Thẩm quyền của cơ quan Thuế trong việc kiểm tra nhân thân trƣớc khi bán hoá đơn

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 82 - 83)

5. Lợi dụng chính sách hoàn thuế để trốn thuế.

3.3.4.Thẩm quyền của cơ quan Thuế trong việc kiểm tra nhân thân trƣớc khi bán hoá đơn

trƣớc khi bán hoá đơn

Theo qui định tại Điểm 1, Mục V, Phần B Thông tư số 120/2002/TT- BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính, cơ quan Thuế phải kiểm tra nhân thân của người đứng đầu tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, tức xác minh lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, theo các qui định tại Bộ Luật dân sự hiện hành (Điều 20, 21, 24) thì khi xác minh về nhân thân của công dân phải đảm bảo đủ các yếu tố: người đứng đầu tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không mắc bệnh tâm thần, không nghiện ma tuý... Ngoài ra còn các yếu tố khác liên quan đến nhân thân như: có đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự không (?), có bị toà án tước quyền hành nghề kinh doanh không (?), có thuộc một trong tám đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Điều 9 Luật Doanh nghiệp không (?). Mặt khác, khi xác minh lý lịch tư pháp hay nhân thân của một công dân theo qui định tại Điều 34 Bộ Luật dân sự thì việc thu thập, công bố thông tin, tài liệu về nhân thân của công dân phải được sự đồng ý của cá nhân đó, trừ trường hợp thu thập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện theo qui định của pháp luật.

Cơ quan Thuế trước khi bán hoá đơn lần đầu phải có đủ các thông tin về nhân thân của người đứng đầu tổ chức, cá nhân kinh doanh theo các nội dung

nêu trên. Đây là một việc làm hết sức khó khăn nếu như không muốn nói là không thể thực hiện được. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính pháp lý thì phải có văn bản (biên bản làm việc, biên bản kiểm tra nhân thân...) có xác nhận đầy đủ của các cá nhân có liên quan (người được xác minh lý lịch tư pháp, cán bộ xác minh, chính quyền cấp cơ sở), tài liệu này làm cơ sở để khẳng định bán hoặc không bán hoá đơn, ngoài ra còn phải xác minh để cung cấp cho các cơ quan Thuế địa phương khác khi có yêu cầu.

Thông tin do chủ cơ sở kinh doanh và chính quyền cấp cơ sở cung cấp thường thiếu độ tin cậy. Người đứng đầu tổ chức, cá nhân kinh doanh không bao giờ cung cấp hết về nhân thân họ nếu thấy bất lợi. Chính quyền cơ sở cũng không thể cung cấp chính xác, vì theo Thông tư số 120/2002/TT-BTC không qui định chính quyền cơ sở phải phối hợp với cơ quan Thuế trong việc kiểm tra nhân thân các đối tượng.

Việc xác minh, kiểm tra nhân thân của người đứng đầu tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh là không thể thực hiện được, do cơ quan Thuế không đủ thẩm quyền. Nếu bắt buộc phải có kết quả kiểm tra về nhân thân trước khi bán hoá đơn thì vô hình chung cán bộ Thuế phải gánh chịu trách nhiệm nặng nề không đáng có và không có tính khả thi. Việc kiểm tra nhân thân phải được tiến hành trước khi cơ sở được cấp đăng ký kinh doanh. Do Luật Doanh nghiệp và các văn bản khác không qui định nên ngành Thuế đã đảm nhận việc này, song đây không phải là biện pháp tối ưu.

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa (Trang 82 - 83)