Yếu tố công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 45 - 49)

Ngân hàng là ngành đòi hỏi sự phát triển về công nghệ nhanh chóng vì hoạt động của ngân hàng gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, phát triển mở rộng thêm các sản phẩm dịch vụ. Đặc biệt là hệ thống corebanking (hệ thống quản trị ngân hàng tập trung) được sử dụng phổ biến ở các ngân hàng đảm bảo khả năng kiểm soát rủi ro, bảo mật thông tin trong hoạt động ngân hàng. Nhiều ngân hàng hiện nay đang thực hiện nghiệp vụ ngân hàng điện tử như internet banking, SMS banking, mobile banking….nhưng đa phần người dân vẫn đến giao dịch tại quầy nhiều hơn bởi vì sản phẩm dịch vụ của ngân hàng điện tử vẫn chưa đa dạng. Dịch vụ thanh toán thẻ còn hạn chế về phạm vi sử dụng, chưa phổ biến sâu rộng trong đại

bộ phận dân chúng, số lượng máy ATM còn quá ít so với các nước khu vực. Việc kết nối thông tin giữa các ngân hàng trong nước với nhau còn chậm chạp, thiếu sự phối hợp giữa các ngân hàng trong việc lắp đặt và ứng dụng công nghệ thanh toán nên tiện ích của thẻ ATM chưa cao.

Trình độ công nghệ của ngân hàng Việt Nam còn thấp hơn các nước trong khu vực và chuẩn mực quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần đầu tư cao hơn để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, theo kịp tốc độ phát triển của thị trường. Một ngân hàng chú trọng đến công nghệ của mình sẽ làm cho khách hàng tin tưởng và từ đó có thể dễ dàng thu hút khách hàng mới.

2.2.2. Yếu tố từ môi trƣờng vi mô 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Tính đến thời điểm tháng 6/2013, Việt Nam hiện có 6 ngân hàng thương mại nhà nước, 34 ngân hàng TMCP, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp cả nước. Các đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành ngân hàng sẽ ngày càng khốc liệt.

Tác giả sẽ đưa ra so sánh một số ngân hàng có thể là đối thủ cạnh tranh của ACB trong khoảng thời gian tới.

Bảng 2.4: Số liệu so sánh với một số ngân hàng

Đơn vị tính: tỷ đồng

NH

Chỉ tiêu

ACB Sacombank Techcombank Eximbank BIDV Vietinbank VCB

Năm 2010 Vốn điêu lệ 9.376 9.179 6.932 10.560 14.091 15.172 13.223 Vốn chủ sở hữu 11.198 13.633 9.389 13.511 24.220 18.200 19.890 Tổng tài sản 205.102 141.799 150.291 131.111 366.268 367.731 307.055 Tổng vốn huy động 106.936 126.204 80.550 58.150 251.924 205.918 205.517 Tổng dư nợ 87.195 77.486 52.927 62.346 254.192 234.205 175.600 LNTT 3.102 2.426 2.743 2.378 4.626 4.638 5.472

LNST 2.334 1.799 2.072 1.815 3.758 3.444 4.247 ROE 28,91% 15,04% 22,06% 13,43% 17,96% 22,10% 21,35% Năm 2011 Vốn điêu lệ 9.376 10.740 8.788 12.355 14.599 20.230 19.698 Vốn chủ sở hữu 11.767 14.224 12.515 16.302 24.390 28.490 28.638 Tổng tài sản 281.019 140.137 180.531 183.567 405.755 460.420 366.722 Tổng vốn huy động 142.218 111.513 88.647 53.652 244.838 257.135 227.016 Tổng dư nợ 102.809 79.429 63.451 74.663 293.937 293.434 209.417 LNTT 4.202 2.740 4.221 4.056 4.220 8.392 5.697 LNST 3.207 2.033 3.153 3.038 3.209 6.259 4.217 ROE 36,02% 14,60% 25,19% 18,64% 13,20% 26,74% 14,73% Năm 2012 Vốn điêu lệ 9.376 10.740 8.848 12.355 23.000 26.217 23.174 Vốn chủ sở hữu 12.624 13.414 13.289 15.812 26.494 33.624 41.553 Tổng tài sản 176.307 151.282 179.933 170.156 484.784 503.530 414.475 Tổng vốn huy động 125.233 123.753 111.462 70.458 303.053 289.105 284.414 Tổng dư nợ 102.814 98.728 68.261 74.922 339.923 333.356 241.162 LNTT 1.042 1.315 1.017 2.851 3.389 8.167 5.763 LNST 784 987 765 2,139 2,572 6,169 4,427 ROE 8,50% 7,15% 5,76% 13,53% 9,71% 18,35% 10,65%

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng qua các năm

Căn cứ vào các chỉ tiêu so sánh với các đối thủ trong bảng, năm 2012 vốn điều lệ của ACB thấp hơn so với các ngân hàng Eximbank, Sacombank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank. Tổng tài sản và quy mô vốn vẫn còn thấp. Về hiệu quả kinh doanh, ACB có tỷ suất sinh lời sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE = 8,5%) thấp hơn so với năm 2010 và năm 2011. Vietinbank là ngân hàng có ROE cao nhất. Các ngân hàng Sacombank, Eximbank và Vietcombank, Vietinbank có tiềm lực tài chính khá, có số lượng khách hàng lớn, mạng lưới mở rộng, có sức cạnh tranh cao.

Hình 2.4: Tổng tài sản năm 2012

Hình 2.5: Tổng huy động và dư nợ năm 2012

Tổng huy động của ACB giảm không đáng kể so với năm 2011, dư nợ cho vay không tăng so với năm 2011. Ba ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank có tổng huy động và dư nợ cho vay cao vượt trội so với các ngân hàng còn lại trong đó có ACB. Ba ngân hàng trên có lợi thế trong việc huy động và cho vay các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước. ACB và các ngân hàng còn lại chủ yếu tập trung cho vay các khách hàng có nhân nhỏ lẻ, các công ty quy mô vốn nhỏ và vừa.

Quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV vẫn cao nhất trong nhóm, tốc độ tăng của Vietcombank là cao nhất. ACB là ngân hàng có vốn chủ sở hữu thấp nhất, sự thay đổi về vốn chủ sở hữu không đáng kể.

2.2.2.2. Sản phẩm thay thế

Hiện tại, đa số các ngân hàng đều có các sản phẩm dịch vụ truyền thống, trước sự phát triển của nền kinh tế người dân đòi hỏi ngày càng có nhiều sản phẩm dịch vụ kèm theo như gửi tiết kiệm được nhận bảo hiểm, dịch vụ thẻ đính kèm bảo hiểm cho chủ thẻ. Bên cạnh đó, kênh đầu tư chứng khoán và bất động sản cũng chiếm một lượng vốn lớn trong nền kinh tế ảnh hưởng đến lượng vốn huy động của ngân hàng. Chưa kể đến trường hợp lãi suất ngân hàng thấp, người dân sẽ mua vàng tích trữ, sử dụng tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh có lợi nhuận cao hơn.

Trong lĩnh vực cho vay, ngày càng có nhiều các công ty bán hàng, sản phẩm trả góp, trả chậm không lãi suất cho người mua không thông qua ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 45 - 49)