Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 63)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Tiên Du là huyện nằm ở phía Tây Nam của Tỉnh, cách trung tâm tỉnh 5 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng: Từ 2000530 đến 2101100 độ vĩ Bắc; Từ

10505815 đến 10600630 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh, huyện Yên Phong. Phía Nam giáp huyện Thuận Thành. Phía Đông giáp huyện Quế Võ. Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn. Năm 2007 do yêu cầu phát triển của thị xã Bắc Ninh, 02 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh được chuyển về

Thành phố Bắc Ninh nên hiện nay huyện Tiên Du có 14 đơn vị hành chính, bao gồm 13 xã và 01 thị trấn.

Tiềm năng: huyện Tiên Du có vị trí địa lý khá thuận lợi, là nơi giầu truyền thống văn hóa, nằm gần ngoại ô thủđô Hà Nội, thuộc vùng kinh tế phát triển. Hệ thống giao thông thuận lợi với hai trục đường quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc Ninh-Nội Bài, đường cao tốc và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua. Với địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa rau màu và thủy sản chất lượng cao.

3.1.1.2 Khí hậu thủy văn

Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao.

Mùa khô - lạnh bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa/tháng biến động từ 11,6 - 82,9 mm, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,8 - 23,40C. Mùa mưa - nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 36  trung bình tháng dao động từ 24,5 - 29,90C, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 282,3mm (tháng 8). Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 84,64% tổng lượng mưa cả năm.

3.1.1.3 Địa chất, địa hình

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình của huyện Tiên Du tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích trong huyện đều có độ dốc <30, địa hình của huyện thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

3.1.1.4 Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Tiên Du có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, bao gồm: sông Ngũ Huyện Khê, sông Đuống và hàng trăm ha mặt nước ao hồ.

- Nguồn nước ngầm: Qua thực tế sử dụng của người dân trong huyện cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 2- 5m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia

đình trong mùa khô, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân.

3.1.1.5 Tài nguyên đất

Tính đến ngày 01/01/2013 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 9.568,7 ha, trong đó:

- Đất sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản: 5.594,9 ha, chiếm 58,5%. - Đất phi nông nghiệp: 3.917,4 ha, chiếm 40,9%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 37 

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Tiên Du năm 2013

Đơn vị tính: ha

TT Loại đất Tổng Số

Tổng diện tích tự nhiên 9568,7 1 Đất nông - Lâm nghiệp-T.sản 5594,9

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 4843,7 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 4792,6 1.1.1.1 Đất trồng lúa 4453,2 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 8,3 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 331,0 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 51,2 1.2 Đất lâm nghiệp 200,4 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 59,9 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 140,5 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 500,0 1.5 Đất nông nghiệp khác 50,4

2 Đất phi nông nghiệp 3917,4

2.1 Đất ở 1120,4 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1061,7 2.1.2 Đất ở tại đô thị 58,1 2.2 Đất chuyên dùng 2454,4 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, sự nghiệp 17,2 2.2.2 Đất quốc phòng 11,0 2.2.3 Đất an ninh 0,4

2.2.4 Đất sx, k.doanh phi nông nghiệp 839,8

2.2.5 Đất có mục đích công cộng 1585,9

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 22,0

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 69,0

2.5 Đất sông và mặt nước 251,0

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,6

3 Đất chưa sử dụng 56,5

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 56,2

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 0,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 38 

3.1.2 Điều kiện kinh tế

3.1.2.1 Dân số

Huyện Tiên Du có dân số nông thôn là chủ yếu, theo kết quả thống kê

đến 31/12/2013, dân số của toàn huyện là 132.073 người với 39.049 hộ, trong

đó dân số nông thôn là 117.247 người (chiếm 91,13% tổng dân số toàn huyện), dân số thành thị là 11.317 người (chiếm 8.87% tổng dân số toàn huyện). Dân cư huyện Tiên Du phân bố tương đối đồng đều với mật độ dân số

trung bình 1.345 người/km2.

Bảng 3.2. Dân số và số lao động trên địa bàn huyện Tiên Du (2011-2013)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%)

Dân số toàn huyện 122.183 100 123.569 100 132.073 100 1. Phân theo khu vực

+ Dân số thành thị 10.990 8,99 11.127 9,00 11.317 8,87 + Dân số nông thôn 111.193 91,01 112.442 91,00 117.247 91,13 2. LĐ trong độ tuổi 75.578 61,86 76.802 62,15 78.824 59,68

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tiên Du 3.1.2.2 Lao động, việc làm

Huyện Tiên Du trong những năm gần đây kinh tế phát triển với nhịp độ

cao, việc xuất hiện các công ty, nhà máy chế biến ở khu công nghiệp, các vùng quê đã thu hút và chuyển dịch lực lượng lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ...

