hải quan chủ yếu là nhập khẩu và xuất khẩu thực tế ít hơn so với khai báo Hải quan để tăng tiền thuế đầu vào được hoàn.

Trong lĩnh vực ngân hàng: thủ đoạn chủ yếu là tự nộp tiền vào tài khoản của chính doanh nghiệp mình cho hàng xuất khẩu khống.

Thông thường, bộ hồ sơ giả xin hoàn thuế giá trị gia tăng bao gồm:

- Hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài, nội dung hợp đồng có thể giả một phần hoặc hoàn toàn. Có hợp đồng mang con dấu của doanh nghiệp nước ngoài nhưng doanh nghiệp này chưa bao giờ tồn tại ở quốc gia đó;

- Bảng kê thu mua hàng ở những địa chỉ không có thật;

- Vận tải đơn đường biển giả, các loại giấy tờ có xác nhận khống của cán bộ Hải quan;

Ngoài ra, ở doanh nghiệp còn lưu giữ hoá đơn giả, hoá đơn, phiếu xuất kho, nhập kho... của việc mua bán hàng hoá, dịch vụ không có thật.

Một số thủ đoạn khác đi kèm như: lợi dụng sự yếu kém về trình độ và sự thiếu trách nhiệm của cán bộ Hải quan trong việc kiểm hoá, cán bộ Thuế trong việc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế; lợi dụng qui định về thời hạn giải quyết hoàn thuế: Mục IV Phần D Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng qui định: ”Đối với đối tượng áp dụng hoàn thuế trước, kiểm tra sau: thời hạn giải quyết hoàn thuế tối đa là 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo qui định.” và “Đối với đối tượng áp dụng kiểm tra, thanh tra tại cơ sở trước khi hoàn thuế: thời hạn giải quyết hoàn thuế tối đa là 60 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo

qui định.” Thời gian như vậy là không đủ để kiểm tra toàn bộ hồ sơ cũng như giấy tờ, sổ sách tại doanh nghiệp.

Tội phạm chủ yếu tập trung ở các cơ sở kinh doanh xuất, nhập khẩu, cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu với các nước như: Trung Quốc, Lào, Campuchia. Các đơn vị kinh doanh vi phạm ngoài doanh nghiệp nhà nước còn có các Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, bởi đây là những loại hình doanh nghiệp đang được phát triển, mở rộng, ít chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý.

Luật Thuế giá trị gia tăng là một trong những luật thuế mới, ra đời cùng với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngay từ khi mới ra đời, Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sự đồng tình ủng hộ của các cơ sở kinh doanh, đa số đều tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật thuế. Trong năm đầu tiên thực hiện (năm 1999), tổng số tiền hoàn thuế khống mà ngành Thuế phát hiện ra mới chỉ ở con số 679 triệu đồng. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp cũng như cơ quan Thuế còn lúng túng, chưa có sự nhận thức đầy đủ về cơ chế hoàn thuế, chỉ có một phần nhỏ trong số tiền hoàn thuế là có mục đích chiếm đoạt.

Năm 2001, Tổng cục Thuế kiểm tra 1.262 doanh nghiệp được hoàn thuế thì phát hiện đến 493 đơn vị vi phạm qui định về hoàn thuế, đã thu về cho ngân sách Nhà nước 40 tỉ đồng [2,2].

Chỉ điểm qua một số số liệu về hoàn thuế của hai năm (1999 và 2001), chúng ta đã thấy tội phạm trên lĩnh vực này đã và đang ngày càng gia tăng với tính chất nghiêm trọng hơn. Nếu trước đây, tiền hoàn thuế khống chỉ dừng ở con số vài trăm triệu đồng, thì nay, một doanh nghiệp có thể được hoàn thuế khống tới hàng tỉ đồng, thậm chí hàng chục tỉ đồng trong một vụ án.

Khác với các loại hình tội phạm kinh tế khác, tập trung chủ yếu ở một số địa bàn trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh... , tội phạm hoạt động trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng ngoài những thành phố lớn, còn tập trung ở các khu vực đồng bằng Nam bộ, các tỉnh

có thế mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản như: Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Trị, Tây Ninh, An Giang...

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 38 - 42)