TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1 Tội phạm đã bị phát hiện (Tội phạm rõ)

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 30 - 33)

2.2.1. Tội phạm đã bị phát hiện (Tội phạm rõ)

Số liệu tội phạm đã bị phát hiện là số lượng tội phạm đã xảy ra trong một phạm vi nhất định và trong một khoản thời gian nhất định mà các cơ quan chức năng đã biết, đã thụ lý và tiến hành giải quyết theo pháp luật tố tụng. Sự biết của các cơ quan chức năng thể hiện ở chỗ, những thông tin về tội phạm đã được các cơ quan này tiếp nhận và tiến hành giải quyết, xử lý theo pháp luật. Tuy nhiên, việc xử lý theo pháp luật hiện hành còn phụ thuộc vào những tình tiết xảy ra tội phạm và những tình huống liên quan đến chủ thể của tội phạm. Nói cách khác, việc xử lý tội phạm tuỳ thuộc vào sự bắt đầu hay kết thúc của tội phạm đã xảy ra như thế nào. Tội phạm đã bị phát hiện là một bộ phận quan trọng khi xem xét tội phạm nói chung và tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng nói riêng. Sau đây là một số số liệu về các vụ án hình sự và vụ án về chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng từ năm 2000 đến hết năm 2002.

Bảng 2.1: So sánh số vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng đã đƣợc xét xử sơ thẩm với tổng số vụ án hình sự đƣợc xét xử sơ thẩm

từ năm 2000 đến hết năm 2002 [33,2-3] Năm Vụ án hình sự chiếm đoạt tiền Vụ án lừa đảo

hoàn thuế GTGT

So sánh %

Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo 2000 49.195 72.904 0 0 0 0 2001 48.815 71.069 0 0 0 0 2002 43.851 62.269 17 104 0,04 0,17 Tổng số 141.861 206.242 17 104 0,01 0,05

(Nguồn: Toà án nhân dân tối cao)

Bảng 2.2: So sánh số vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng đã đƣợc xét xử sơ thẩm với số vụ án hình sự trong lĩnh vực kinh tế

đƣợc xét xử sơ thẩm từ năm 2000 đến hết năm 2002 [33,3-4] Năm Vụ án hình sự trong lĩnh vực kinh tế Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế

GTGT

So sánh %

Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo 2000 859 1.885 0 0 0 0 2001 662 1.190 0 0 0 0 2002 661 1.129 17 104 2,57 9,21 Tổng số 2.182 3.504 17 104 0,78 2,97

(Nguồn: Toà án nhân dân tối cao)

Qua hai bảng so sánh trên, chúng ta thấy số vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế được đưa ra xét xử chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số các vụ án hình sự. Nguyên nhân khách quan: do tình hình chung việc xét xử các vụ án hình sự của Toà án các cấp là chậm; Luật Thuế giá trị gia tăng mới ra đời nên nhận thức của cán bộ công tác tại các cơ quan tiến hành tố tụng chưa đầy đủ dẫn đến việc giải quyết vụ án còn kéo dài; phạm vi điều tra rộng, trải dài từ Bắc tới Nam, từ các tỉnh đồng bằng đến các tỉnh miền núi, vụ việc liên quan tới nhiều cơ quan khác nhau, thậm chí liên quan tới các đối tác nước ngoài; do việc điều tra còn phụ thuộc vào việc xác minh, đối chiếu hoá đơn của ngành Thuế mà công tác này còn

chưa kịp thời, chưa chính xác nên thời gian điều tra bị kéo dài; vụ án về chiếm đoạt tiền hoàn thuế mới xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Luật Thuế giá trị gia tăng, kinh nghiệm phòng, chống với loại tội phạm này của các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa có nhiều Nguyên nhân chủ quan: do sự can thiệp của một số cơ quan (cơ quan Thuế, Hải quan) có cán bộ thuộc diện cần được điều tra, làm rõ (bảng phân tích thành phần bị cáo trong vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ cho thấy rõ hơn).

Bảng 2.3 : So sánh thành phần bị cáo đƣợc đƣa ra xét xử sơ thẩm trong vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng

từ năm 2000 đến hết năm 2002 Năm Tổng số bị cáo Trong đó Lãnh đạo DNNN Lãnh đạo DNTN Cán bộ

Hải quan Cán bộ Thuế Thành phần khác Số bị cáo So sánh % Số bị cáo So sánh % Số bị cáo So sánh % Số bị cáo So sánh % Số bị cáo So sánh % 2000 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2001 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2002 104 10 9,62 28 26,92 0 0 0 0 62 63,46 T.số 104 10 9,62 28 26,92 0 0 0 0 62 63,46 (Nguồn: Toà án nhân dân tối cao)

Số bị cáo là lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước chiếm 35% so với số bị cáo là lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước thường ưu tiên cho các doanh nghiệp của mình chức năng xuất, nhập khẩu, do vậy doanh nghiệp nhà nước có nhiều điều kiện hơn để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Những người lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước lại rất biết “hợp tác” với các doanh nghiệp tư nhân trong việc mua, bán hoá đơn giá trị gia tăng, do việc quản lý lỏng lẻo những doanh nghiệp này của các cơ quan quản lý nhà nước. Lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước còn lợi dụng việc mua hoá đơn để rút tiền của Nhà nước, tham ô tài sản, tăng chi phí đầu vào để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi dụng sự thiếu kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng

mà các doanh nghiệp tư nhân đã biến hoá đơn tài chính như các loại hàng hoá thông thường khác, tự do mua, bán, tuỳ tiện lập hoá đơn.

Rất nhiều vụ án cho thấy có dấu hiệu tiếp tay của cán bộ Hải quan, cán bộ Thuế nhưng chưa có cán bộ nào của hai cơ quan này bị đưa ra xét xử, hiện tại, mới chỉ có cán bộ Hải quan bị khởi tố đang nằm trong diện điều tra. Cán bộ Thuế mới chỉ dừng lại ở mức độ được xử lý nội bộ. Trách nhiệm này thuộc về cơ quan chủ quản và cả cơ quan tiến hành tố tụng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 30 - 33)