Đánh giá về hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dâ nở

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 105)

4.3 Đánh giá về hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân ởhuyện Tiên Du huyện Tiên Du

4.3.1 Đánh giá của học viên về hoạt động đào tạo nghề

Bảng 4.23 Đánh giá của học viên về hoạt động đào tạo nghề

TT Nội dung Số học viên % Số lượng mẫu điều tra 90 100 1 Địa điểm tổ chức khóa học - Tương đối xa 8 8,9 - Hợp lý 82 91,1 2 Thời điểm tổ chức khóa học - Hợp lý 80 88,9 - Chưa hợp lý 10 11,1 3 Chương trình đào tạo - Rất hữu ích 75 83,3 - Hữu ích 10 11,1 - Chỉ sử dụng được một phần 5 5,6 4 Tài liệu học tập - Đầy đủ 55 61,1 - Chưa đầy đủ 35 38,9

5 Khả năng truyền đạt kiến thức của giáo viên

- Rất hiểu bài 82 91,1 - Hiểu bài 8 8,9 - Ít hiểu bài - - 6 Thời gian đào tạo - Ngắn 8 8,9 - Phù hợp 82 91,1 - Dài - - Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 92 

Để đánh giá một cách khách quan về chất lượng dạy và học nghề tại huyện Tiên Du, đề tài đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của học viên tham gia học nghề.

Bảng 4.23 trên cho thấy, học viên nhìn chung đều hài lòng về khóa học. Hơn 90% học viên hài lòng vềđịa điểm và thời điểm tổ chức lớp học. Điều này dễ nhận thấy vì địa điểm các lớp học lý thuyết được tổ chức ngay tại trụ sử

UBND xã, nhà văn hóa thôn; thời điểm tổ chức được các cơ sởđào tạo sắp xếp hợp lý, tránh thời vụ của bà con để mọi người đều có thể tham gia khóa học.

Về chương trình, thời gian đào tạo, có trên 90% học viên được hỏi hài lòng về thời gian, 83% hài lòng về nội dung các chương trình đào tạo, các chương trình đã bám sát thực tiễn sản xuất của người lao động; thời lượng của mỗi môn học, tỷ lệ kiến thức giữa lý thuyết và thực hành phù hợp trình độ

nhận thức của người học.

Về hoạt động giảng dạy của giáo viên, có 91% học viên đánh giá giáo viên giảng dạy người học rất hiểu bài, có thể tiếp thu được kiến thức môn học ngay ở trên lớp. Điều này phản ánh việc lựa chọn phương pháp giảng dạy của giáo viên là hợp lý, đúng đối tượng. Về tài liệu học tập thì có 61% học viên cho rằng là đầy đủ và 39% học viên cho rằng chưa đầy đủ.

4.3.2 Đánh giá của giáo viên các cơ sở đào tạo về hoạt động đào tạo nghề cho người lao động

Để có thể đánh giá chung về thực trạng chất lượng ĐTN cho LĐNT, trong phạm vi đề tài không cho phép điều tra phỏng vấn hết toàn bộ cán bộ, giáo viên tại tất cả các lớp ĐTN trên địa bàn huyện. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên dạy nghề. Trong số 20 giáo viên được điều tra có 19 người có trình độ đại học trở lên chiếm 95%, trong đó có 5 giáo viên có trình

độ trên đại học chiếm 25%. Tuổi bình quân của đội ngũ giáo viên khá trẻ từ

33-36 tuổi, Trong số 20 giáo viên được phỏng vấn về quá trình ĐTN cho nông dân các xã, có 9 người là giáo viên cơ hữu, 11 người là giáo viên thỉnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 93  giảng dạy nghề nông nghiệp cho các lớp ĐTN ngắn hạn dưới 3 tháng.

Do đặc thù là ĐTN nông nghiệp cho LĐNT nên giáo viên dạy thực hành đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành cho người học. Cái khó là giáo viên dạy nghề nông nghiệp có nhiều đặc thù riêng, vừa phải có tay nghề của công nhân kỹ thuật lành nghề, vừa phải là nhà giáo để có thể

dạy thực hành nghề, vừa là nhà kỹ thuật và đồng thời là nhà quản lý để có thể

dạy lý thuyết nghề và quản lý dạy học.

Với lớp ĐTN ngắn hạn, 100% học viên đã hoàn thành khóa học dù có nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập. Trong suốt khóa học các học viên đã nêu cao tinh thần trách nhiệm và có ý thức tổ chức kỷ luật, cố gắng bố

trí, sắp xếp công việc để tham gia học tập, thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo. Ý thức học tập của học viên còn được nêu cao ngay cả

khi xuống các trang trại, ruộng, vườn của các hộ gia đình để thực hành những kỹ thuật vừa học trên lớp.

