Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 53 - 55)

Tính đến ngày 31/12/2012 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 9.906 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. ACB chủ trương duy trì chính sách lương thưởng cạnh tranh trên cơ sở khảo sát lương trên thị trường lao động và khào sát mức độ hài lòng của nhân viên đối với chính sách này để có điều chỉnh kịp thời. Chế độ đãi ngộ bao gồm: thu nhập gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng phục vụ khách hàng, lương tháng 13, lương hiệu suất, lương hoàn thành công việc cuối năm, các khoản tiền thưởng khác như tiền thưởng cho nhân viên giỏi nghiệp vụ, nhân viên phục vụ tốt khách hàng, nhân viên có sáng kiến cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng , nhân viên bán hàng xuất sắc…

Năm 2012, ACB đã tổ chức các hoạt động đào tạo sau:

+ Tổ chức được 646 khóa học với 38.542 lượt học nâng cao tính thực tiễn trong các chương trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên bán hàng

+ Chú trọng tăng cường số lượng và quy mô các khóa học elearning, thực hiện kiểm tra định kỳ kiến thức nghiệp vụ của nhân viên (e-test) tăng từ 3 đến 4 lần so với năm 2011

+ Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình mới về đào tạo giám đốc kênh phân phối

+ Hỗ trợ tập huấn kịp thời dự án chuyển đổi công nghệ TCBS-DNA (2.608 nhân viên), chương trình ACMS (637 nhân viên)

Ngân hàng Á Châu (ACB) và Oracle Việt Nam đã kí kết thỏa thuận hợp tác triển khai dự án Quản Trị Nguồn Nhân Lực Oracle Peoplesoft Human Capital Management (HCM) vào ngày 9/4/2013 tại TP.HCM Giải pháp quản trị nguồn nhân lực Peoplesoft Human Capital Management (HCM) được đưa vào triển khai tại ngân hàng Á Châu (ACB) trong mục tiêu tối ưu hóa quy trình vận hành doanh nghiệp, kiện toàn hệ thống quản trị nhân sự và phát triển nhân tài nhằm tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu của ACB trong ngành tài chính. Việc ứng dụng ở ACB không chỉ dựa trên quan điểm về quản trị nguồn nhân lực mà còn xét tới khả năng tích hợp vào các hệ thống đang được ứng dụng. Việc đầu tư nhắm đến mục tiêu một nền tảng quản lý nguồn vốn nhân lực tốt nhất, qua đó dễ dàng tiếp cận công tác đào tạo và phát triển nhân sự; quy hoạch đội ngũ kế thừa cho các vị trí chủ chốt, cải thiện chất lượng tuyển dụng, cũng như chú trọng vào hiệu quả quản lý nhân sự, quản lý đãi ngộ và đặc biệt là nâng cao chất lượng thông tin dữ liệu, cũng như giảm thiểu các sai sót và rủi ro liên quan. Qua 20 năm phát triển, ACB đã thiết lập được mô hình một ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu Việt Nam với mạng lưới kênh phân phối rộng khắp. Những thành công có được nhờ vào yếu tố con người, việc đầu tư cho hệ thống công nghệ hiện đại nhằm tiếp tục chú trọng vào nền tảng này để phát huy các giá trị cá nhân vào thành công chung, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. “Dự án sẽ giúp ACB củng cố nền tảng nguồn vốn nhân lực trước

những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, giảm thiểu những rủi ro liên quan đến yếu tố con người cũng như việc quản lý thông tin để phát triển trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 53 - 55)