4.1.5.1 Kế hoạch triển khai thí điểm
Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình dạy nghề được triển khai thông qua 4 bước: Lựa chọn mô hình thí điểm, thời gian triển khai tổ chức thí điểm mô hình, các lực lượng tham gia, kết quả thí điểm mô hình. Cả 4 bước trên đều quan trọng, vì vậy cần phải lựa chọn mô hình thí điểm cho phù hợp, tổ chức thí điểm mô hình với thời gian phù hợp, chọn các lực lượng tham gia và sử dụng kết quả thí điểm để nhân rộng giúp cho việc thực hiện ĐTN nông nghiệp đạt kết quả tốt.
Thông qua các mô hình thí điểm bước đầu giúp cho LĐNT định hướng đúng đắn công việc của bản thân. Trên cơ sở KHKT được tiếp cận có thể áp dụng vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, tăng mức thu nhập, cải thiện đời sống và thúc đẩy kinh tế phát triển. Một số mô hình ĐTN đã
được nhân rộng phù hợp với điều kiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 4.4. Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình dạy nghề nông nghiệp
TT Nội dung Người thực hiện
1 Lựa chọn mô hình dạy nghề thí điểm
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kết hợp với các phòng chuyên môn và các cơ sở dạy nghề lựa chọn các mô hình thí điểm cho phù hợp với từng xã. 2 Thời gian triển khai tổ
chức thí điểm mô hình
Thời gian bắt đầu vào 01/08 hàng năm và thời gian kết thúc tùy theo mô hình 3 Các lực lượng tham gia
Trung tâm dạy nghề huyện, các cơ sở ĐTN, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ
nông dân.
4 Kết quả thí điểm mô hình Sử dụng kết quả thí điểm mô hình để rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58
4.1.5.2 Tình hình thực hiện hoạt động thí điểm mô hình dạy nghề
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã phối hợp với các phòng chuyên môn và các cơ sở ĐTN, tổ chức triển khai thí điểm một số mô hình dạy nghề nông nghiệp thu hút nhiều lao động tham gia.
Bảng 4.5. Tình hình thực hiện thí điểm các mô hình dạy nghề nông nghiệp giai đoạn 2011-2013
TT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số mô hình % Số mô hình % Số mô hình %
1 Chia theo thời gian 5 100 4 100 6 100
- Dưới 1 năm 2 40,0 2 50,0 2 33,3 - Từ 1- 2 năm 2 40,0 1 25,0 2 33,3 - Trên 2 năm 1 20,0 1 25,0 2 33,3 2 Chia theo ngành nghề 5 100 4 100 6 100 - Nông nghiệp 2 40,0 2 50,0 2 33,3 - Công nghiệp 2 40,0 1 25,0 3 50,0 - Thương mại-Dịch vụ 1 20,0 1 25,0 1 16,7 3 Chia theo vốn đầu tư 5 100 4 100 6 100 - Dưới 40 triệu 2 40,0 2 50,0 3 50 - Từ 40 -60 triệu 1 20,0 1 25,0 1 16,7 - Trên 60 triệu 2 40,0 1 25,0 2 33,3
Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tiên Du, năm 2013
Qua bảng trên ta thấy, các mô hình thí điểm trong 3 năm là 15 mô hình chia theo các thời gian khác nhau từ nhỏ hơn 1 năm đến trên 2 năm, chủ yếu tập trung vào số mô hình nhỏ hơn 1 năm chiếm 40%, số mô hình thí điểm từ 1-2 năm chiếm 33%, số mô hình trên 2 năm chỉ chiếm khoảng 27%; chia theo ngành nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất đến 40%; chia theo mức vốn đầu tư từ nhỏ hơn 40
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 triệu đến 60 triệu chiếm từ 66%. Thông qua thí điểm các mô hình dạy nghề rút ra những kiến thức giúp người lao động có nhận thức tốt hơn về công tác ĐTN.
