huyện Tiên Du
Công tác tuyên truyền là một hoạt động rất quan trọng đối với việc triển khai thành công Đề án ĐTN, với mục đích nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của LĐNT để họ chủ động lựa chọn ngành nghề để học, thấy được tác dụng và hiệu quả của việc học nghề, coi đó là cơ hội để phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập góp phần cải thiện đời sống.
Các xã, thị trấn đã xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm và chỉ đạo có chương trình riêng trên đài phát thanh; đã có nhiều bài viết, bản tin, phóng sự giới thiệu về chính sách của Đề
án và tình hình thực hiện ĐTN cho LĐNT; những địa phương, đơn vị, cá nhân làm tốt và chưa tốt; cách làm hay, có hiệu quả,v.v....
Việc tuyên truyền được thực hiện thông qua đài truyền thanh của huyện, xã, các buổi sinh hoạt thôn, các tờ rơi phát đến tận tay người dân để
phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ĐTN, các nghề sẽđào tạo. Qua tổng hợp kết quả tuyên truyền cho thấy, các xã đã làm tương đối tốt công tác tuyên truyền, số buổi tuyên truyền tăng qua các năm
Bảng 4.1. Kết quả hoạt động tuyên truyền của huyện Tiên Du từ năm 2011-2013 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Nội dung tuyên tuyền
- Chính sách vềĐTN - Các nghề sẽđào tạo
2 Số buổi tuyền truyền Buổi 30 35 40
3 Hình thức tuyên truyền
-Trên đài truyền thanh huyện, xã - In tờ rơi Lần Tờ 30 3500 35 3500 40 3500
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động tuyên truyền trong thời gian qua còn chưa thường xuyên, sâu rộng; chưa có sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị; công tác tư vấn học nghề, việc làm cho LĐNT còn mang tính hình thức, chưa cung cấp cho LĐNT những thông tin cần thiết: như thông tin về các nghềđào tạo; thông tin về quy hoạch NTM, quy hoạch sản xuất; thông tin về vay vốn để sản xuất (vay ở đâu, lãi suất và thủ tục thế nào) và thị trường tiêu thụ sản phẩm (ởđâu, nếu cần hỗ trợ thì tìm đến cơ quan đơn vị nào,v.v...). Nội dung tài liệu tuyên truyền phát hành chưa kịp thời, tần suất chưa cao, nội dung chưa phong phú; cán bộ tuyên truyền chủ yếu là các cán bộ kiêm nhiệm như Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, Chủ nhiệm HTX, Chi hội trưởng CCB nên chưa chuyên nghiệp.
Bảng 4.2. Ý kiến của các học viên về hoạt động tuyên truyền
TT Nội dung Học viên đang học nghề tại các cơ cởĐTN Số lượng ĐVT (%) Số lượng mẫu điều ta 90 100 1 Hình thức tuyên truyền - Rất đa dạng 20 22,2 - Đa dạng 35 38,9 - Chưa đa dạng 35 38,9
2 Về nội dung tuyên truyền
- Rất đa dạng 25 27,8 - Đa dạng 44 48,9 - Chưa đa dạng 21 23,3 3 Về mức độ thường xuyên - Rất thường xuyên 16 17,8 - Thường xuyên 36 40,0
- Không thường xuyên 38 42,2
4 Lý do lựa chọn học nghề
- Do được tư vấn trước khi học nghề 37 41,1 - Do tìm hiểu qua các phương tiện thông tin 11 12,2
- Xuất phát từ nhu cầu của bản thân 35 38,9
- Do gia đình yêu cầu học nghề 5 5,6
- Do bạn bè giới thiệu 2 2,2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54
Để có cái nhìn tổng thể, chúng tôi đã tiến hành điều tra lấy ý kiến của các học viên đang theo học tại các cơ sở dạy nghề về công tác tuyên truyền cho LĐNT.
Qua bảng 4.2 cho thấy các ý kiến đánh giá của học viên về hình thức tuyên truyền có đến 38,9% đánh giá là chưa đa dạng; 42,2% ý kiến đánh giá mức độ tuyên truyền không thường xuyên, từ đó dẫn đến việc lựa chọn nghề để học của người dân chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của bản thân 38,9% ý kiến được hỏi.