4.4.1.1 Căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Du khóa XVI, nhiệm kỳ
2010-2015 mục tiêu đến năm 2014 là tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, hiệu quả bền vững; quan tâm hỗ trợ nông dân về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 vốn, KHKT, chế biến và thị trường tiêu thụ nông sản; chú trọng quy hoạch vùng sản xuất tập trung lớn, đưa các giống có năng suất, chất lượng, giá trị
kinh tế cao vào sản xuất.
4.4.1.2 Căn cứ vào quy định của Nhà nước, của tỉnh, huyện về công tác ĐTN
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”; Quyết định số
383/QĐ-UBND ngày 06/4/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt “Đề án ĐTN cho LĐNT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng
đến năm 2020”; Đề án “ĐTN cho LĐNT huyện Tiên Du giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020” và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
huyện Tiên Du khóa XVI, nhiệm kỳ 2010-2015.
4.4.1.3 Căn cứ vào thực trạng hoạt động đào tạo nghề của huyện Tiên Du
Mặc dù là những năm đầu triển khai Đề án gặp không ít khó khăn, vướng mắc, tuy nhiên công tác ĐTN nông nghiệp cho nông dân của huyện Tiên Du đã đạt được những kết quả bước đầu, đáng khích lệ:
- Tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và người dân về vai trò của ĐTN nông nghiệp cho LĐNT đối với phát triển nguồn nhân lực nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng NTM.
- Nhận thức của người dân về học nghề đã có những chuyển biến tích cực. Theo báo cáo của huyện và qua thực tế kiểm tra ở một số xã, số lao động học nghề nông nghiệp ngày càng tăng. Nội dung chương trình đào tạo cụ thể, thiết thực với nhu cầu của người dân. Chương trình đào tạo linh hoạt, khoa học, được thiết kế phù hợp với thời gian sinh trưởng của cây, con và phù hợp với điều kiện kinh tế, đối tượng nông dân. Phương pháp ĐTN khoa học gắn với mô hình được áp dụng trong suốt quá trình học.
- Công tác xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghềđã được Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện thống nhất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 và đồng bộ, đây là cơ sở để các cơ sở dạy nghề của huyện Tiên Du áp dụng trong quá trình ĐTN nông nghiệp cho LĐNT theo hướng áp dụng các tiến bộ
KHKT trong sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Công tác thông tin, tuyên truyền đã đạt được những kết quả nhất định. Các kênh thông tin đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người nghe; đã phổ biến, nhân rộng và khuyến khích nhiều người học tập làm theo những nông dân, cá nhân và tập thể có những thành công trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều nông dân đã lựa chọn được nghề, cơ sở dạy nghề phù hợp với khả năng và điều kiện sản xuất tại địa phương để học nghề. Sau khi học nghề đã tổ chức sản xuất và bước đầu đã nâng cao được thu nhập.
Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, bất cập, đó là:
- ĐTN nông nghiệp cho LĐNT còn thiếu định hướng; chưa gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- ĐTN nông nghiệp hiện nay chưa gắn với nhu cần học nghề của LĐNT, mới tập trung vào các nghề cũ, chưa tạo được các nghề mới.
- ĐTN nông nghiệp cho LĐNT chưa gắn với doanh nghiệp, HTX để
giải quyết việc làm sau đào tạo.
4.4.1.4 Căn cứ vào nhu cầu học nghề nông nghiệp của lao động nông thôn
Huyện Tiên Du đang trong giai đoạn phát triển theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, vì vậy mọi nỗ lực của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương đang tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, do đó nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong đó có sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như: Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam, Công ty cổ phần tập đoàn Minh Tâm…có xu hướng gia tăng nhanh chóng, điều này cũng
đồng nghĩa với việc đòi hỏi một đội ngũ lao động tương đối lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 trình độ, tay nghề chưa cao, chưa đáp ứng được với những yêu cầu khắt khe của "kinh tế thị trường - hàng hoá". Để trả lời câu hỏi này, cần thiết phải tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu ĐTN của người lao động trên địa bàn huyện, làm cơ sở dự báo về quy mô đào tạo, xây dựng chương trình
đào tạo phù hợp với nguyện vọng học nghề của người dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thực tế cho thấy trong những năm qua, huyện Tiên Du chưa có cuộc điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu ĐTN nông nghiệp cho nông dân của các cơ quan quản lý Nhà nước hay của các cơ sở ĐTN, dẫn đến công tác ĐTN nói chung và ĐTN nông nghiệp cho nông dân nói riêng còn chưa sát với thực tế.
Để có thêm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp, đề tài đã tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề nông nghiệp của LĐNT. Kết quả điều tra thể hiện
ở bảng dưới đây:
Bảng 4.24. Nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp của lao động nông thôn TT Nghềđào tạo Số lượng học viên %/nghềđào tạo Số lượng mẫu điều tra 90 100 1 Trồng cây cảnh 8 8,9 2 Chăn nuôi 15 16,7 3 Thú y 14 15,6 4 Nuôi trồng thủy sản 17 18,9 5 Trồng rau an toàn 10 11,1 6 Trồng nghệ 11 12,2 7 Trồng nấm 15 16,7 Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra
Có thể thấy rõ xu hướng lựa chọn nghề nông nghiệp của người LĐNT đa số muốn học các nghề thuộc lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trồng nấm, chăn nuôi vì
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 như trồng rau an toàn đòi hỏi vốn, kỹ thuật cao trong khi thị trường đầu ra gặp khó khăn; nghề trồng cây cảnh có thời điểm thu hút sự quan tâm của nhiều người, song giai đoạn hiện nay kinh tếđang suy thoái, nên nhu cầu đang giảm rõ rệt.