4.1.5.3 Kết quả thí điểm mô hình dạy nghề
Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và PTNT, huyện Tiên Du đã chỉđạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các phòng chuyên môn và các cơ sở dạy nghề lựa chọn các mô hình để dạy nghề cho người lao động nhằm cung cấp cho người lao động những kiến thức cơ bản về kỹ thuật, nghiệp vụ tổ
chức sản xuất kinh doanh.
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện thí điểm các mô hình dạy nghề nông nghiệp
TT Nội dung ĐVT Chia ra các năm
2011 2012 2013
Số mô hình thí điểm 5 4 6
1 ĐTN Nông nghiệp Cơ sở 2 2 2
- Số lớp được mở Lớp 4 4 4 - Số người tham gia LĐ 140 140 140 - Số người có VL sau khi học nghề LĐ 55 67 79 - Mức thu nhập BQ 1 người/tháng Tr.đ 0,9 1,0 1,1
2 ĐTN Công nghiệp Cơ sở 2 1 3
- Số lớp được mở Lớp 4 2 6 - Số người tham gia LĐ 140 70 420 - Số người có VL sau khi học nghề LĐ 121 55 325 - Mức thu nhập BQ 1 người/tháng Tr.đ 2,0 2,5 2,8 3 ĐTN Thương mại - dịch vụ Cơ sở 1 1 1
- Số lớp được mở Lớp 2 2 2 - Số người tham gia LĐ 70 70 70 - Số người có VL sau khi học nghề LĐ 54 56 53 - Mức thu nhập BQ 1 người/tháng Tr.đ 1,8 1,9 2,1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 Qua bảng 4.6 cho thấy các mô hình được lựa chọn đều đạt được một số kết quả nhất định, toàn bộ học viên đều hoàn thành khóa học. Tuy nhiên với mô hình ĐTN phi nông nghiệp đã có nhiều học viên kiếm được việc làm sau khi đào tạo với tỷ lệ rất cao, trong khi đó mô hình ĐTN nông nghiệp do thời gian
đào tạo ngắn người học không thể làm được nghề, một phần còn lại là không áp dụng được các kiến thức đã học vào thực tế công việc. Trong khi đó thu nhập bình quân của người lao động sau đào tạo của mô hình ĐTN công nghiệp, thương mại - dịch vụ cao hơn hẳn nông nghiệp, điều này dễ hiểu vì năng suất lao
động trong nông nghiệp thấp và hiệu quả kinh tế đem lại không cao, vì vậy người học không tha thiết với nghề.
Bên cạnh kết quảđã đạt được, quá trình triển khai xây dựng mô hình tại một số địa phương còn một số khó khăn là chính quyền cấp xã chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với cơ sở đào tạo trong việc truyên truyền, tư vấn, tuyển sinh, tổ chức mở lớp và quản lý lớp học.
ĐTN và tạo việc làm cho LĐNT là vấn đề thời sự, nhận được sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội. Vì vậy, rất cần lựa chọn mô hình ĐTN phù hợp tránh để ĐTN cho người lao động chỉ mang tính hình thức, chạy theo phong trào. Để giải quyết được việc này thì những vấn đề cần phải thực hiện là:
- Công tác ĐTN nông nghiệp phải căn cứ vào quy hoạch nông nghiệp, vùng sản xuất, cây trồng, vật nuôi; phải cụ thểđến từng cây trồng, vật nuôi.
- Người học phải là những người đang sản xuất cây trồng, vật nuôi hoặc có nhu cầu sản xuất cây trồng, vật nuôi mới theo quy hoạch của địa phương.
- Các cơ sởĐTN có đủđiều kiện dạy nghềđược chọn phải có mối liên hệ
với doanh nghiệp sử dụng lao động hoặc bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người học. Đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền cấp xã để cung cấp cho LĐNT các thông tin cụ thể về nội dung, thời gian, địa điểm, phương thức đào tạo,...để người có nhu cầu học nghề biết và quyết định việc đăng ký học nghề.
- Tổ chức đào tạo được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương thức phù hợp với đặc điểm của người học và theo chu kỳ phát triển của cây trồng, vật nuôi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61