Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu những năm qua

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 35)

những năm qua

Bảng 2.1: Tổng hợp chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của ACB qua các năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng STT Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1 Tổng tài sản 205.102 281.019 176.307 2 Vốn điều lệ 9.376 9.376 9.376 3 Vốn chủ sở hữu 11.198 11.767 12.624 4 Tổng huy động 106.936 142.218 125.233 5 Tổng dư nợ 87.195 102.809 102.814

7 Lợi nhuận sau thuế 2.334 3.207 784

8 ROA 1,66% 1,73% 0,5%

9 ROE 28,91% 36,02% 8,5%

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010, 2011, 2012

ACB là một trong những NHTM có tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản nhanh nhất trong hệ thống. Nhưng đến năm 2012, tổng tài sản của ACB đạt 176.307 tỷ đồng, giảm 37,26% so với cuối năm 2011. Tổng huy động giảm 11,94% so với năm 2011, tổng dư nợ hầu như không thay đổi so với năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) ở mức 2,46% tăng so với mức 0,89% tại thời điểm đầu năm. Nguyên nhân là do nền kinh tế không hấp thu được vốn tín dụng với lãi suất còn cao và những điều kiện cho vay thận trọng hơn trước. Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối bị hạn chế và kiểm soát chặt chẽ. Các TCTD phải chấm dứt việc huy động và cho vay vốn bằng vàng theo chủ trương của Chính phủ và NHNN. Việc mở rộng tín dụng trên thị trường cho vay dân cư, tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng trong năm gặp nhiều khó khăn. Thanh khoản được ưu tiên phục vụ chi trả trong thời gian xảy ra sự cố tháng 8/2012 và phục vụ cho việc tất toán trạng thái vàng.

Vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, năm 2012 lợi nhuận trước thuế giảm 75%, lợi nhuận sau thuế giảm 75% chỉ hoàn thành 19% kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân do: lỗ lớn từ hoạt động kinh doanh vàng; chi phí hoạt động và dự phòng tăng mạnh; những việc làm gây xáo trộn của ban lãnh đạo cũ làm suy giảm niềm tin của khách hàng và người gửi tiền từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng; rủi ro tín dụng liên ngân hàng cao cùng với áp lực từ các quy định mới của NHNN trong hoạt động liên ngân hàng khiến các khoản thu từ cho vay, tiền gửi liên ngân hàng sụt giảm mạnh.

Bảng 2.2: Cơ cấu cho vay theo ngành qua các năm

Năm

Ngành 2008 2009 2010 2011 2012

Thương mại 23% 32% 32% 36% 32%

Nông, lâm nghiệp 1% 0% 0% 0% 0%

SX và gia công chế biến 13% 18% 16% 15% 13%

Xây dựng 3% 4% 4% 5% 3%

Dịch vụ cá nhân, cộng đồng 51% 37% 38% 34% 43%

Kho bãi, GTVT 2% 3% 3% 3% 2%

Giáo dục và đào tạo 0% 0% 0% 0% 0%

Tư vấn và KD BĐS 2% 1% 1% 1% 1%

Nhà hàng và khách sạn 1% 2% 2% 2% 2%

Dịch vụ tài chính 0% 1% 1% 1% 1%

Các ngành nghề khác 4% 3% 3% 3% 3%

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB qua các năm

Ngành nghề cho vay chính của ACB là thương mại và dịch vụ cá nhân với dư nợ cho vay chiếm khoảng 70% tổng dư nợ của ngân hàng. Trong khi tỷ trọng các khoản vay cá nhân và cộng đồng có chiều hướng giảm.

Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay theo phân bố địa lý

Năm

Khu vực 2008 2009 2010 2011 2012

TP.HCM 71% 65% 65% 61% 62%

Đồng bằng Sông Cửu Long 4% 4% 4% 5% 5%

Miền Trung 4% 5% 5% 6% 7%

Miền Bắc 16% 21% 20% 23% 20%

Miền Đông 5% 5% 6% 5% 7%

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB qua các năm

Về địa lý, ACB chủ trương phát triển ở khu vực TP.HCM và Hà Nội, sau đó từng bước tăng sự hiện diện ra các khu vực đô thị dọc theo trục giao thông Bắc Nam và một số đô thị lớn ở khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ. TP.HCM vẫn là địa bàn cho vay chính của ngân hàng. Tỷ trọng cho vay tại khu vực Đồng Bằng

Sông Cửu Long, miền Trung và miền Đông không có nhiều biến động và chỉ chiếm khoảng 15% tổng dư nợ cho vay của ACB.

