GIẢI PHÁP TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 83 - 89)

5. Lợi dụng chính sách hoàn thuế để trốn thuế.

3.4.GIẢI PHÁP TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Như trên đã trình bày, các biện pháp xử phạt vi phạm trong lĩnh vực in, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn mới chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính, trong khi hậu quả do những vi phạm này gây ra rất nghiêm trọng. Không những thế, các hành vi mua, bán, làm giả hoá đơn còn tạo điều kiện cho các vi phạm khác như buôn lậu, thất thoát tiền vốn trong xây dựng cơ bản làm cho công trình kém chất lượng, tham ô tài sản, gian lận thương mại... Có ý kiến cho rằng, đối với hành vi mua, bán, làm giả hoá đơn nên truy cứu trách nhiệm hình sự theo

tội Cố ý làm trái các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ Luật hình sự năm 1999). Nếu chỉ có hành vi mua, bán, làm giả hoá đơn thì không thể trực tiếp gây ra hậu quả nghiêm trọng. Những hành vi này phải đi kèm với những hành vi khác như lập bảng kê khống, có giấy tờ xác nhận khống của Hải quan về hàng xuất khẩu ... thì mới gây ra hậu quả nghiêm trọng, vì vậy, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý làm trái các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, việc bổ sung các điều luật vào Bộ Luật hình sự hiện hành các tội có liên quan đến vi phạm về hoá đơn là điều hết sức cần thiết. Chúng tôi đề nghị bổ sung một số điều luật như sau:

Điều ... Tội mua, bán, cho, nhận hoá đơn

1. Người nào không mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ mà có một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a. Mua, bán hoá đơn có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;

b. Mua, bán, cho, nhận hoá đơn mà giá trị ghi trên hoá đơn từ năm triệu đồng trở lên;

c. Đã bị xử phạt hành chính về hành vi mua, bán, cho, nhận hoá đơn mà tiếp tục vi phạm;

d. Đã bị kết án tù về tội này chưa được xoá án tích mà tiếp tục vi phạm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hoá đơn là chứng từ được in sẵn thành mẫu, in từ máy tính tiền, in thành vé có mệnh giá theo qui định của Nhà nước, xác nhận khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ.

Hoá đơn ở đây là hoá đơn hợp pháp, tức hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc do tổ chức, cá nhân tự in và phát hành đã được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

Để xác định hành vi mua, bán hoá đơn là hợp pháp hay không, chúng ta cần xem xét chủ thể của quan hệ mua, bán này. Nếu là hành vi mua, bán hợp pháp thì bên bán là Bộ Tài chính, tức chủ thể là Nhà nước. Bên mua, nhận là tổ chức, cá nhân được phép mua hoá đơn sau khi có đầy đủ điều kiện theo qui định của Nhà nước. Nếu bên bán không phải là Nhà nước thì bên mua dù là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, hành vi mua, bán hoá đơn đều là bất hợp pháp.

Các yếu tố cấu thành của tội mua, bán, cho, nhận hoá đơn :

- Khách thể: xâm phạm sự độc quyền của Nhà nước về phát hành hoá đơn và sự độc quyền của Nhà nước về cho phép phát hành hoá đơn.

- Khách quan: bao gồm hai loại hành vi: mua, nhận và bán, cho

+ Hành vi bán, cho: xé, cắt liên 2 hoá đơn ra khỏi quyển hoá đơn mà không ghi hoặc lập hoá đơn (liên 2) mà hoàn toàn không có sự mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ; trao hoá đơn cho bên mua, bên nhận và nhận tiền (nếu là hành vi bán hoá đơn)

+ Hành vi mua, nhận: nhận hoá đơn và thanh toán tiền cho bên bán theo sự thoả thuận của hai bên (nếu là hành vi mua hoá đơn).

- Chủ thể: người từ đủ 16 tuổi trở lên (khoản 1, 2, 3) và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi (khoản 2, 3) có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Chủ quan: lỗi cố ý

Đối tượng của hành vi mua, bán, cho, nhận hoá đơn là liên 2 hoá đơn. Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi hành vi xé, cắt liên 2 hoá đơn bắt đầu được thực hiện đối với hoá đơn trắng hoặc người viết hoá đơn đã ghi đầy đủ thông tin theo các chỉ tiêu trên hoá đơn đối với hoá đơn đã được lập và tờ hoá đơn đó chưa được cắt, xé ra khỏi quyển hoá đơn. Thời điểm được coi là tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người cắt, xé hoá đơn là ai (chỉ phụ thuộc vào năng lực chủ thể của tội phạm), có mặt người mua, người bán, người cho, người nhận

ở đó hay không, người mua đã trả tiền hay chưa, số lượng hoá đơn được mua, bán, cho, nhận; đến thời điểm cắt, xé liên 2 hoá đơn (đối với hoá đơn trắng) hoặc thời điểm lập xong liên 2 hoá đơn (đối với hoá đơn đã được lập) mà hoàn toàn không có hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi giữa hai bên.

Điều ... Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lƣu hành hoá đơn giả

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành hoá đơn giả thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hoá đơn giả là hoá đơn không do tổ chức, cá nhân có quyền in và phát hành.

