Tổ chức công tác phối hợp chặt chẽ trong và ngoài ngành, đi đôi với tăng cường cơ sở vật chất hiện đại.

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 92 - 96)

cường cơ sở vật chất hiện đại.

Trong ngành Tài chính, đó là quan hệ với cơ quan Thuế, các cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp, thanh tra tài chính... Hiện tại, chúng ta đang phải chấp nhận một thực tế là: không phải cán bộ, công chức Hải quan nào làm nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan cũng có khả năng kiểm tra, xét đoán chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính. Người bạn đồng hành của Hải quan là cơ quan Thuế với đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ kế toán thông thạo sẽ là chỗ dựa vững chắc cho các đoàn kiểm tra sau thông quan. Trong đoàn kiểm tra sau thông quan nên có một thành viên là cán bộ chuyên quản thuế của doanh nghiệp được kiểm tra. Khi đó, mọi hành vi gian lận trốn thuế hoặc lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế dù tinh vi đến đâu cũng bị phát hiện. Xét trên các mặt pháp lý, nghiệp vụ, lợi ích quốc gia và thực tiễn thì hoàn toàn hợp lý.

Ngoài ngành Tài chính, cơ quan Hải quan còn phải phối hợp với Ngân hàng. Sự phối hợp này thể hiện trên các mặt: thông tin về chủng loại sản phẩm hàng hoá xuất, nhập khẩu, giá cả... Quan hệ Hải quan – Doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở luật định. Nói cách khác, đây là mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước có trách nhiệm thực thi pháp luật với các tổ chức kinh tế có nhiệm vụ chấp hành pháp luật. Quan hệ Doanh nghiệp – Ngân hàng là quan hệ kinh doanh, tự nguyện và bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Các thông tin tiền tệ thanh toán qua ngân hàng là một kênh số liệu có độ tin cậy cao, có giá trị pháp lý trong việc kiểm tra trị giá tính thuế hàng xuất, nhập khẩu của ngành Hải quan. Các thông tin của ngân hàng rất cần thiết cho Hải quan trong việc tăng thu cho ngân sách nhà nước. Mối quan hệ Hải quan – Ngân hàng còn thiếu hành lang pháp lý để

ngành Hải quan có điều kiện làm tốt hơn nữa nhiệm vụ cuả mình. Nhà nước đã có các văn bản (Nghị định 54/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ, Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày 21/11/2000 của Chính phủ và Thông tư số 02/2001/TT- NHNN ngày 4/4/2001 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam) qui định về chế độ bảo mật các thông tin ngân hàng, theo đó: các thông tin liên quan đến giao dịch gửi, rút tiền, chuyển tiền và tài sản của khách hàng... được hệ thống ngân hàng quản lý theo chế độ tài liệu mật. Trong số các đối tượng được phép yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin không có cơ quan Hải quan. Để tạo dựng mối quan hệ hợp tác Hải quan – Ngân hàng, cần có một văn bản pháp qui tầm cỡ Thông tư liên Bộ Tài chính – Ngân hàng nhà nước để giải quyết những vướng mắc trên.

Việc tăng cường trang bị hệ thống thông tin, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ các khâu kiểm tra là hết sức quan trọng. Lực lượng Hải quan cần phải được trang bị các phương tiện kiểm tra như máy kiểm tra các loại hàng hoá, thước đo chuyên dùng, camera, máy soi... để đáp ứng các yêu cầu đặt ra.

Một công tác nữa mà ngành Hải quan cần triển khai mở rộng, đó là triển khai hình thức đại lý thủ tục hải quan. Đại lý thủ tục hải quan đã được hình thành trong thực tế hoạt động xuất, nhập khẩu cách đây vài năm dưới dạng một chuỗi dịch vụ giao nhận kho vận ngoại thương. Doanh nghiệp, cá nhân được thay mặt chủ hàng xuất, nhập khẩu khai báo và làm thủ tục hải quan. Năm 1999, Tổng cục Hải quan đã xây dựng Qui chế tạm thời triển khai thí điểm hình thức này, song nó chưa đồng bộ và đầy đủ, thể hiện ở chỗ:

- Chưa phân định được trách nhiệm giữa doanh nghiệp xuất, nhập khẩu và doanh nghiệp làm đại lý khi có sai sót trong quá trình làm thủ tục hải quan.

- Các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu chưa thấy được lợi ích thực sự khi thông qua các đại lý để làm thủ tục hải quan.

Tổng cục Hải quan cần xây dựng đề án ”Đại lý thủ tục hải quan”, trong đó nêu rõ tiêu chí được thành lập doanh nghiệp đại lý; quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, cơ quan Hải quan; chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp đại lý... Sau khi đề án này được phê duyệt, Tổng cục Hải quan cần xây dựng kế

hoạch triển khai, có thí điểm từng vừng, từng địa bàn, sau đó sơ kết rút kinh nghiệm và triển khai rộng rãi. Một lợi ích nữa của việc thông qua đại lý làm thủ tục hải quan là giúp các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu khai báo hải quan qua mạng do các đại lý sẵn sàng đầu tư đường truyền, máy móc... Vướng mắc cơ bản ở đây là chưa có đủ cơ sở pháp lý về chứng từ điện tử và chữ ký điện tử, trang thiết bị chưa tương xứng với khối lượng công việc. Do đó, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu và cơ quan Hải quan gặp nhiều khó khăn như: vẫn phải gửi bộ hồ sơ bằng giấy đến cơ quan Hải quan, hiện tượng nghẽn mạch do nhiều doanh nghiệp tham gia truyền số liệu, virut xâm nhập làm mất số liệu, chưa có biện pháp bảo mật khi số liệu được truyền trên mạng... Ngành Hải quan cần sớm khắc phục những vướng mắc trên. Khai báo hải quan điện tử là xu hướng tất yếu của hải quan các nước trong tương lai.