Hình 2.1: Cơ cấu tiền gửi theo loại hình doanh nghiệp

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB qua các năm

Không chỉ ở lĩnh vực cho vay, tiền gửi cá nhân cũng giảm mạnh xuống còn 72% năm 2011. Sự phụ thuộc của ACB vào nguồn huy động từ các công ty CP, công ty TNHH, DNTN đang lớn dần và thay thế cho nguồn tiền gửi cá nhân bị phân tán mạnh bởi sự khởi sắc của thị trường chứng khoán và thói quen tích trữ vàng của người dân.

Mạng lưới chi nhánh: tính đến 31/12/2012, ACB có tổng cộng 342 đơn vị. Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm mỗi năm là 75 (năm 2008), 51 (năm 2009), 45 (năm 2010), 45 (năm 2011) và 16 (năm 2012). ACB mở rộng chi nhánh khắp các tỉnh thành trong cả nước nhằm đem đến sự tiện lợi cho khách hàng đến giao dịch.

Hình 2.2: Mạng lưới chi nhánh 110 185 236 281 326 342 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB qua các năm

2.1.6. Chiến lƣợc kinh doanh hiện nay của Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. ACB đã hình dung tầm nhìn 2015 sẽ phấn đấu trở thành một trong ba tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu và hoạt động có hiệu quả ở Việt Nam. Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động của ACB:

- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững

- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam

- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả.

ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa + Chiến lƣợc tăng trƣởng ngang:

- Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn quốc, ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong tình hình yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp.

- Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược: Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, ACB đang quan hệ hợp tác với các định chế tài chính và doanh nghiệp khác để cùng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính mới và ưu việt cho khách hàng mục tiêu, mở rộng hệ thống kênh phân phối đa dạng. Đặc biệt, ACB đã có một đối tác chiến lược là Ngân hàng Standard Chartered, một ngân hàng nổi tiếng về các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ. ACB đang nỗ lực tham khảo kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng như công nghệ của các đối tác để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cho quá trình hội nhập.

+ Chiến lƣợc đa dạng hóa: đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB quan tâm thực hiện. ACB có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện thông qua các hoạt động sau đây:

- Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối hợp cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng.

- Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay), công ty tài trợ mua xe.

* Những kết quả đạt đƣợc:

ACB đã mở rộng được mạng lưới khắp các tỉnh thành trong cả nước, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron. Trong năm 2003, các sản phẩm ngân hàng điện tự phone banking, mobile

banking, home banking và Internet banking được đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS. ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng.

* Hạn chế và nguyên nhân:

Tuy nhiên, ngoài những kết quả mà ACB đã đạt được trong thời gian qua, hiện nay ACB cũng cần củng cố phát huy hơn nữa về nội lực để tạo ra những điểm mới, những thành tựu mới thông qua việc xây dựng và phát triển hệ thống chính sách sản phẩm, dịch vụ, đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, tình trạng hàng loạt nhân viên nghỉ việc tại ACB, điều này cảnh báo rằng ACB cần xem lại chính sách nhân sự của mình để có biện pháp khắc phục.

2.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Á Châu

2.2.1.Yếu tố từ môi trƣờng vĩ mô 2.2.1.1. Yếu tố kinh tế

Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil ... đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như khoảng 3 – 5 năm trước. Nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 4,77% năm 1999 nhưng lại thấp hơn cả tốc độ tăng 5,32% năm 2009. Trước những khó khăn thách thức từ môi trường bên trong và bên ngoài nền kinh tế, với chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, NHNN đã triển khai đồng bộ, quyết liệt có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng kết hợp chính sách tài khoá thắt chặt, chính sách tỷ giá hợp lý nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối, thanh khoản của hệ thống tổ chức

tín dụng được cải thiện, lãi suất cho vay được giảm dần, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn phục vụ nhu cầu sản xuất-kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/1/2012 của Chính phủ. Kết quả, lạm phát được kiểm soát ở mức hợp lý, cân đối vĩ mô từng bước được cải thiện, tỷ giá USD/VND ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng được đảm bảo...Cụ thể, GDP quý I tăng 4,64%, quý II tăng 4,80%, quý III tăng 5,05% và quý IV tăng 5,44%. So với năm 2011, GDP năm 2012 giảm 0,86%. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý.