Tuy nhiên trong quá trình dạy học, các giáo viên tham gia giảng dạy

đều có cùng ý kiến là CSVC phục vụ cho ĐTN còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình giảng dạy, đặt biệt là còn thiếu nhiều trang thiết bị phục vụ

cho thực hành nghề. Về chế độ chính sách đối với giáo viên dạy nghề nông nghiệp còn quá thấp so với mặt bằng chung hiện nay.

4.3.3 Đánh giá của cán bộ địa phương về hoạt động đào tạo nghề cho nông dân

Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng việc phỏng vấn 15 cán bộ ở địa phương, bao gồm Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị chuyên ngành thuộc Sở, cán bộ chuyên môn của Phòng Lao

động - TB&XH, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân huyện; lãnh

đạo một số xã, thị trấn. Hầu hết các đánh giá của nhà quản lý đều cho rằng các hình thức dạy nghề ngắn hạn cho người lao động như hiện nay là phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế; phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất tại địa phương, người lao động vừa có thể vẫn làm công việc sản xuất của gia đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 94  vừa có thể theo học các lớp để nâng cao kiến thức và tay nghề, áp dụng ngay chính vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm góp phần ổn định đời sống.

Có tới 70% số người được hỏi cho rằng để hoạt động ĐTN nông nghiệp cho LĐNT có chất lượng cao vấn đề cần quan tâm là phải đảm bảo được cơ

sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và đội ngũ giáo viên chuyên sâu về lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là chất lượng giảng dạy phải được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh

đó 85% các ý kiến của cán bộ địa phương đều có điểm chung là để nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTN nông nghiệp cho LĐNT thì rất cần các cơ chế chính sách phù hợp đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng tại các vùng nuôi trồng thủy sản, khu chăn nuôi tập trung….

Hộp 4.9. Ý kiến đánh giá của cán bộđịa phương về hoạt động Đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân

Các hình thức dạy nghề ngắn hạn cho nông dân như hiện nay là phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm tổ chức sản xuất tại địa phương, từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Người nông dân vừa có thể làm công việc sản xuất của gia đình vừa có thể theo học các lớp để nâng cao kiến thức và áp dụng vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm góp phần ổn định đời sống.

Ông Nguyễn Bá Điền- Chủ tịch UBND xã cảnh Hưng, huyện Tiên Du

4.4 Định hướng và giải pháp đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân ởhuyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

4.4.1 Các căn cứ xác định giải pháp

4.4.1.1 Căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Du khóa XVI, nhiệm kỳ

2010-2015 mục tiêu đến năm 2014 là tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, hiệu quả bền vững; quan tâm hỗ trợ nông dân về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 95  vốn, KHKT, chế biến và thị trường tiêu thụ nông sản; chú trọng quy hoạch vùng sản xuất tập trung lớn, đưa các giống có năng suất, chất lượng, giá trị

kinh tế cao vào sản xuất.

4.4.1.2 Căn cứ vào quy định của Nhà nước, của tỉnh, huyện về công tác ĐTN

Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”; Quyết định số

383/QĐ-UBND ngày 06/4/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt “Đề án ĐTN cho LĐNT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng

đến năm 2020”; Đề án “ĐTN cho LĐNT huyện Tiên Du giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020” và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ

huyện Tiên Du khóa XVI, nhiệm kỳ 2010-2015.

4.4.1.3 Căn cứ vào thực trạng hoạt động đào tạo nghề của huyện Tiên Du

Mặc dù là những năm đầu triển khai Đề án gặp không ít khó khăn, vướng mắc, tuy nhiên công tác ĐTN nông nghiệp cho nông dân của huyện Tiên Du đã đạt được những kết quả bước đầu, đáng khích lệ:

- Tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và người dân về vai trò của ĐTN nông nghiệp cho LĐNT đối với phát triển nguồn nhân lực nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng NTM.

- Nhận thức của người dân về học nghề đã có những chuyển biến tích cực. Theo báo cáo của huyện và qua thực tế kiểm tra ở một số xã, số lao động học nghề nông nghiệp ngày càng tăng. Nội dung chương trình đào tạo cụ thể, thiết thực với nhu cầu của người dân. Chương trình đào tạo linh hoạt, khoa học, được thiết kế phù hợp với thời gian sinh trưởng của cây, con và phù hợp với điều kiện kinh tế, đối tượng nông dân. Phương pháp ĐTN khoa học gắn với mô hình được áp dụng trong suốt quá trình học.

