Tổng quan các nghiên cứu mới đây có liên quan đến đào tạo

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 49)

nông nghiệp cho nông dân

ĐTN cho LĐNT nói chung và ĐTN nông nghiệp cho nông dân nói riêng đang là vấn đềđược Đảng và Nhà nước quan tâm, sự vào cuộc các cấp, các ngành, địa phương và nhiều nhà khoa học. Trong những năm qua nhiều đề

tài nghiên cứu khoa học đã đề cập đến đào tạo và dạy nghề cho LĐNT một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đó là những đề tài vềĐTN cho LĐNT, đánh giá nhu cầu ĐTN, giải pháp nâng cao chất lượng ĐTN cho LĐNT.

- Đặng Kim Sơn (2008), Phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp. Tác giảđã phân tích thực trạng, những vấn đề tồn tại trong phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn và đề ra những giải pháp quan trọng ĐTN cho đối tượng nông dân.

- Nguyễn Mạnh Sang (2010), Nghiên cứu hướng dạy nghề cho LĐNT tại các cơ sở ĐTN tỉnh Thái Bình. Tác giả đã nghiên cứu đánh giá thực trạng,

đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng dạy nghề cho LĐNT theo hướng đã xác định tại các cơ sở ĐTN của tỉnh Thái Bình.

- Nguyễn Viết Bình (năm 2010), ĐTN cho người lao động trên địa bàn thành phố Nam Định. Nghiên cứu đã phân tích rõ được thực trạng công tác

ĐTN trên địa bàn thành phố Nam Định trong những năm gần đây, đồng thời phát hiện những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới công tác ĐTN của địa phương. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng năng lực ĐTN cho lao

động ở thành phố Nam Định trong những năm tới.

- Đặng Thị Khang (năm 2011), Giải pháp nâng cao chất lượng ĐTN cho LĐNT theo Đề án 1956 tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nghiên cứu đã

đánh giá năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thị xã; làm rõ việc tổ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 34 

động thí điểm các mô hình dạy nghề làm cơ sở để nhân rộng điển hình trên

địa bàn thị xã; đánh giá về công tác ĐTN cho người lao động; phân tích kết quảđạt được và chỉ ra những tồn tại, hạn chế của công tác ĐTN, đồng thời rút ra bài học kinh nhiệm trong tổ chức hoạt động ĐTN, làm căn cứ quan trọng

để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng ĐTN trên địa bàn thị xã, tạo nguồn nhân lực có chất lượng để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Tác giả Lương Trung Hậu (năm 2011), Một số giải pháp phát triển

ĐTN cho LĐNT huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Nghiên cứu đã đánh giá

được thực trạng hoạt động ĐTN cho LĐNT huyện Gia Bình; đưa ra mục tiêu,

định hướng phát triển ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ĐTN cho LĐNT của huyện.

- Đinh Thị Thu Hà (năm 2012), Nghiên cứu công tác ĐTN nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Nghiên cứu đã phân tích công tác ĐTN nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn huyện Từ

Liêm, thành phố Hà Nội: nêu rõ các nguồn lực, hình thức, nội dung, quy mô

đào tạo; đánh giá kết quả và những nhân tố ảnh hưởng từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy công tác ĐTN nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

Ngoài những bài viết, công trình nghiên cứu trên, còn có nhiều tác giả

nghiên cứu, trình bày quan điểm về một hoặc một số vấn đề liên quan đến những nội dung nhất định của đề tài. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu đầy đủ về cơ

sở lý luận và thực tiễn hoạt động công tác nông nghiệp cho nông dân ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 35 

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)