Ngành Hải quan

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 63 - 66)

3. Vi phạm về thay đổi nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh: đăng ký số vốn kinh doanh không có tên cổ đông (ngoài một số cổ đông lớn có tên), chỉ ghi: các cổ

2.4.4. Ngành Hải quan

Luật Hải quan có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2002. Nhìn chung, Luật Hải quan đã giải quyết cơ bản những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý

Nhà nước về Hải quan, tạo thông thoáng, thuận lợi và đảm bảo tăng cường quản lý đối với hoạt động xuất, nhập khẩu, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Công tác kiểm tra sau thông quan là một nghiệp vụ mới của ngành Hải quan được triển khai từ giữa năm 2002. Công tác này tạo đã tạo sự nhanh chóng trong việc làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, đồng thời là giải pháp giám sát, đảm bảo tính trung thực của doanh nghiệp trong khai báo của mình.

Hiện nay, tại Hải quan các địa phương đều có bộ phận kiểm tra sau thông quan. Tính đến hết quí I/2003, toàn ngành Hải quan có 477 công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan, trong đó có 137 người được đào tạo nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan. Trong năm 2002, toàn ngành đã thực hiện được sáu cuộc kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp với số thuế phải truy thu 25 tỉ đồng. Số thuế phải truy thu do xử lý các bộ hồ sơ có vấn đề tại cơ quan Hải quan là hơn 34 tỉ đồng [33,2].

Trên thực tế, việc hậu kiểm của ngành Hải quan chưa được phổ biến, chưa phát huy hết hiệu quả do vẫn trong tình trạng “dò dẫm, làm thử” và các cơ chế hoạt động chưa đựơc khai thông. Văn bản trực tiếp hướng dẫn hậu kiểm là Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ qui định về đối tượng chịu sự kiểm tra sau thông quan đã bỏ lọt nhiều chủ thể liên quan gián tiếp đến thương mại quốc tế như: người nhập khẩu uỷ thác, hãng vận tải, ngân hàng, bảo hiểm... Do vậy, việc triển khai nghiệp vụ sau thông quan trong bối cảnh hàng xuất, nhập khẩu với lưu lượng lớn, cơ sở vật chất yếu kém sẽ càng không đồng bộ và kém hiệu quả. Các vấn đề cần xác minh phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan thường phức tạp, kéo dài và hầu hết đều liên quan đến phía nước ngoài. Ngay trong nội bộ ngành, công tác phối hợp thu thập thông tin còn bất cập. Nhiều trường hợp khi cần xác minh thông tin từ ngân hàng, đại lý hãng tàu... lực lượng kiểm tra sau thông quan đành bó tay.

Văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan qui định về hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá, Chi cục trưởng chi cục Hải quan phải căn cứ vào quá trình

chấp hành pháp luật của chủ hàng. Thông tin chấp hành pháp luật hiện chủ yếu giới hạn trong lĩnh vực vi phạm hành chính hải quan mà chưa có nhiều thông tin về vi phạm pháp luật khác. Điều này gây nên tình trạng bất hợp lý và thiếu công bằng về mức độ đối xử.

Một qui định khác của Tổng cục Hải quan cũng gây vướng mắc, đó là: nếu lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định hình thức kiểm tra là miễn kiểm tra, đồng thời ký xác nhận đã làm thủ tục hải quan vào tờ khai hải quan thì coi như hàng đã thông quan. Thực tế đã có trường hợp lợi dụng qui định này để xuất khẩu khống hoặc xuất ít, khai nhiều. Điển hình là Công ty gỗ Tân Mai (doanh nghiệp nhà nước tại Đồng Nai), tờ khai hải quan của Công ty ghi xuất khẩu 260 bộ bàn ghế nhưng thực tế chỉ có 01 bộ, xuất khống 259 bộ. Qua kiểm tra 77 bộ tờ khai xuất khẩu, hải quan Đồng Nai đã phát hiện 48 lần công ty xuất khống hàng hoá. Công ty gỗ Tân Mai đã bị phạt và truy thu trên 1,6 tỉ đồng, đồng thời bị tước quyền ưu đãi miễn kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu.

Qua hơn một năm thực hiện, ngành Hải quan đã kiểm điểm, rút kinh nghiệm về công tác kiểm tra sau thông quan. Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp lợi dụng chế độ ưu đãi miễn kiểm tra thực tế để xuất khẩu khống, nhập khẩu lậu. Ngành Hải quan không thể kiểm tra tất cả các doanh nghiệp trước và sau thông quan. Đây thực sự là khó khăn lớn của ngành Hải quan.

Những vướng mắc trên đã gây khó khăn và làm giảm hiệu quả cho công tác kiểm tra sau thông quan và tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng khai khống hàng hoá xuất khẩu để hưởng chính sách hoàn thuế. Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo tăng cường kiểm tra đột xuất đối với các doanh nghiệp được áp dụng miễn kiểm tra thực tế. Nếu doanh nghiệp nào bị phát hiện lợi dụng được hưởng hình thức miễn kiểm tra thực tế để xuất khẩu không đúng với khai báo hải quan thì ngay sau đó không được hưởng hình thức này nữa và sẽ chịu sự kiểm tra toàn bộ đối với những lô hàng tiếp sau. Đối với doanh nghiệp gia công xuất khẩu, nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, nếu đã bị phát hiện lợi dụng việc được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc kiểm tra theo tỉ lệ để xuất khẩu thiếu hoặc

nhập thừa so với khai báo thì các đơn vị hải quan phải tiến hành kiểm tra, rà sóat lại toàn bộ các hồ sơ đã hoàn thuế nhập khẩu của các doanh nghiệp này. Cơ quan Hải quan không chấp nhận văn bản xin điều chỉnh hàng hoá thực tế xuất khẩu khi hải quan cửa khẩu bắt đầu kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra theo tỉ lệ hoặc đã quyết định kiểm tra đột xuất lô hàng đối với trường hợp được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. Đối với trường hợp có nghi vấn, cơ quan Hải quan phải tiến hành kiểm tra ngay hoặc phối hợp với cơ quan Thuế địa phương để kiểm tra tại doanh nghiệp hoặc trưng cầu tại cơ quan giám định chuyên ngành. Đây được coi là biện pháp mạnh của ngành Hải quan để ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm.

Sau khi cơ quan Hải quan ký tên, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” lên tờ khai hải quan thì hàng hoá mới đủ điều kiện để xuất khẩu chứ chưa đủ căn cứ để xác định hàng hoá đã thực xuất khẩu hay chưa. Trên thực tế, có những lô hàng làm xong thủ tục xuất khẩu nhưng hàng hoá không ra khỏi biên giới mà lại quay vòng về nội địa. Đơn cử, xí nghiệp than Hòn Gai xuất khẩu than bằng đường biển nộp hồ sơ xin hoàn thuế giá trị gia tăng. Qua kiểm tra, cơ quan Thuế đã phối hợp với cơ quan Hải quan phát hiện doanh nghiệp có làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá nhưng không làm thủ tục xuất cảnh phương tiện, không chứng minh được hàng đã thực xuất. Vì vậy, hồ sơ xin hoàn thuế không được chấp nhận và doanh nghiệp phải truy nộp lại thuế đầu ra theo thuế suất tiêu thụ nội điạ. Đối với trường hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển, cơ quan Thuế cần lưu ý kiểm tra thêm thủ tục xuất cảnh cho phương tiện thực tế vận chuyển hàng hoá.

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)