Ngành Công an

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 61 - 63)

3. Vi phạm về thay đổi nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh: đăng ký số vốn kinh doanh không có tên cổ đông (ngoài một số cổ đông lớn có tên), chỉ ghi: các cổ

2.4.3.Ngành Công an

Trước tình hình tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, Bộ Công an đã có nhận định, đánh giá sát với thực tế để chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ trong cả nước tổ chức tốt công tác nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm, góp phần bảo vệ tài sản Nhà nước.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ, Công an các địa phương đã tích cực điều tra, khám phá. Kết quả đạt được là: năm 1999 phát hiện 3 vụ; năm 2000 phát hiện 17 vụ; năm 2001 phát hiện 64 vụ; năm 2002 phát hiện 88 vụ.

Đây chỉ là những vụ đã phát hiện được. Thực tế còn tiềm ẩn nhiều hơn nữa. Tính đến hết năm 2002, Công an các địa phương đã điều tra 172 vụ vi phạm, điển hình là các lực lượng và địa phương:

- Cục Cảnh sát kinh tế: 16 vụ với tổng giá trị thiệt hại khoảng 140 tỉ đồng; - Công an Hà Nội: 08 vụ với tổng giá trị thiệt hại khoảng 14,5 tỉ đồng; - Công an Hải Phòng: 13 vụ với tổng giá trị thiệt hại khoảng 47,8 tỉ đồng; - Công an Lạng Sơn: 09 vụ với tổng giá trị thiệt hại khoảng 58 tỉ đồng; - Công an Hải Dương: 11 vụ với tổng giá trị thiệt hại khoảng 29 tỉ đồng; Với những vụ án đã khởi tố điều tra, ngành Công an đã phát hiện ra số tiền hoàn thuế đã rõ là vi phạm: 242 tỉ đồng/354 tỉ đồng số tiền thuế đã hoàn. Số tiền thuế có dấu hiệu vi phạm tiếp tục cần được làm rõ là 62 tỉ đồng. Số tiền đã thu hồi được là 44 tỉ đồng [14,5].

Tháng 9/2002, Bộ Công an đã tổ chức hai hội nghị để đánh giá và rút kinh nghiệm trong công tác đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng. Trên cơ sở những kiến nghị tại hai hội nghị này, Bộ Công an đã đề xuất với Chính phủ, Bộ Tài chính những biện pháp để chấn chỉnh, bịt kín các sơ hở trong chính sách, pháp luật về thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế giá trị gia tăng: bãi bỏ qui định khấu trừ khống theo tỉ lệ % đối với hàng hoá mua vào không có hoá đơn giá trị gia tăng.

Từ năm 1999 đến hết năm 2002, lực lượng Công an đã phát hiện 352 vụ mua bán hoá đơn giá trị gia tăng, điển hình là vụ Lê Quang Lợi - giám đốc công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại Lạng Sơn mua bán hoá đơn giá trị gia tăng, lập khống hồ sơ hoàn thuế và chiếm đoạt 23 tỉ đồng.

Những khó khăn mà lực lượng Công an gặp phải trong quá trình đấu tranh là: * Do sơ hở của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Doanh nghiệp mà các cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế không nắm được hết các đối tượng mà mình đang quản

lý. Lực lượng Công an không thể giám sát được hết mọi hoạt động của các cơ sở kinh doanh.

* Tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế thường liên quan đến nhiều doanh nghiệp, tổ chức, nhiều địa phương trong cả nước. Khi bị phát hiện, người phạm tội thường bỏ trốn. Mặt khác, sự phối hợp giữa các ngành chưa đồng bộ nên hiệu quả đấu tranh chưa cao.

* Việc xử lý đối với những hành vi mua bán, làm giả và sử dụng hoá đơn giả không đủ tính răn đe và chưa được qui định trong Bộ Luật hình sự. Ngành Công an dù có cố gắng đến đâu thì cũng chỉ như “ném đá ao bèo”.

* Biên chế cho lực lượng trực tiếp làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế còn mỏng, trong khi đó số vụ án ngày càng nhiều. Một số cán bộ nhận thức chưa đầy đủ về Luật Thuế giá trị gia tăng.

Dưới sự chỉ đạo của Ban Nội chính trung ương, các ngành Công an, Toà án, Viện kiểm sát đã họp bàn để thống nhất đường lối xử lý vi phạm. Kết quả là Toà án đã xét xử một số vụ như:

- Vụ Công ty sản xuất và chế biến tinh dầu Hà Nội: phạt Nguyễn Viết Thìn, giám đốc công ty 8 năm tù giam.

- Vụ Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội: phạt Đặng Thị Ngọc Lan, phó phòng kế toán công ty 8 năm tù giam. Một số đối tượng khác như Vũ Đức Hiền, Trần Duy Tuấn 7 năm tù giam.

- Vụ xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu I (thuộc công ty ong trung ương: phạt Lê Minh Sơn, phó giám đốc xí nghiệp 14 năm tù giam.

Đến nay chưa có cán bộ nào của ngành Thuế bị khởi tố vì liên quan đến chiếm đoạt tiền hoàn thuế nhưng có rất nhiều dấu hiệu cho thấy sự thông đồng, nhận hối lộ để chấp nhận hoàn thuế theo đề nghị của những người có hành vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế.

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 61 - 63)