Việc phát triển các khu công nghiệp đã đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ

cấu kinh tế mạnh mẽ, cả cơ cấu ngành lẫn trong nội bộ ngành theo xu hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Các ngành này đã thu hút một lực lượng lao động khá lớn, sẵn có tại địa phương và các nơi khác vào làm việc. Sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 39  nay của huyện.

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy lao động trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng đã tăng từ 19.167 người năm 2011 lên 22.444 người năm 2013 tăng 17%. Lao động làm dịch vụ tăng từ 10.481 người năm 2011 lên 11.386 người năm 2013, tăng 8,6%. Ngược lại, lao động nông-lâm-ngư nghiệp đã giảm từ

45.930 người năm 2011xuống còn 44.994 người năm 2013 giảm 2,1%.

Bảng 3.3. Lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) cấu (%)

Công nghiệp-Xây dựng 19.167 25,36 20.663 26,91 22.444 28,48 Nông-Lâm-Ngư nghiệp 45.930 60,77 45.293 58,97 44.994 57,08 Dịch vụ 10.481 13,87 10.846 14,12 11.386 14,44

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Du)

13.87 14.12 14.44 25.36 26.9 28.48 60.77 58.98 57.08 0 20 40 60 80 100 120 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dịch vụ

Công nghiệp xây dựng

Nông- Lâm- Ngư

Nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 40 

3.1.2.3 Tình hình kinh tế

Là một trong những trung tâm kinh tế tác động trực tiếp đến quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của tỉnh nói riêng và cả vùng nói chung, Tiên Du luôn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao bình quân giai đoạn (2006-2013) đạt 16,2%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện

đại, đến năm 2013 với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 77,4%, dịch vụ

17,5%, nông nghiệp còn 5,1%; thu ngân sách đạt trên 435 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 3.476 USD/năm, vượt Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ huyện đề ra.

Với lợi thế về địa lý, giao thông và đất đai; Tiên Du đã xác định sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là khâu đột phá và là động lực để

phát triển kinh tế - xã hội. Đảng bộ huyện đã ban hành nhiều Nghị quyết về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp vào đầu tư, sản xuất kinh doanh ở

các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn. Đồng thời có chính sách để các địa phương khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, nhân cấy nghề mới, tạo việc làm cho LĐNT. Đến nay trên địa bàn huyện đã có 03 khu công nghiệp tập trung (Tiên Sơn; Đại Đồng-Hoàn Sơn và VISIP); có 02 cụm công nghiệp địa phương (Phú Lâm và Tân Chi). Cùng với đó là hàng trăm doanh nghiệp, HTX duy trì hoạt động; giải quyết việc làm ổn

định cho hơn 20.000 lao động. Giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp năm 2013 đạt trên 31.000 tỷ đồng, riêng GTSX công nghiệp đạt 3.900 tỷ đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 41 

Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện giai đoạn 2011-2013 Nội dung Đơn vị tính Thực hiện 2010 Thực hiện Tăng BQ(%) 2011-2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 116,2 115,6 112,8 112,3 113,1

Tr đó: - Công nghiệp, xây dựng " 118,5 117,7 116,3 115,2 115,8 - Nông, lâm, thuỷ sản " 101,9 102,5 101,2 101,5 101,7 - Dịch vụ " 116,5 114,9 105,2 107,5 108,3

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tiên Du 2013

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Hết năm 2013, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng cơ bản ước chiếm 79,2% (tăng 18,6% so với năm 2005); thương mại-dịch vụ chiếm 15,28%, giảm 5,2%; nông-lâm nghiệp-thủy sản chiếm 5,6%, giảm 13,6%. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nhưng hiệu quả sản xuất hàng hóa không ngừng nâng cao. Riêng năm 2013, giá trị sản xuất nông- lâm-ngư nghiệp (theo giá hiện hành) ước đạt 490 tỷđồng, tăng 9,8% so với năm 2010. Nông nghiệp, nông thôn luôn được huyện đặc biệt quan tâm và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Bước đầu đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa lai, lúa hàng hóa, trồng rau màu và kinh tế trang trại. Chăn nuôi đã phát triển trở

thành ngành chính trong nông nghiệp, đến nay đã xây dựng được nhiều mô hình

điểm áp dụng công nghệ cao như: Khu công nghệ cao Việt Đoàn, hoa cây cảnh ở

Phú Lâm, chăn nuôi tập trung xa khu dân cưở Cảnh Hưng. Năng suất lúa bình quân từ 39,2 tạ/ha năm 1999, tăng lên 60,5 tạ/ha năm 2013. GTSX nông nghiệp từ 27 triệu đồng/ha năm 1999, tăng lên 96 triệu đồng/ha năm 2013.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 42 

