Định hướng đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 112 - 114)

Để phát triển ĐTN nông nghiệp cho nông dân của một huyện đang có tốc

độđô thị hóa nhanh như Tiên Du cần quán triệt một sốđịnh hướng sau đây: - ĐTN nông nghiệp cho LĐNT phải phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực ngành và phục vụ thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và chương trình xây dựng NTM của huyện.

- ĐTN nông nghiệp cho LĐNT phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của nông dân; gắn với quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân; phù hợp với

đặc điểm về trình độ, tư duy của LĐNT. Đồng thời ĐTN phải gắn với đặc thù của sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Tập trung đào tạo nghề cho LĐNT làm kỹ thuật viên ngành nông nghiệp cần có chứng chỉ nghề (như: người làm nghề dịch vụ thú y, bảo vệ

thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón…) để có đủ điều kiện hợp đồng với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Đào tạo cho LĐNT của các xã đã có quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch xây dựng NTM; tập trung dạy các nghề chính, thiết thực theo quy hoạch của xã (mỗi xã lựa chọn 1-2 cây hoặc con chủ lực, sản xuất hàng hóa để tập trung đào tạo trong năm 2015 và các năm tiếp theo); ĐTN theo các đề án, dự án, mô hình sản xuất hiệu quả trên địa bàn; đào tạo các đối tượng tham gia, có hợp

đồng liên kết trong sản xuất theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 99  - Tiếp tục thực hiện phương thức dạy nghề đa dạng và linh hoạt; đào tạo lý thuyết gắn với thực hành; chú trọng ĐTN nông nghiệp cho LĐNT tại xã, thôn…hoặc tại cơ sở sản xuất (trang trại, trạm…); đào tạo gắn với các mô hình khuyến nông…Giáo viên dạy nghề nông nghiệp phải có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và có khả năng thực hành tốt, lấy thực hành là chính, với phương châm “cầm tay, chỉ việc” “miệng nói, tay làm" để giúp người học tiếp cận và làm theo những mô hình, điểm trình diễn đã có.

- Lựa chọn các cơ sở đào tạo phù hợp, có đủ điều kiện tham gia dạy nghề; ưu tiên các cơ sởđào tạo trong ngành có bề dày kinh nghiệm, có CSVC tốt tham gia đào tạo. Thực hiện chủ trương tăng cường năng lực cho Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư của tỉnh đảm bảo đủđiều kiện tham gia dạy nghề theo các tiêu chí của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

- Thực hiện xã hội hóa ĐTN nhằm thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài huyện cho công tác ĐTN. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia ĐTN và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, loại hình trường lớp. Phải coi trọng và tăng cường công tác ĐTN cho LĐNT mà chủ yếu là đào tạo ngắn hạn các nghề

theo nhu cầu của LĐNT, theo quy hoạch của xã, theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và PTNT. (trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế, chế biến và bảo quản nông, lâm, ngư nghiệp và các nghề truyền thống…).

- Đào tạo gắn với sử dụng: ĐTN gắn với giải quyết việc làm cho người lao động chưa có việc làm, tạo việc làm mới cho những LĐNT mất việc làm. Hỗ

trợ vốn cho người học sau đào tạo để có thể áp dụng kiến thức đã học vào trong quá trình sản xuất, tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập đểổn định cuộc sống. - ĐTN gắn với xây dựng NTM: Trong quá trình xây dựng NTM, ĐTN cho LĐNT là một tiêu chí quan trọng. Có nghề trong tay, nông dân có việc làm, tổ chức lại sản xuất, nâng cao thu nhập, mức sống. Như vậy, ĐTN cho LĐNT chính là nội lực thành công của chương trình xây dựng NTM.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 100 

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)