GIẢI PHÁP TRONG LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 75 - 77)

5. Lợi dụng chính sách hoàn thuế để trốn thuế.

3.2. GIẢI PHÁP TRONG LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT DOANH NGHIỆP

NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT DOANH NGHIỆP

Có thể nói, bộ ba Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng và Bộ Luật Hình sự còn có những lỏng lẻo, từ đó hạn chế khả năng điều chỉnh của cơ quan Nhà nước đối với những hành vi vi phạm, trong khi chưa xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong và sau đăng ký kinh doanh. Hầu như Luật Doanh nghiệp quá chú trọng đến khía cạnh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà quan tâm chưa đúng mức đến chế tài, ràng buộc nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, tách khâu soát xét thành lập doanh nghiệp với công tác quản lý thuế. Chỉ thị số 17/2002/CT-TTg ngày 2/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thi hành Luật Doanh nghiệp chỉ đạo một số việc mà các Bộ, Ngành phải làm để tiếp tục thi hành Luật Doanh nghiệp, trong đó yêu cầu các ngành Công an, Toà án, Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành Thông tư liên tịch về xác định nhân thân người thành lập doanh nghiệp. Cho đến nay, Thông tư này vẫn chưa được ra đời.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, có tới hơn 80% doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính. Do đó, cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh là Sở Kế hoạch và đầu tư không nắm được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Lý do mà hầu hết các doanh nghiệp đưa ra để biện minh cho việc không nộp hoặc nộp chậm báo cáo tài chính là lộ bí mật kinh doanh, báo cáo tài chính còn quá phức tạp... Chính phủ đã có chỉ đạo tại công văn số 103/VPCP-ĐMDN ngày 7/1/2002, công văn nêu rõ: “...tạm thời chưa thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp chưa nộp báo cáo tài chính”. Tuy nhiên, sự nhượng bộ nào cũng chỉ có giới hạn, không thể là cái cớ để doanh nghiệp ỷ lại không nộp báo cáo tài chính. Thực tế, Sở Kế hoạch và đầu tư Gia Lai đã chính thức công bố rút giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của 13 doanh nghiệp thuộc loại chây ỳ hoặc có quá nhiều vi phạm Luật Doanh nghiệp. Kết quả hậu kiểm này cho thấy ý thức chấp hành Luật Doanh nghiệp của các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân chưa cao, trong khi công tác hậu kiểm của cơ quan cấp

phép còn nhiều bất cập. Để quản lý chặt chẽ doanh nghiệp, chúng tôi kiến nghị cần thực hiện một số việc sau:

1. Sửa đổi Luật Doanh nghiệp về các điều kiện đăng ký kinh doanh, qui định rõ

về lý lịch tư pháp đối với người đứng đầu doanh nghệp, về thẩm định hồ sơ trước khi cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, phải kiểm tra năng lực pháp luật, năng lực hành vi, khả năng tài chính, khả năng quản lý doanh nghiệp của các đối tượng đăng ký thành lập doanh nghiệp. Việc kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay liên quan tới hàng chục Bộ Luật, Luật, Pháp lệnh. Nếu giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật thiếu hiểu biết pháp luật thì rất dễ dẫn đến vi phạm. Vì vậy, yêu cầu về trình độ của người đứng đầu doanh nghiệp cần được xem xét, qui định cụ thể.

2. Chính phủ cần ban hành qui chế phối hợp giữa cơ quan Thuế và cơ quan cấp

đăng ký kinh doanh để kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc nộp thuế và sử dụng hoá đơn. Giữa các Bộ, Ngành cần phải có những qui định rất cụ thể về cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cũng như nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp những biến động tập trung về một đầu mối. Ngoài những khiếm khuyết về mặt chính sách, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này đã bộc lộ những yếu kém, bất cập về tư duy, đòi hỏi phải thay đổi cách làm truyền thống hiện nay. Do công nghệ thông tin đóng một vai trò ngày càng quan trọng, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sẽ giảm đi gánh nặng cho các nhà quản lý. Để giám sát được doanh nghiệp, đòi hỏi cơ quan quản lý phải có được những thông tin chính xác về doanh nghiệp từ lúc thành lập đến lúc chấm dứt hoạt động. Lý tưởng nhất là chia sẻ dữ liệu phong phú từ nhiều ngành có liên quan. Mặc dù chúng ta đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, nhưng vẫn chưa có qui định thống nhất về lĩnh vực này. Những nơi mà doanh nghiệp đi qua đều để lại dấu ấn, từ lúc đăng ký kinh doanh đến vay vốn ở ngân hàng, ký hợp đồng với đối tác, nộp thuế ở kho bạc... Thế nhưng, chỉ riêng về mã số, mỗi ngành sử dụng một mã số khác nhau, rất khó quản lý. Chính phủ

cần có qui định về mã số doanh nghiệp. Trước mắt, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo Sở Kế hoạch và đầu tư xây dựng ngay trang Web thông tin về tình hình doanh nghiệp. Cơ sở dữ liệu của trang Web này được lấy từ nhiều nguồn: Công an, Toà án, Viện Kiểm sát, cơ quan Thuế, chính quyền địa phương ... Sở Kế hoạch và đầu tư các tỉnh được nối mạng với nhau và với Bộ Kế hoạch và đầu tư. Như vậy, Sở Kế hoạch và đầu tư các địa phương đều nắm được thông tin, căn cứ vào đó để có thể không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho những đối tượng mà pháp luật không cho phép. Nguồn thông tin cập nhật này sẽ góp phần hạn chế ngay từ đầu những mầm mống tiêu cực, quản lý chặt chẽ tình hình đăng ký kinh doanh và hoạt động sau đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý chuyên ngành (Cục Thuế, Sở Thương mại, Sở Công nghiệp ... ) nên thành lập bộ phận quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, phối hợp với phòng Kế hoạch – kinh tế của các quận, huyện trên địa bàn để kiểm tra, cập nhật thông tin, kịp thời phát hiện doanh nghiệp “ma”.

3. Đối với doanh nghiệp có qui mô lớn, ngành Kế hoạch và đầu tư nên quản lý

bằng sơ đồ (như ngành Thuế đã làm khi bán hoá đơn cho doanh nghiệp). Biện pháp này sẽ ngăn chặn được nhiều doanh nghiệp “ma” chuyên lừa đảo.

4. Sau hậu kiểm, nếu thấy số vốn đăng ký là khống thì theo Nghị định

37/2003/NĐ-CP ngày 10/4/2003 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh, mức phạt cao nhất là 10 triệu đồng. Đối với những hành vi vi phạm gây thiệt hại cho Nhà nước hàng tỉ đồng thì mức phạt 10 triệu đồng chưa đủ tính răn đe. Đối với cơ quan Thuế, vấn đề chứng thực vốn kinh doanh cần và dứt khoát phải được khả thi hoá, trước khi đăng ký kinh doanh hoặc trước khi được cơ quan Thuế cấp mã số thuế.

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)