Tình hình đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dâ nở Việt Nam

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 46)

2.2.3.1 Thực trạng và kinh nghiệm ĐTN nông nghiệp cho nông dân tỉnh Phú Thọ

Đến hết năm 2012, số LĐNT được học nghề (trong 3 năm) là 14.114 người, bằng 29,7% kế hoạch; trong đó nghề phi nông nghiệp 3.800 người chiếm 26,9%, nghề nông nghiệp 10.314 người chiếm 73,1%. Số LĐNT có việc làm sau học nghề là 11.425 người đạt 80,9%; nghề phi nông nghiệp 2.807 người đạt 73,9%, nghề nông nghiệp 8.618 người đạt 83,6%.

Năm 2010, Tổng cục Dạy nghề phối hợp với tỉnh thí điểm mô hình

ĐTN nông nghiệp với 2 nghề chính là nuôi lợn thương phẩm và trồng nấm cho 70 lao động. Năm 2011, tổ chức thực hiện thí điểm 13 mô hình, đào tạo 9 nghề cho 419 lao động, gồm các nghề: Nuôi rắn thương phẩm, chăm sóc, cắt tỉa, uốn cây cảnh, trồng rau an toàn, trồng dưa bao tử. Năm 2012, tổ chức 28 mô hình, đào tạo 16 nghề cho 896 lao động (so với năm 2010 và năm 2011); có 09 nghề mới, 07 nghề tiếp tục thí điểm và nhân rộng. Trong đó, các nghề

về trồng trọt, chăn nuôi mang tính phổ biến (07/16 nghề) và đều có khả năng nhân rộng như nghề trồng lúa năng suất cao, trồng ngô, trồng chè, nuôi và phòng trị bệnh cho gà (trâu, bò, lợn), nuôi cá nước ngọt. Các nghề trồng cây chuyên canh, nghề đặc thù, nghề thuộc làng nghề nếu nhân rộng, tập trung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 27 

đầu tư có thể hình thành làng nghề hoặc vùng sản xuất theo hướng hàng hóa như trồng hoa đào, trồng rau an toàn, trồng dưa bao tử, trồng chè, trồng và nhân giống nấm, nuôi rắn thương phẩm. Có được kết quả trên là nhờ tỉnh Phú Thọđã có nhiều cách làm tốt, đó là:

- Từng xã phải có kế hoạch đào tạo và phải phối hợp gắn kết giữa địa phương - cơ sở đào tạo - LĐNT. Chú trọng khâu tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tổ chức chuyên trang, chuyên mục giới thiệu chính sách của Đề

án 1956 trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các chính sách được phổ

biến trong các cuộc họp ở thôn, khu dân cư; lồng ghép tuyên truyền trong các phiên giao dịch, hội chợ việc làm. Cấp xã có trách nhiệm thực hiện việc khảo sát, quản lý LĐNT trên địa bàn.

- Cần làm tốt công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề

của LĐNT; tăng cường đầu tư CSVC trang thiết bị dạy nghềđối với các trung tâm dạy nghề công lập, trong đó ưu tiên đầu tư cho trung tâm dạy nghề kiểu mẫu; phát triển chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; cung cấp thông tin về các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho LĐNT, các nghềđào tạo, các mô hình dạy nghề gắn với việc làm hiệu quả tại

địa phương để LĐNT biết và lựa chọn.

2.2.3.2 Thực trạng và kinh nghiệm đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân tỉnh Bắc Giang

Là một tỉnh miền núi, với diện tích tự nhiên là 3.827 km2, tỷ lệ dân số

làm nông nghiệp chiếm 90%. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, trong đó có phát triển chăn nuôi gia cầm. Bắc Giang xây dựng và triển khai thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT với nhiều mô hình thí điểm, trong đó có mô hình dạy nghề chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế đã được tỉnh lựa chọn xây dựng thương hiệu và mở rộng tiêu thụ sản phẩm, được Cục Sở hữu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 28  trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận cho sản phẩm “gà đồi Yên Thế” vào năm 2011.

