Kết quả và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 84)

4.1.6.1 Kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác ĐTN nông nghiệp cho nông dân trong 3 năm từ 2011-2013 UBND huyện Tiên Du đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác ĐTN với phương châm “chậm nhưng chắc, không chạy theo số lượng”. Nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Được sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành của tỉnh,

đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ sở ĐTN, hoạt động ĐTN phát triển nhanh trong thời gian gần đây cả về số cơ sở và số người được đào tạo.

Kết quả trong 3 năm (2011-2013), tổng số LĐNT đã được ĐTN nông nghiệp là 3.871 lao động, trong đó có 2.548 lao động là nữ, chiếm 66%. Kết quả cụ thể: Năm 2011 đã mở được 33 lớp đào tạo cho 990 lao

động, trong đó có 603 lao động là nữ về các nghề chăn nuôi thú y; kỹ

thuật trồng rau an toàn; kỹ thuật trồng, chăm sóc, uốn tỉa cây cảnh; kỹ

thuật trồng rau màu; trồng nghệ; trồng nấm; trồng cây ăn quả. Năm 2012

đã mở được 46 lớp đào tạo cho 1.381 lao động, trong đó có 839 lao động nữ về các nghề kỹ thuật chăn nuôi thú y, kỹ thuật trồng trọt; kỹ thuật trồng, chăm sóc, uốn tỉa cây cảnh; trồng cây ăn quả; kỹ thuật trồng nấm; kỹ thuật trồng rau an toàn; trồng rau màu. Năm 2013 đã mở được 50 lớp

đào tạo cho 1.500 lao động, trong đó có 1.106 lao động là nữ về các nghề

trồng hoa, cây cảnh; chăn nuôi, thú y; kỹ thuật trồng nấm; trồng nghệ; kỹ

thuật trồng rau an toàn; kỹ thuật trồng rau màu.

Theo đánh giá chung của các xã, các lớp ĐTN nông nghiệp cơ bản

đã tập trung vào các nghề phù hợp với nhu cầu của địa phương, gắn với chương trình xây dựng NTM. Các lớp ĐTN đã lấy thực hành là chính, với phương châm “cầm tay, chỉ việc”; giúp người học tiếp cận và làm theo những mô hình, điểm trình diễn đã có. Giáo viên dạy nghề là người có kinh nghiệm và có khả năng thực hành “miệng nói, tay làm”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 62  Bảng 4.7 Kết quả và hiệu quảĐTN nông nghiệp từ năm 2011-2013 của huyện Tiên Du TT Đơn vịĐào tạo Số lớp Số học viên Nữ Tổng số người học xong Tổng số có việc làm I Năm 2011 33 990 603 990 738

1 Trung tâm dạy nghề huyện 6 180 128 180 121 2 Hội Nông dân huyện 19 570 290 570 424 3 Công ty TNHH Đào Thị 2 60 30 60 45 4 Trung tâm kỹ thuật tổng

hợp-Hướng nghiệp tỉnh 6 180 155 180 148

II Năm 2012 46 1381 839 1381 1114

1 Trung tâm dạy nghề huyện 10 301 114 301 207 2 Hội Nông dân huyện 26 780 485 780 655 3 Công ty TNHH Đào Thị 3 90 75 90 80 4 Trung tâm kỹ thuật tổng

hợp-Hướng nghiệp tỉnh 7 210 165 210 172

III Năm 2013 50 1500 1106 1500 1174

1 Trung tâm dạy nghề huyện 13 390 246 390 264 2 Hội Nông dân huyện 25 750 564 750 628 3 Công ty TNHH Đào Thị 8 240 201 240 190 4 Trung tâm kỹ thuật tổng

hợp-Hướng nghiệp tỉnh 4 120 95 120 92

Tổng cộng 129 3871 2548 3871 3026

Nguồn: Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Tiên Du

Kết quả ĐTN nông nghiệp do các cơ sở ĐTN và các tổ chức đoàn thể

huyện Tiên Du thực hiện như sau:

a. Trung tâm dạy nghề Huyện

Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu học nghề của các xã, Trung tâm dạy nghề

huyện đã xây dựng kế hoạch ĐTN trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện Trung tâm đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Trung tâm dạy nghề thực hiện công tác ĐTN có hiệu quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 63 

