Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện là cơ quan thường trực Đề
án; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, UBND các xã xây dựng kế
hoạch ĐTN chung cho LĐNT theo đề án của huyện và trình UBND huyện phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện. Riêng đối với ĐTN nông nghiệp, việc xác định danh mục nghề nông nghiệp đểđào tạo do Phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì.
Căn cứ vào kế hoạch ĐTN của UBND huyện, Trung tâm dạy nghề huyện và các cơ sở ĐTN (nếu được huyện ký hợp đồng) sẽ tổ chức tuyển sinh nếu đủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56
điều kiện mở lớp, UBND huyện sẽ giao cho Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội ký hợp đồng để các cơ sởđào tạo tổ chức khai giảng lớp học.
Đối với các cơ sở ĐTN (do Chi cục PTNT tỉnh ký hợp đồng), khi có quyết định của UBND tỉnh về việc giao ngân sách và chỉ tiêu ĐTN, Sở Nông nghiệp giao cho Chi cục Phát triển nông thôn là đơn vị tham mưu tổ chức thực hiện. Chi cục PTNT xây dựng kế hoạch ĐTN theo từng đợt trình Sở
Nông nghiệp và PTNT phê duyệt và thông báo cho các cơ sở dạy nghề tuyển sinh, nếu đủ điều kiện mở lớp, Chi cục PTNT sẽ ký hợp đồng để các cơ sở đào tạo tổ chức khai giảng lớp học.
Các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về ĐTN tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho LĐNT. Định kỳ tổng hợp báo cáo UBND huyện, Sở Lao động - TB&XH, Sở Nông nghiệp và PTNT và tổ chức sơ, tổng kết theo quy định.
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện còn bộc lộ một số tồn tại, bất cập như: Việc quy định số lượng học viên đăng ký để mở lớp ĐTN còn máy móc, tối thiểu phải là 30-35 học viên thì mới mở lớp; việc xây dựng kế
hoạch đào tạo của các cơ sở đào tạo còn chưa khoa học, bố trí thời gian, địa
điểm chưa phù hợp; nội dung đào tạo còn nặng về lý thuyết; công tác kiểm tra, đôn đốc còn ít, việc sơ tổng kết chưa kịp thời...
Hộp 4.1. Khó khăn khi mở lớp đào tạo nghề cho nông dân
"Trong quá trình tổ chức ĐTN cho nông dân chúng tôi nhận thấy còn một số khó khăn, hạn chế đó là số lượng lao động đăng ký học nghề còn thấp, đăng ký học thì còn rải rác, phân tán ở các nghề khác nhau. Một số lớp đã mở ra cũng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế cần ĐTN trên địa bàn huyện, những người trong đối tượng được hỗ trợ học nghề lại chủ yếu đăng ký học các nghề phi nông nghiệp. Đây chính là những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện ĐTN nông nghiệp cho nông dân".
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57