Để mở rộng mô hình, trên cơ sở phát huy tiềm năng và thế mạnh của

địa phương, trong 03 năm (2010 - 2012) đã có trên 400 LĐNT huyện Yên Thế được ĐTN chăn nuôi gà đồi, trong đó có 240 lao động được hỗ trợ đào tạo nghề theo Quyết định 1956. Hầu hết LĐNT của huyện sau khi học nghề đã biết vận dụng kiến thức để phát triển và mở rộng quy mô chăn nuôi gà đồi.

Đến nay toàn huyện có trên 5 triệu con gà, tăng 4 triệu con so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng quy mô tổng đàn bình quân mỗi năm từ 25-30%, doanh thu năm 2012 ước đạt 1.400 tỷđồng. Phong trào chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế phát triển mạnh ở hầu hết các xã, thị trấn. Có trên 2.000 hộ chăn nuôi gà từ 1.000 con trở lên, có nhiều hộ nuôi từ 5.000 đến 7.000 con/lứa và nhiều lứa/năm. Chăn nuôi gà đồi đã trở thành một nghề đối với nhiều hộ nông dân và cho thu nhập ổn định từ 50-100 triệu đồng/năm; cá biệt năm 2012 một số

hộ đã có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Qua đó, đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đẩy nhanh tiến độ xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Bắc Giang đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là: Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động về công tác ĐTN, giải quyết việc làm chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn đóng một vai trò quan trọng. Tuyên truyền phải làm thay đổi

được nhận thức của LĐNT, xác định ĐTN gắn với tiềm năng, thế mạnh và tập quán sản xuất của địa phương.

Hai là: Cần có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh tới cơ sở. Ban chỉ đạo các cấp sâu sát trong chỉ đạo, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Đề án. Định hướng các nghề phù hợp với tập quán canh tác để thay đổi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 29  mô hình sản xuất theo thị trường. Lựa chọn nghề mũi nhọn để nhân rộng, phát triển tạo thành phong trào rộng lớn trong nhân dân.

Ba là: Thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT, nắm chắc nhu cầu đào tạo cho mỗi loại nghề, lĩnh vực, trình độ. Kế

hoạch dạy nghề phải cụ thể, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã, huyện, tỉnh, của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Bốn là: Coi trọng phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể

nhân dân, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể từ

tỉnh tới cơ sở trong việc triển khai, lồng ghép các chương trình, đề án gắn

ĐTN với giải quyết việc làm, gắn ĐTN với tiềm năng, thế mạnh sản xuất của

địa phương tạo thành phong trào quần chúng tham gia học nghề và phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác dạy nghề cho nông dân gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Năm là: Chú trọng xây dựng thương hiệu và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp; đào tạo hướng dẫn người nông dân biết cách sản xuất theo quy chuẩn, cách nhận biết và bảo vệ thương hiệu cho chính sản phẩm của mình làm ra. Cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn sản xuất và gắn kết tạo lập thị trường giúp người nông dân yên tâm học nghề và

đầu tư sản xuất.

2.2.3.3 Thực trạng và kinh nghiệm đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Là huyện bán sơn địa có diện tích tự nhiên 55 nghìn ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 20 nghìn ha, đất lâm nghiệp 22 nghìn ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 0,3 nghìn ha, đất phi nông nghiệp 9,6 nghìn ha, đất chưa sử dụng 3,1 nghìn ha. Dân số Yên Thành có hơn 28,2 vạn người, trong đó tổng số lao

động 152.633 người. Sau 3 năm thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT, toàn huyện

đã tổ chức được 248 lớp; tổng số 6.680 lao động được ĐTN. Thực hiện phương châm ĐTN gắn với việc phát triển sản xuất và liên kết với các đơn vị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 30  sản xuất nên lao động được đào tạo đều được giải quyết việc làm sau đào tạo

điển hình như:

- Đối với nghề trồng nấm, UBND huyện tập trung chỉ đạo đầu tư xây dựng CSVC tại 15 xã làm mô hình thí điểm, tổ chức đào tạo 15 lớp học nghề

với gần 500 học viên tham gia. Đến nay đã phát huy tốt, mở rộng ra 20 xã và từng bước hoàn thành nghề sản xuất nấm trên địa bàn huyện.

- Đối với nghề kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản, đểđáp ứng yêu cầu phát triển trang trại, gia trại trên địa bàn và thực hiện kế hoạch xóa nghèo thông qua cơ chế nên các lao động thuộc diện hộ nghèo sau khi đào tạo được Ủy ban mặt trận tổ quốc huyện trích từ quỹ người nghèo cấp vốn hỗ trợ chăn nuôi thông qua chương trình phát triển “ Ngân hàng bò” của huyện.