Năm 2012 để lại nhiều dấu ấn quan trọng của thị trường tài chính ngân hàng. Ngoài những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo..., ngân hàng tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm, nợ xấu tăng vọt, loạn giá vàng, lợi nhuận sụt giảm. Theo số liệu của NHNN, tín dụng của toàn hệ thống tăng trưởng 4,85% trong 11 tháng đầu năm và ước tăng 5 – 5,5% trong cả năm 2012.

Hình 2.3: Tăng trưởng tín dụng

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. So với mức trung bình của 10 năm trở lại đây, thì tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ bằng 5%. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản

phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều DN không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu…

Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống 9%/năm. Song song việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, NHNN đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên. Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh. Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống còn 8%/năm trong khi lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 10% /năm. Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%/năm. Lãi suất cao nhất chỉ còn 15%/năm, theo chỉ đạo của NHNN. Cuối năm, lãi suất cho vay phổ biến từ 12 – 15%/năm. NHNN quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 4 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức không quá +/-3% lãi suất cơ bản.

Năm 2012, NHNN áp dụng chính sách độc quyền vàng miếng, chọn thương hiệu SJC là thương hiệu vàng Quốc gia. SJC là đơn vị duy nhất được phép dập, gia công vàng miếng. Các đơn vị muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng nhiều điều kiện như: vốn trên 100 tỷ, hoạt động kinh doanh vàng trên 2 năm, có chi nhánh, điểm bán hàng tại 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, nộp thuế trên 500 triệu đồng/năm trong 2 năm liên tiếp gần nhất… Cũng trong năm nay, NHNN yêu cầu các TCTD phải dừng hoàn toàn huy động vàng (từ 25/11) và không được trả lãi đối với dịch vụ giữ hộ vàng. Do độc quyền vàng miếng, vàng SJC thường duy trì mức cao hơn so với các loại vàng „phi‟ SJC từ vài trăm đến vài triệu đồng/lượng. So với thế giới, vàng trong nước thường xuyên duy trì khoảng cách chênh lệch (cao hơn) lên tới trên 3 triệu đồng/lượng. Song song đó, nạn vàng giả, vàng nhái SJC cũng xuất hiện.

2.2.1.2.Yếu tố chính trị, pháp luật

Mọi hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động của ngân hàng đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Các hoạt động của các ngân hàng chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn bản pháp luật khác của nhà nước, cụ thể trong từng thời kỳ tuân thủ những quy định về lãi suất, dự trữ, hạn mức cho

vay…. Mặt khác, các ngân hàng là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ (lĩnh vực chứa đựng rủi ro rất lớn) do vậy mà ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.

Năm 2012, NHNN đã có nhiều chính sách quản lý phù hợp bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước và quốc tế:

- Nhằm kìm hãm đà tăng trưởng tín dụng quá nóng những năm trước, năm nay NHNN tiến hành phân nhóm tín dụng cho các TCTD (nhóm 1: tăng tưởng 17%, nhóm 2 tăng trưởng 15%, nhóm 3 tăng trưởng 7 – 8% và nhóm 4 không được tăng trưởng). Giữa năm, theo diễn biến mới và sự phát triển của các ngân hàng, NHNN đã có một số điều chỉnh về “room” tín dụng cho khoảng chục ngân hàng, cao nhất lên đến 30%.

- NHNN cũng siết chặt thị trường liên ngân hàng bằng các quy định chặt chẽ hơn kể từ ngày 1/9, chẳng hạn bên đi vay nếu nợ quá 10 ngày sẽ không được tham gia thị trường; đi vay phải có tài sản đảm bảo…

- Trạng thái ngoại tệ cuối ngày của TCTD được điều chỉnh về mức +/- 20%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)