- Công tác xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghềđã được Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện thống nhất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 96  và đồng bộ, đây là cơ sở để các cơ sở dạy nghề của huyện Tiên Du áp dụng trong quá trình ĐTN nông nghiệp cho LĐNT theo hướng áp dụng các tiến bộ

KHKT trong sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Công tác thông tin, tuyên truyền đã đạt được những kết quả nhất định. Các kênh thông tin đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người nghe; đã phổ biến, nhân rộng và khuyến khích nhiều người học tập làm theo những nông dân, cá nhân và tập thể có những thành công trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều nông dân đã lựa chọn được nghề, cơ sở dạy nghề phù hợp với khả năng và điều kiện sản xuất tại địa phương để học nghề. Sau khi học nghề đã tổ chức sản xuất và bước đầu đã nâng cao được thu nhập.

Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, bất cập, đó là:

- ĐTN nông nghiệp cho LĐNT còn thiếu định hướng; chưa gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- ĐTN nông nghiệp hiện nay chưa gắn với nhu cần học nghề của LĐNT, mới tập trung vào các nghề cũ, chưa tạo được các nghề mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- ĐTN nông nghiệp cho LĐNT chưa gắn với doanh nghiệp, HTX để

giải quyết việc làm sau đào tạo.

4.4.1.4 Căn cứ vào nhu cầu học nghề nông nghiệp của lao động nông thôn

Huyện Tiên Du đang trong giai đoạn phát triển theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, vì vậy mọi nỗ lực của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương đang tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, do đó nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong đó có sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như: Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam, Công ty cổ phần tập đoàn Minh Tâm…có xu hướng gia tăng nhanh chóng, điều này cũng

đồng nghĩa với việc đòi hỏi một đội ngũ lao động tương đối lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 97  trình độ, tay nghề chưa cao, chưa đáp ứng được với những yêu cầu khắt khe của "kinh tế thị trường - hàng hoá". Để trả lời câu hỏi này, cần thiết phải tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu ĐTN của người lao động trên địa bàn huyện, làm cơ sở dự báo về quy mô đào tạo, xây dựng chương trình

đào tạo phù hợp với nguyện vọng học nghề của người dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thực tế cho thấy trong những năm qua, huyện Tiên Du chưa có cuộc điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu ĐTN nông nghiệp cho nông dân của các cơ quan quản lý Nhà nước hay của các cơ sở ĐTN, dẫn đến công tác ĐTN nói chung và ĐTN nông nghiệp cho nông dân nói riêng còn chưa sát với thực tế.

Để có thêm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp, đề tài đã tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề nông nghiệp của LĐNT. Kết quả điều tra thể hiện

ở bảng dưới đây:

Bảng 4.24. Nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp của lao động nông thôn TT Nghềđào tạo Số lượng học viên %/nghềđào tạo Số lượng mẫu điều tra 90 100 1 Trồng cây cảnh 8 8,9 2 Chăn nuôi 15 16,7 3 Thú y 14 15,6 4 Nuôi trồng thủy sản 17 18,9 5 Trồng rau an toàn 10 11,1 6 Trồng nghệ 11 12,2 7 Trồng nấm 15 16,7 Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra

Có thể thấy rõ xu hướng lựa chọn nghề nông nghiệp của người LĐNT đa số muốn học các nghề thuộc lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trồng nấm, chăn nuôi vì

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 98  như trồng rau an toàn đòi hỏi vốn, kỹ thuật cao trong khi thị trường đầu ra gặp khó khăn; nghề trồng cây cảnh có thời điểm thu hút sự quan tâm của nhiều người, song giai đoạn hiện nay kinh tếđang suy thoái, nên nhu cầu đang giảm rõ rệt.

4.4.2 Định hướng đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện Tiên Du

Để phát triển ĐTN nông nghiệp cho nông dân của một huyện đang có tốc

độđô thị hóa nhanh như Tiên Du cần quán triệt một sốđịnh hướng sau đây: - ĐTN nông nghiệp cho LĐNT phải phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực ngành và phục vụ thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và chương trình xây dựng NTM của huyện.

- ĐTN nông nghiệp cho LĐNT phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của nông dân; gắn với quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân; phù hợp với

đặc điểm về trình độ, tư duy của LĐNT. Đồng thời ĐTN phải gắn với đặc thù của sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Tập trung đào tạo nghề cho LĐNT làm kỹ thuật viên ngành nông nghiệp cần có chứng chỉ nghề (như: người làm nghề dịch vụ thú y, bảo vệ

thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón…) để có đủ điều kiện hợp đồng với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Đào tạo cho LĐNT của các xã đã có quy hoạch phát triển sản xuất, quy

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 105)