Từ những kết quảđạt được huyện rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - ĐTN cho LĐNT phải xuất phát từ nguyện vọng của người học và nhu cầu tạo việc làm của người lao động gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Việc ĐTN cho LĐNT phải kiên trì, không nên nóng vội làm theo phong trào.

- ĐTN phải được các cấp uỷ đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị

xã hội xác định là nhiệm vụ trọng tâm góp phần phát triển kinh tế xã hội. - Chương trình đào tạo, hình thức đào tạo phù hợp với người lao động theo phương châm gắn kỹ thuật với thực hành, cầm tay chỉ việc và được bố trí nâng cao dần trong quá trình sử dụng lao động.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề, thông qua thanh kiểm tra và giám sát các hoạt động dạy nghề.

2.2.3.4 Thực trạng và kinh nghiệm đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Là một xã nằm ven sông Đuống với tổng diện tích 552,12 ha trong đó

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 31  nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 4.611 chiếm tỷ lệ 49,5%. Người dân chủ

yếu làm nông nghiệp và phát triển ngành nghề, thương mại dịch vụ.

Thực hiện chỉ đạo của ủy ban nhân dân (UBND) huyện về công tác

ĐTN cho LĐNT, hàng năm Ban chỉ đạo (BCĐ) xã đã chủ động chỉ đạo các

đoàn thể tiến hành rà soát đối tượng, tham mưu các nghề, xây dựng kế hoạch

đăng ký các lớp học nghề. Xác định đúng nhu cầu nguyện vọng và đúng đối tượng tham gia học nghề, từ đó định hướng theo nhóm độ tuổi, ngành nghề đào tạo giúp cho lực lượng lao động học đúng nghề mình cần, đúng với khả

năng, năng lực tham gia hành nghề (làm việc tại các doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất tại gia đình và địa phương). UBND xã xây dựng lập kế

hoạch phối hợp với Ban chỉ đạo ĐTN của huyện và Trường trung cấp nghề

Kinh tế - Kỹ thuật và Thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành về kế

hoạch mở các lớp và xác định đây cũng là mục tiêu mũi nhọn cho công tác

ĐTN hàng năm.

Từ năm 2011-2013, UBND xã phối hợp cùng nhà trường đào tạo được 10 lớp với 360 lao động trong đó lĩnh vực nông nghiệp chiếm 22,3%; lĩnh vực công nghiệp chiếm 46,6%; lĩnh vực nghề truyền thống chiếm 31,1%. Kết quả

cho thấy, sau mỗi khóa học đào tạo số lao động có việc làm đạt 80-85%. Qua khảo sát kết quả sau ĐTN đối với các loại hình kỹ thuật nông nghiệp thu nhập bình quân từ 3 - 4 triệu/tháng/lao động, chăn nuôi thú y thu nhập 4 - 4,5 triệu/tháng/lao động. Đặc biệt nghề mộc mỹ nghệ 7-8 triệu/tháng/lao động.

Có được kết quả trên là do trong quá trình đào tạo, BCĐ xã đã phối hợp các thợ giỏi tại cơ sở làng có nghề truyền thống, đề xuất cơ sở đào tạo xây dựng nội dung chương trình đào tạo, áp dụng kiến thức và công nghệ trong quá trình học và thực hành tại các xưởng sản xuất, tại lớp học, giúp cho lao

động sau khóa đào tạo ngoài tiếp thu kiến thức bảo đảm có kỹ năng nghề được thành thạo và hành nghề tốt hơn. Đặc biệt sau mỗi khóa học nghề BCĐ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 32  xã đã phối hợp với Trường trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật và Thủ công mỹ

nghệ truyền thống Thuận Thành tổ chức tập huấn nâng cao cho học viên về

kiến thức tổ chức sản xuất, kỹ năng bán hàng, quản trị doanh nghiệp…Đồng thời tổ chức hội nghị cam kết giữa làng nghề với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cùng các tổ chức tín dụng hỗ trợ vay vốn sản xuất như Ngân hàng Chính sách, Vietcombank….

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 46)