Vấn đề khấu trừ thuế đầu vào và hoàn thuế luôn làm cho ngành Thuế phải quan tâm đến Chúng tôi xin khái quát các hành vi gian lận hoàn thuế

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 77 - 81)

5. Lợi dụng chính sách hoàn thuế để trốn thuế.

3.3.1.Vấn đề khấu trừ thuế đầu vào và hoàn thuế luôn làm cho ngành Thuế phải quan tâm đến Chúng tôi xin khái quát các hành vi gian lận hoàn thuế

trong trường hợp này là làm gia tăng thuế đầu vào được khấu trừ và thu nhỏ thuế đầu ra của doanh nghiệp, cụ thể:

- Tăng thuế đầu vào được khấu trừ của doanh nghiệp bằng việc sử dụng hoá đơn mua hàng không có thực (một phần hoặc toàn bộ).

- Tăng thuế đầu vào được khấu trừ bằng cách biến các loại thuế đầu vào không được khấu trừ thành các loaị thuế đầu vào được khấu trừ.

- Tăng thuế đầu vào được khấu trừ bằng cách lập bảng kê khống để được khấu trừ theo tỉ lệ Nhà nước cho phép.

- Giảm thuế đầu ra bằng việc sử dụng các hoá đơn không có thực. - Chuyển thủ tục tiêu thụ hàng nội địa thành thủ tục hàng xuất khẩu.

Việc chống gian lận trong sử dụng hoá đơn để hoàn thuế giá trị gia tăng là một vấn đề nan giải. Thị trường hoá đơn bất hợp pháp vẫn tồn tại. Các hiện tượng gian lận hoá đơn ngày càng tinh vi, năng lực kiểm tra, đối chiếu hoá đơn của cơ quan Thuế các cấp còn nhiều bất cập. Biện pháp xử lý gian lận hoá đơn có cải thiện nhưng chưa tương thích với qui mô và mức độ vi phạm. Hoá đơn phải được đa dạng hoá để phù hợp với tất cả các loại hình trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đồng thời phải điều chỉnh các chính sách tài chính, chính sách thương mại để người mua và bán đều thấy được quyền lợi của mình khi nhận hoặc xuất hoá đơn. Đối với những bảng kê mua hàng có bất hợp lý về vùng nguyên liệu hay địa bàn sản xuất thì phải kiên quyết loại bỏ.

Do tính pháp lý của văn bản qui định chế độ sử dụng hoá đơn thấp hơn các văn bản pháp luật khác đã ban hành. Trước đây, chúng ta mới chỉ có Pháp lệnh Kế toán và Thống kê. Những qui định trong Pháp lệnh này về hoá đơn còn chung chung, thiếu cụ thể. Ngày 26/6/2003, Chủ tịch nước đã công bố Luật Kế toán. Luật Kế toán qui định tương đối đầy đủ về quản lý và sử dụng hoá đơn. Việc sử dụng hoá đơn bất hợp pháp đã gây tác hại to lớn trong lĩnh vực thuế, tài chính...

Có ý kiến cho rằng, hoá đơn tự in có nhiều ưu điểm, ít bị lợi dụng nên cần mở rộng. Đến nay, cả nước đã có hơn 1.700 doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự in.

Việc sử dụng hoá đơn tự in đảm bảo chủ động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế đã xảy ra trường hợp, một doanh nghiệp làm giả hoá đơn tự in của doanh nghiệp khác. Sau khi bị phát hiện, doanh nghiệp bị làm giả hoá đơn tự in đã thông báo với cơ quan Thuế xin rút việc sử dụng hoá đơn tự in và mua hoá đơn của Bộ Tài chính. Điều này cho thấy doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự in đã chủ động tìm biện pháp bảo vệ hoá đơn của mình. Song cũng cần phải lưu ý rằng, chúng ta chưa có một cuộc khảo sát chính thức về tình trạng giả mạo hoá đơn tự in nên cần thận trọng mở rộng loại hình này. Vấn đề cần phải cân nhắc ở đây là:

Thứ nhất, hoá đơn tự in không thể thay thế toàn bộ cho hoá đơn của Bộ Tài chính.

Thứ hai, với hàng chục ngàn doanh nghiệp, không tính đến hơn một triệu hộ kinh doanh cá thể, giả sử các doanh nghiệp này đều sử dụng hoá đơn tự in thì người mua hàng và cán bộ thuế làm thế nào để biết được hoá đơn giả hoặc hoá đơn chưa được ngành Thuế chấp thuận. Ngành Thuế cần đánh giá lại tình trạng sử dụng hoá đơn tự in để có hướng xử lý kịp thời, phù hợp.