Tại công văn số 6062/TCHQ-GSQL ngày 3/12/2002 của Tổng cục Hải quan về xác nhận thực xuất hàng xuất khẩu hoàn thuế giá trị gia tăng, điểm 4 qui định: “Yêu cầu Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường công tác giáo dục, kiểm tra nội bộ, nếu phát hiện có cán bộ sai phạm, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc tiêu cực tiếp tay cho các đối tượng để gian lận tiền thuế của Nhà nước thì phải xử lý nghiêm minh. Nếu sau này các cơ quan pháp luật phát hiện có sự tiêu cực của cán bộ liên quan đến các hồ sơ xuất khẩu thì Cục trưởng phải chịu trách nhiệm”. Qui định này nhằm nâng cao trách nhiệm cá nhân của Cục trưởng và từng cán bộ Hải quan. Trước hàng loạt các vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng mà đến tháng 12/2002, Tổng cục Hải quan mới ra văn bản chấn chỉnh, nhưng muộn còn hơn không. Vụ án đang được điều tra hơn hai mươi cán bộ Hải quan cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) là bài học đắt giá cho ngành Hải quan về công tác cán bộ.

Cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật Hải quan thì bị cơ quan Hải quan xử phạt. Ngược lại, cán bộ, cơ quan Hải quan vi phạm pháp luật Hải quan có bị xử phạt không (?). Một vi phạm nhỏ của cán bộ Hải quan cũng có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Khi đó, ai bù đắp thiệt hại cho doanh nghiệp hay doanh

nghiệp phải tự gánh chịu mà lỗi hoàn toàn không phải của doanh nghiệp. Chính phủ cần bổ sung hoặc xây dựng mới văn bản điều chỉnh lĩnh vực còn thiếu này, đảm bảo sự công bằng trước pháp luật.

3.6. GIẢI PHÁP TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

Qui định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước chưa chấp nhận thanh toán hàng xuất khẩu bằng tiền Campuchia, trong khi đó, hoạt động xuất khẩu tại biên giới Tây Nam rất nhộn nhịp. Điều này góp phần khó khăn cho quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu, Nhà nước bị thất thu thuế. Trước mắt Ngân hàng Nhà nước cần qui định về phương thức, điều kiện và đồng tiền thanh toán hàng hoá xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia, phù hợp với đặc điểm tình hình xuất, nhập khẩu ở khu vực này, đồng thời cần mở rộng thêm nhiều hình thức thanh toán khác phù hợp với thông lệ quốc tế như hàng đổi hàng, bù trừ công nợ, thanh toán ba bên... (thanh toán hàng đổi hàng, bù trừ công nợ để trả nợ thay Nhà nước, Chính phủ đã có qui định riêng), đây là những vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải.

Về nguyên tắc, Ngân hàng Nhà nước đồng ý với quan điểm là cần đưa điều kiện thanh toán qua Ngân hàng đối với hàng hoá xuất khẩu nói chung và xuất khẩu biên mậu nói riêng để đảm bảo quản lý ngoại hối theo đúng qui định hiện hành và quản lý chặt chẽ đối với hoạt động xuất khẩu, hoàn thuế giá trị gia tăng. Ngân hàng Nhà nước đề nghị, nên áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0% và khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào cho hàng hoá xuất khẩu biên mậu, được thanh toán bằng tiền mặt (ngoại tệ mạnh) theo giấy phép và qui định của Ngân hàng Nhà nước. Quan điểm của Bộ Tài chính lại cho rằng, đối với trường hợp xuất khẩu biên mậu thanh toán bằng ngoại tệ mạnh thì Ngân hàng Nhà nước không nên mở rộng và chỉ cấp giấy phép một cách hạn chế cho một số đối tượng cần khuyến khích để tránh tình trạng gian lận trong hoàn thuế. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần có sự phối hợp trong việc ban hành các văn bản để giải quyết những vướng mắc một cách toàn diện và đồng bộ.

Lâu nay, chúng ta thường hiểu đối tượng của tuyên truyền, giáo dục nội dung các Luật Thuế là những người nộp thuế. Chúng ta cần phải thay đổi lại quan niệm, trước hết, cần phải tuyền truyền, giáo dục cho chính cán bộ Thuế.

Theo quan điểm trước đây, đối tượng nộp thuế được coi là những người vi phạm pháp luật tiềm năng. Cơ quan Thuế triển khai rất nhiều biện pháp để có thể ngày càng kiểm soát chặt chẽ hơn các đối tượng nộp thuế. Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, đối tượng nộp thuế thường khôn ngoan hơn cơ quan chức năng, vì vậy các biện pháp kiểm tra, giám sát ít mang lại hiệu quả tối ưu.

Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu coi đối tượng nộp thuế như những khách hàng chứ không phải là người vi phạm pháp luật tiềm năng. Việc quản lý của cơ quan Thuế chính là cung cấp những phương tiện cho mọi người dân, kể cả những đối tượng nộp thuế và những đối tượng không nộp thuế thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Cơ quan Thuế cần giảm đến mức tối đa những thủ tục hành chính rườm rà, yêu cầu từ phía người dân quá nhiều thông tin; đồng thời cần chú trọng tăng cường các hoạt động phục vụ những đối tượng này. Những dịch vụ đó phải giúp cho mọi người dân, đặc biệt là đối tượng nộp thuế dễ ghi nhận, dễ báo cáo, dễ thanh toán, cụ thể là:

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)