Bảng 4.8. Kết quảĐTN nông nghiệp cho nông dân do Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức từ năm 2011 - 2013

TT Tên nghLĐNT ềđào tạo cho Số lớp Sviên ố học Nữ

Tổng số người học xong Tổng số có việc làm I Năm 2011 6 180 128 180 121 1 Chăn nuôi thú y 3 90 75 90 78 2 Kỹ thuật trồng rau an toàn 3 90 53 90 43

II Năm 2012 10 301 114 301 207 1 Kỹ thuật chăn nuôi- Thú y 2 60 23 60 45 2 Kỹ thuật trồng trọt 2 60 44 60 47 3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc, uốn tỉa cây cảnh 3 91 0 91 67 4 Kỹ thuật trồng Nấm 3 90 47 90 48 III Năm 2013 13 390 246 390 264 1 Trồng hoa, cây cảnh 2 60 0 60 55 2 Chăn nuôi thú y 2 60 30 60 47 3 Trồng nấm 6 180 135 180 127

4 Kỹ thuật trồng rau an toàn 3 90 81 90 35

Tổng cộng 29 871 488 871 592

Nguồn: Trung tâm dạy nghề huyện Tiên Du

Qua bảng 4.8 ta thấy từ năm 2011-2013, Trung tâm dạy nghề huyện đã mở được 29 lớp ĐTN nông nghiệp cho 871 lao động, trong đó có 488 lao

động là nữ, chiếm 56%.

b. Công ty trách nhiệm hữu hạn Đào Thị

Là công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tháng 11 năm 2008, có trụ sở chính tại thôn Đại Thượng, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; cơ sở đào tạo tại số 14 Đỗ Nguyễn Thụy, thị trấn Lim, huyện Tiên Du. Các nghềđào tạo là nghiệp vụ giúp việc; tin học văn phòng; nấu ăn; kỹ thuật trồng rau màu; kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh. Trong những năm gần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 64 

đây công ty được Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Tiên Du chọn là

đơn vị có đủđiều kiện tham gia ĐTN nông nghiệp cho LĐNT.

Bảng 4.9. Kết quảĐTN nông nghiệp cho nông dân do công ty TNHH Đào Thị tổ chức từ năm 2011 - 2013 TT Nghềđào tạo Số lớp Số học viên Nữ Tổng số người học xong Tổng số có việc làm I Năm 2011 2 60 30 60 45 1 Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cảnh 1 30 5 30 20

2 Kỹ thuật trồng rau màu 1 30 25 30 25

II Năm 2012 3 90 75 90 80

1 Kỹ thuật trồng rau màu 3 90 75 90 80

III Năm 2013 8 240 201 240 190

1 Kỹ thuật trồng rau màu 8 240 201 240 190

Tổng cộng 13 390 306 390 315

Nguồn: Công ty TNHH Đào Thị

Qua bảng 4.9 ta thấy kết quả từ năm 2011-2013, công ty đã ĐTN nông nghiệp cho 390 lao động, trong đó có 306 lao động là nữ chiếm 78%, tập trung vào các nghề trồng và chăm sóc cây cảnh, trồng rau màu.

c. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp tỉnh

Là đơn vị được UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định thành lập ngày 7/5/2003; có trụ sở tại Số 39, Nguyễn Đăng Đạo, phường Suối Hoa, thành phố

Bắc Ninh. Đây là Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp duy nhất trên

địa bàn tỉnh Bắc Ninh hoạt động theo "Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp" do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Với nhiệm vụ hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 2011, Trung tâm

được Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh cho phép mở các lớp dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh theo Đề án 1956. Trung tâm đã nhanh chóng triển khai dạy các nghề như may công nghiệp, tin học, trồng trọt, trồng nấm,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 65  trồng nghệ, điện dân dụng, mây tre đan xuất khẩu. Kết quả từ năm 2011-2013 Trung tâm đã ĐTN nông nghiệp cho 510 LĐNT, trong đó có 415 lao động là nữ với các nghề chủ yếu là trồng nấm và trồng nghệ.