Ngành Thuế cần có kiến nghị lên Chính phủ về cơ chế quản lý đảm bảo bất kỳ người mua hàng nào cũng cần phải lấy hoá đơn. Việc này không chỉ đơn thuần bằng cách tuyên truyền ý thức tuân thủ pháp luật mà phải đưa ra được các lợi ích cho người mua hàng khi lấy hoá đơn. Có ý kiến cho rằng nên áp dụng biện pháp “xổ số” hoá đơn, đây chỉ là biện pháp tạm thời, về lâu dài không thể thực hiện được, bởi chi phí cho hoạt động này tương đối lớn song lại không có nguồn thu từ chính nó như các loại hình xổ số khác. Chúng tôi kiến nghị nên xem xét việc giảm thuế giá trị gia tăng trực tiếp cho các đối tượng chịu thuế khi người mua hàng lấy hoá đơn, không nên trừ trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Các bước thực hiện như sau:

1. Người bán phải niêm yết giá, bao gồm giá chưa có thuế giá trị gia tăng và thuế

suất. Điều này phù hợp với Pháp lệnh Giá ngày 8/5/2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội: ”Tổ chức, cá nhân phải niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại cửa hàng,

nơi giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ, nơi giao dịch mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ; việc niêm yết giá phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng”. Và “đối với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qui định và mua, bán đúng giá đã niêm yết”.

2. Phát hành thẻ giảm thuế cho người mua hàng. Thẻ này có số sê ri trùng với số

sê ri trên hoá đơn giá trị gia tăng. Ví dụ: trên hoá đơn ghi thuế suất 10%, thẻ giảm thuế ghi được giảm 3%. Tuỳ từng loại hàng hoá, dịch vụ mà mức giảm thuế khác nhau. Nếu người mua hàng lấy hoá đơn thì sẽ nhận được thẻ giảm thuế.

3. Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân đều được biết. Khi mua hàng, họ sẽ đỏi hỏi người bán phải xuất hoá đơn cùng với thẻ giảm thuế.

4. Cán bộ Thuế được quyền kiểm tra đột xuất các nơi bán hàng hoặc nơi giao dịch bán hàng hoá, dịch vụ. Nếu cửa hàng không niêm yết giá công khai, không ghi mức thuế suất hàng hoá, dịch vụ, không ghi đúng mức thuế suất, ghi hoá đơn không đúng hoặc số sê ri thẻ giảm thuế đã xuất không trùng với số sê ri hoá đơn đã xuất thì cán bộ Thuế được quyền lập biên bản và báo cáo cơ quan Thuế. Nếu vi phạm ít nghiêm trọng thì người bán bị xử phạt hành chính. Nếu vi phạm nghiêm trọng thì cơ quan Thuế sẽ thu hồi toàn bộ số hoá đơn và thẻ giảm thuế còn lại, đồng thời đình chỉ việc bán hoá đơn hoặc đình chỉ việc sử dụng hoá đơn tự in, đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư rút đăng ký kinh doanh, chuyển hồ sơ sang các cơ quan bảo vệ pháp luật để tiếp tục điều tra. Thanh tra thuế có quyền kiểm tra tại những nơi bán hàng hoặc nơi giao dịch để hạn chế sự thông đồng của cán bộ Thuế với người bán.

Khi người mua hàng không lấy hoá đơn thì họ vẫn phải thanh toán cả tiền thuế cho người bán, song cơ quan Thuế lại không kiểm soát được. Người bán sẽ chiếm đoạt số tiền thuế này. Có ý kiến cho rằng, áp dụng thẻ giảm thuế, cách tính thuế sẽ phức tạp hơn do có nhiều mức thuế suất, ngân sách Nhà nước bị

giảm đi. Bù lại, chúng ta hoá đơn hoá được các hoạt động mua bán, Nhà nước kiểm soát được các hoạt động này. Chúng ta chấp nhận mất 3% tiền thuế còn hơn là mất 10%. Ngành Thuế dù có tăng biên chế để tăng cường kiểm tra, giám sát cũng không thể nào kiểm soát hết được các đối tượng nộp thuế của mình. Việc phát hành thẻ giảm thuế chính là xã hội hoá công tác kiểm tra. Người mua hàng là người giám sát người bán lập hoá đơn. Hành vi đòi hoá đơn từ người bán là góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước thì Ngân sách Nhà nước cũng nên thưởng lại cho người mua hàng, có vậy mới khuyến khích người mua hàng lấy hoá đơn, đồng thời tạo cho người mua thói quen lấy hoá đơn. Áp dụng biện pháp này, không những chúng ta quản lý chặt hoá đơn mà còn góp phần hạn chế tình trạng buôn lậu và các vi phạm khác có liên quan đến hoá đơn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 77 - 81)