bộ, công chức Hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan.
Hiện tại, Tổng cục Hải quan đã thành lập Cục Kiểm tra sau thông quan, cấp Cục có phòng Kiểm tra sau thông quan. Công tác kiểm tra sau thông quan đòi hỏi cán bộ Hải quan phải có kiến thức chuyên môn của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, vì vậy phải biên soạn tài liệu đào tạo riêng biệt, phù hợp. Mục tiêu đặt ra là phải đạt 100% cán bộ, công chức Hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu.
Đối tượng kiểm tra chủ yếu của nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan là các chứng từ thương mại quốc tế, các ghi chép ngân hàng, chứng từ và sổ kế toán. Các chứng từ này là sản phẩm trực tiếp của các nghiệp vụ chuyên ngành đã đạt tới trình độ chuẩn hoá trên phạm vi toàn cầu. Liệu có mâu thuẫn, bất cập không nếu như chính những người thực hiện các cuộc kiểm tra lại chưa được chuẩn hoá về kiến thức cũng như phương pháp kiểm tra.
Để tránh giẫm chân lên cái vòng luẩn quẩn thiếu nhất quán, ngành Hải quan cần nhanh chóng đưa nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan phát huy tác dụng tích cực trong việc phát hiện và ngăn chặn những tiêu cực, gian lận thương mại. Tư tưởng chuẩn hoá các hoạt động của nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan phải được thể hiện rõ nét trong từng bài giảng nghiệp vụ của chương trình đào tạo cán bộ, trong mỗi văn bản chỉ đạo nghiệp vụ và trong mỗi loại ấn chỉ được sử dụng
trong quá trình thực hiện một cuộc kiểm tra sau thông quan. Thực hiện chuẩn hoá nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan ngay từ đầu là con đường ngắn nhất, đúng hướng giúp cho kiểm tra sau thông quan nhanh chóng trở thành lực lượng chuyên nghiệp cao, hiện đại, hoạt động minh bạch, trong sáng và ngang tầm với các đồng nghiệp quốc tế.