Bảng 4.10. Kết quả và hiệu quả dạy nghề nông nghiệp do Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh tổ chức từ năm 2011 – 2013

TT Nghềđào tạo Số lớp Số học viên Nữ Tổng số người học xong Tổng số có việc làm I Năm 2011 6 180 155 180 148 1 Trồng nghệ 3 90 80 90 75 2 Trồng nấm 3 90 75 90 73 II Năm 2012 7 210 165 210 172 1 Trồng nghệ 3 90 67 90 70 2 Trồng nấm 4 120 98 120 102 III Năm 2013 4 120 95 120 92 1 Trồng nghệ 2 60 50 60 45 2 Trồng nấm 2 60 45 60 47 Tổng cộng 17 510 415 510 412

Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh d. Hội Nông dân huyện

Thực hiện xã hội hóa công tác dạy nghề và đa dạng hóa các hình thức dạy nghề cho nông dân, Hội Nông dân huyện chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn và tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành có liên quan tổ chức ĐTN cho nông dân. Trong 3 năm từ 2011-2013 đã phối hợp với các ngành có liên quan tổ

chức ĐTN được 70 lớp cho 2100 hội viên, trong đó có 1339 hội viên là nữ với các nghề: kỹ thuật trồng trọt, trồng nấm, trồng rau an toàn, kỹ thuật chăn nuôi-thú y.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 66 

Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quảđào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT do Hội nông dân huyện tổ chức từ năm 2011 - 2013

TT Tên nghLềĐđNT ào tạo cho Số lớp Sviên ố học Nữ

Tổng số người học xong Tổng số có việc làm I Năm 2011 19 570 290 570 424 1 Kỹ thuật trồng trọt 2 60 51 60 45 2 Kỹ thuật trồng nấm 6 180 25 180 145 3 Kỹ thuật trồng rau an toàn 3 90 67 90 44

4 Trồng nghệ 1 30 16 30 22 5 Trồng cây ăn quả 2 60 31 60 56 6 Trồng cây cảnh 3 90 77 90 55 7 Kỹ thuật chăn nuôi thú y 2 60 23 60 57 II Năm 2012 26 780 485 780 655 1 Kỹ thuật trồng trọt 4 120 89 120 98 2 Kỹ thuật trồng nấm 5 150 123 150 125 3 Kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh 2 60 5 60 34

4 Kỹ thuật trồng rau màu 3 90 76 90 78

5 Trồng nghệ 4 120 112 120 115 6 Trồng cây ăn quả 4 120 45 120 93 8 Kỹ thuật chăn nuôi thú y 4 120 35 120 112 III Năm 2013 25 750 564 750 628 1 Kỹ thuật trồng trọt 3 90 78 90 78 2 Kỹ thuật trồng nấm 4 120 97 120 102 3 Kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh 2 60 9 60 45

4 Kỹ thuật trồng rau an toàn 4 120 109 120 98

5 Trồng nghệ 3 90 112 90 78

6 Trồng cây ăn quả 4 120 45 120 102

7 Kỹ thuật chăn nuôi thú y 5 150 114 150 125

Tổng 70 2100 1339 2100 1707

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 67  Bên cạnh việc tổ chức các lớp ĐTN cho nông dân, trong 3 năm vừa qua Hội Nông dân huyện đã tổ chức tập huấn, chuyển giao KHKT cho nông dân với tổng số 372 lớp cho 51.022 lượt hội viên nông dân tham gia. Hội Nông dân huyện