Bảng 3.5. Cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du giai đoạn 2005-2013

Đơn vị tính: %

Năm

Các ngành 2005 2011 2013

Nông – Lâm – Thủy sản 19,2 8,9 5,6

Công nghiệp – Xây dựng 60,6 74,3 79,2

Dịch vụ 20,2 16,8 15,2

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tiên Du năm 2013

19,2 8,9 5,6 20.2 16,8 15,2 60.6 74,3 79,2 0 20 40 60 80 100 120 Năm 2005 Năm 2011 Năm 2013

Công nghiệp- Xây dựng

Dịch vụ

Nông- Lâm- Thủy sản

Biểu 3.2. Cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du giai đoạn 2005-2013

Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người của huyện Tiên Du cũng tăng khá nhanh. Năm 2011 GDP/người của huyện (theo giá cố định) mới chỉ đạt 14,5 triệu đồng/năm. Nhưng đến năm 2012, GDP/người (theo giá cố định) đã đạt 16,2 triệu đồng/năm, cao hơn so mức trung bình đồng bằng Sông Hồng (5,1 triệu đồng) và cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước (4,3 triệu đồng). Năm 2013 GDP bình quân đầu người (theo giá cốđịnh) đạt 18,1 triệu đồng (tương đương khoảng 1.110 USD).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 43 

Bảng 3.6. Thu nhập bình quân đầu người (theo giá CĐ 1994) huyện Tiên Du năm 2011-2013

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Năm

Thu nhập 2011 2012 2013

Bình quân đầu người/1 tháng 1.208,3 1.350,0 1.508,3 Bình quân đầu người/1 năm 14.500,0 16.200,0 18.100,0

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tiên Du

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thu nhập bình quân theo đầu người/1 tháng

Thu nhập bình quân theo đầu người/1 năm

1208,3 1350 1508,3 14500

16200

18100

Biểu 3.3. Thu nhập bình quân đầu người/năm

3.1.3 Văn hóa - xã hội

Tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Tiên Du nói riêng là miền quê của chùa, tháp, lăng miếu, đền đài, quê hương của lễ hội và sinh hoạt văn hóa dân gian nổi tiếng. Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Kinh Bắc là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Trong thời phong kiến, suốt hơn 800 năm khoa cử chữ Hán, Bắc Ninh là nơi sản sinh ra hơn 600 vị tiến sỹ. Trong đó có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 44  rất nhiều người đã trở thành các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa như Lê Văn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Cao, ...

Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thểđược bảo tồn và phát huy; Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là niềm tự hào, là vinh dự to lớn của con người và vùng đất địa linh nhân kiệt Bắc Ninh - Kinh Bắc với bạn bè trong nước và quốc tế. Một số di tích được đầu tư, trùng tu, nâng cấp thành các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu như: Chùa Lim, chùa Phật Tích, chùa Hồng Ân, chùa Bách Môn… được du khách thập phương về thăm quan du lịch và trảy hội.

Tóm lại, qua nghiên cứu khái quát vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm dân số, nguồn nhân lực cho thấy huyện Tiên Du trong quá trình CNH - HĐH có những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi

- Huyện Tiên Du có điều kiện tự nhiên rất phong phú, là huyện trung tâm, có vị trí địa lý, kinh tế-xã hội quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH không chỉ của huyện mà còn của cả tỉnh Bắc Ninh. Kinh tế của huyện có nhiều ngành mũi nhọn, nhiều doanh nghiệp của nhiều thành phần kinh tế đóng trên

địa bàn, đây là tiềm năng để huyện Tiên Du đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, là điều kiện thuận lợi để tạo việc làm cho người lao động.

- Người dân huyện Tiên Du vốn có truyền thống văn hiến cách mạng, mang bản sắc của người dân xứ Kinh Bắc, cần cù, năng động và sáng tạo. Cộng

đồng dân cư có nhiều ngành nghề truyền thống như may mặc, sản xuất đồ mộc, công nghiệp, xây dựng... Cùng với phát triển làng nghề truyền thống đã góp phần tạo sựổn định về việc làm cho người lao động.

- Công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh kéo theo tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo nhiều làm việc mới cho nhiều lao động, trong đó có LĐNT.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 45  trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực được

đánh giá là khá hơn so với nhiều địa phương trong tỉnh nhưng chưa đáp ứng

được sự phát triển nhanh của các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp.

- Với vị trí địa lý thuận lợi cùng với những chính sách ưu đãi đối với

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 63)