Chương trình, giáo trình dạy nghề

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 97)

Hiện nay, các cơ sở ĐTN trên địa bàn huyện Tiên Du đang sử dụng chương trình dạy nghề nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành kèm theo quyết định số 1549/QĐ-BNN-TCCB ngày 18/10/2011; Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/4/2014. Các tài liệu này là các chương trình khung để tổ chức triển khai đào tạo. Bên cạnh đó các giáo viên còn sử dụng các tài liệu, học liệu, đĩa hình khuyến nông (tham khảo trên mục thư viện khuyến nông của trang Web: www.khuyennongvn.gov.vn) để xây dựng tài liệu đào tạo phù hợp với sản xuất nông nghiệp cho từng vùng sinh thái.

Nội dung đào tạo cụ thể, thiết thực với nhu cầu của người dân. Chương trình đào tạo linh hoạt, khoa học, được thiết kế phù hợp với thời gian sinh trưởng của cây, con và phù hợp với điều kiện kinh tế, đối tượng nông dân. Phương pháp đào tạo gắn mới mô hình được áp dụng trong suốt quá trình học. Thời gian học chủ yếu cho phần thực hành nhất là việc rèn luyện kỹ năng nghề cho người lao động.

Công tác xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề đã được thực hiện thống nhất và đồng bộ, đây là cơ

sở để các cơ sở dạy nghề trong cả nước sử dụng trong quá trình ĐTN nông nghiệp cho lao động nông thôn theo hướng áp dụng các tiến bộ

KHKT trong sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Với chương trình khung đào tạo SCN nông nghiệp với mỗi nghề được xây dựng thành các môđun. Trong đó phần lý thuyết chung được tiến hành đào tạo tại các xã, còn phần thực hành sẽ thay đổi tùy điều kiện của từng xã.

Chương trình, giáo trình có hệ thống, bài bản, kết hợp giữa học lý thuyết trên lớp với thực hành ngay tại ruộng, vườn. Số tiết thực hành cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 83  từng nghề đảm bảo trên 70 % tổng số tiết đào tạo từng nghề. Chương trình

ĐTN xây dựng đầy đủ các nội dung từ xác định đối tượng đào tạo, số

lượng mô đun đào tạo, mục tiêu cần đạt được sau khóa học. Một điểm khác biệt trong chương trình ĐTN nông nghiệp cho nông dân là phải chỉ

rõ những cơ hội việc làm cho học viên sau khi ĐTN, tránh tình trạng học viên học xong không áp dụng và tìm được việc làm.

Tuy nhiên, hiện nay có một số nghề nông nghiệp chưa có chương trình chuẩn do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành nên chủ yếu do Trung tâm dạy nghề huyện liên kết và đặt hàng một số cơ sở ĐTN để tổ chức xây dựng, điều đó dẫn tới tình trạng nội dung chương trình đào tạo còn quá rộng, chưa phù hợp với nhu cầu học nghề của người nông dân và yêu cầu kỹ năng nghề. Nội dung một số giáo trình vẫn nặng về lý thuyết, một số kiến thức vẫn còn thiếu chưa kịp bổ sung chưa điều chỉnh kịp thời. Chương trình ĐTN mới chỉ dừng lại ở phổ biến kiến thức, quy trình và các biện pháp kỹ thuật cho cây trồng vật nuôi. Việc giới thiệu các tiến bộ

KHKT mới trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao còn rất hạn chế.

Mặt khác một số nội dung đào tạo chưa có đủ chương trình, giáo trình, nội dung chưa phù hợp để đáp ứng với nhu cầu học nghề đa dạng của LĐNT và thực tế xã hội hiện nay. Đồng thời, ĐTN nông nghiệp cho LĐNT trong thời gian qua vẫn chủ yếu đào tạo cho LĐNT sau khi học nghề vẫn tiếp tục làm nghề cũ (chiếm khoảng 67,2%).

Bên cạnh đó định mức kinh phí đào tạo thấp (đối với một số nghề

cần mua cây, con giống, nguyên vật liệu để thực hành với mức kinh phí quy định chưa đáp ứng yêu cầu) ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)