đã phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có những mô hình hấp dẫn, những cách làm hiệu quảđể thu hút nông dân. Điển hình tại các xã Cảnh Hưng, Tân Chi, Việt Đoàn, Tri Phương. Từ các kiến thức được học, nông dân đã truyền nghề cho nhau và ứng dụng đúng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2011 Hội nông dân huyện đã tổ chức 135 lớp tập huấn cho 12.824 lượt hội viên nông dân về các nội dung: phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật chăm sóc cây trồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trên cây trồng cho nông dân…

Năm 2012 tổ chức 116 lớp tập huấn cho 19.120 lượt hội viên nông dân. Số lượng buổi tập huấn giảm so với năm 2011 là do Hội nông dân đã tăng cường các buổi tọa đàm trực tiếp giữa nhà khoa học với nông dân. Hội đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh, Trạm BVTV, Trạm Khuyến nông huyện tổ chức được 8 buổi tọa đàm giúp nông dân kiến thức KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, 7 buổi tọa đàm giúp nông dân kiến thức về quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Tuy nhiên do tổ chức trong thời gian ngắn, nên nông dân chưa tiếp thu được nhiều kiến thức chuyên môn.

Năm 2013 tổ chức 121 lớp cho 19.078 lượt hội viên nông dân. Đây là năm có số lớp tập huấn tăng cao nhất trong số 3 năm, do nông dân ngày càng thấy được hiệu quả thiết thực từ các lớp tập huấn đối với sản xuất nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 68 

Bảng 4.12. Kết quả tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân do Hội nông dân Huyện tổ chức

TT Diễn giải Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lớp Số người Số lớp Số người Số lớp Số người Tập huấn chuyến giao KHKT trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản... 135 12.824 116 19.120 121 19.078 Tổng 135 12.824 116 19.120 121 19.078

Nguồn: Hội Nông dân huyện Tiên Du 4.1.6.2 Hiệu quảđào tạo nghề

Bên cạnh hoạt động ĐTN thì vấn đề giải quyết việc làm cho người LĐ

sau học nghề cũng là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Được sự

quan tâm và chỉ đạo của các cấp, các ngành, trong 3 năm (từ 2011-2013) đã có 3026 người sau đào tạo, chiếm 78% số người được đào tạo đã có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng cho năng suất và thu nhập cao.

82,8 17,2 0 Áp dụng vào thực tế Không áp dụng vào thực tế Đồ thị 4.1. Khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế %

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 69  Trong 90 nông dân hoàn thành khóa học thì đã có 82,8% số người áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, có 17,2% số người vẫn chưa áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Định hướng việc làm cho nông dân sau khóa học là khuyến khích người nông dân áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất tại gia đình, chứ không hướng người nông dân vào làm việc tại các doanh nghiệp như những ngành nghề khác.

Điều đáng ghi nhận là sau khi tham gia học nghề, các học viên đã áp dụng kiến thức và kỹ năng nghề vào sản xuất và thu được kết quả và hiệu quả

kinh tế cao hơn trước khi học. Trên cơ sở kết quảđạt được, trong những năm tới, huyện cần tiếp tục lựa chọn nghề phù hợp để tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân, giúp nông dân làm giàu từ chính mảnh vườn, thửa ruộng của gia đình.

Hộp 4.2. Áp dụng kiến thức đã học vào sản xuất thực tế tại gia đình

Ngày trước nhà tôi trồng hoa Ly để bán vào dịp Tết nguyên đán, nhưng do chưa biết nhiều kỹ thuật chăm sóc nên hoa Ly nhà tôi bán không được giá. Nhưng Tết năm nay do được các Thầy hướng dẫn tận tình nên hoa Ly nhà tôi bông to và đều, nởđúng vào dịp Tết nên bán được giá hơn mọi năm.

Bác Nguyễn Văn Công: Xã Phú Lâm, huyện Tiên Du

Đánh giá chung: sau 03 năm triển khai thực hiện đề án đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác ĐTN cho LĐNT đối với mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; đã huy động được

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)