Các yếu tố cấu thành của tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành hoá đơn giả:

- Khách thể: xâm phạm sự độc quyền của Nhà nước về in, phát hành hoá đơn; xâm phạm qui định của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân được phép tự in hoá đơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khách quan: các hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành hoá đơn giả + Hành vi làm giả bao gồm: vẽ hoá đơn giả, sao chụp, tạo bản in và in hoá đơn giả.

+ Hành vi tàng trữ là hành vi cất giấu bằng những thủ đoạn khác nhau nhằm trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.

+ Hành vi vận chuyển, lưu hành là chuyển đi tìm nơi tiêu thụ, tìm cách đưa hoá đơn giả ra thị trường dưới hình thức bán, cho.

- Chủ thể: người từ đủ 16 tuổi trở lên (khoản 1, 2, 3) và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi (khoản 2, 3) có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Chủ quan: lỗi cố ý

Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi tờ hoá đơn giả đầu tiên được làm ra (đối với hành vi làm giả hoá đơn). Nếu đối tượng mới chỉ chuẩn bị các công cụ, phương tiện, nguyên liệu cho việc làm giả hoá đơn thì tội phạm chưa hoàn thành và đối tượng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Điều ... Tội lập hoá đơn chênh lệch giá trị

1. Người nào mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ mà có một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a. Lập hoá đơn có giá trị chênh lệch giữa các liên của cùng một số hoá đơn mà tổng giá trị chênh lệch của các số hoá đơn đã được lập từ năm triệu đồng trở lên. b. Đã bị xử phạt hành chính về hành vi lập hoá đơn có chênh lệch giá trị giữa các liên của cùng một số hoá đơn mà tiếp tục vi phạm.

c. Đã bị kết án tù về tội này chưa được xoá án tích mà tiếp tục vi phạm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Các yếu tố cấu thành của tội lập hoá đơn chênh lệch giá trị:

- Khách thể: xâm phạm những qui định của Nhà nước về quản lý, sử dụng hoá đơn, cụ thể là trong việc lập hoá đơn. Theo qui định của Bộ Tài chính, việc lập hoá đơn phải giống nhau hoàn toàn về số lượng, khối lượng và giá trị giữa các liên của cùng một số hoá đơn.

- Khách quan: bao gồm hai hành vi

+ Hành vi mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ xảy ra trước. Đây là điều kiện để phân biệt với hành vi mua, bán, cho, nhận hoá đơn.

+ Hành vi lập hoá đơn xảy ra sau. Đa số các trường hợp, liên 2 hoá đơn có giá trị cao hơn các liên còn lại. Việc lập hoá đơn chênh lệch thường theo yêu cầu bên mua hàng.

+ Về phía người bán có thể xảy ra các trường hợp sau :

a- Lập hoá đơn (liên 1) có khối lượng (số lượng) và giá trị hàng hoá, dịch vụ đúng với thực tế đã mua, bán, trao đổi.

b- Lập hoá đơn (liên 1) có khối lượng (số lượng) và giá trị hàng hoá, dịch vụ ít hơn thực tế đã mua, bán, trao đổi. Nếu hành vi này có đủ yếu tố cấu thành tội phạm của tội Trốn thuế thì người bán còn bị truy tố về tội Trốn thuế.

c- Lập hoá đơn (liên 2) có khối lượng (số lượng) và giá trị hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi nhiều hơn thực tế theo yêu cầu của bên mua.

d- Bỏ trắng liên 2 hoá đơn để người mua tự ghi.

Như vậy, thực tế sẽ xảy ra một trong bốn trường hợp sau: - Hành vi (a) cùng hành vi (c);

- Hành vi (a) cùng hành vi (d); - Hành vi (b) cùng hành vi (c); - Hành vi (b) cùng hành vi (d).

+ Về phía người mua: nếu người bán bỏ trắng liên 2 hoá đơn thì người mua báo giờ cũng ghi khối lượng (số lượng) và giá trị hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi nhiều hơn thực tế để tăng thuế đầu vào.

Trên đây là điều kiện cần của mặt khách quan tội này. Điều kiện đủ là phải có giá trị chênh lệch từ 5 triệu đồng trở lên. Giá trị chênh lệch này không phụ thuộc vào số lượng tờ hoá đơn được xuất ra. Nếu người bán xuất một tờ hoá đơn hoặc xuất nhiều tờ hoá đơn mà giá trị chênh lệch của tờ hoá đơn đó hoặc tổng giá trị của những tờ hoá đơn đó chênh lệch với liên 1 từ 5 triệu đồng trở lên thì hành vi này đủ điều kiện về mặt khách quan của tội lập hoá đơn chênh lệch.

- Chủ thể: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi (khoản 2, 3) và người từ đủ 16 tuổi trở lên (khoản 1, 2, 3) có năng lực trách nhiệm hình sự.

Ngoài việc bổ sung các điều luật trên, cơ quan Công an cần tăng cường phối hợp với cơ quan Thuế tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, điều tra các vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để thu hồi đến mức cao nhất số tiền thuế bị chiếm đoạt. Trong thời gian tới, cơ quan Công an cần tập trung hoàn thành việc điều tra, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân truy tố trước pháp luật các vụ án nhằm giáo dục và răn đe những người khác, đồng thời chú trọng công tác tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đấu tranh với những tội phạm này.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 83 - 89)