Đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dâ nở một số quốc gia trên thế

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 40)

2.2.2.1 Thực trạng và kinh nghiệm của Cộng hòa Chu-va-si-a

Trong hoạt động thông tin - tư vấn nhằm ĐTN cho nông dân, họđã chú trọng xây dựng Chương trình quốc gia về bảo đảm thông tin - tư vấn cho nông dân. Chương trình này được Học viện Nông nghiệp quốc gia xây dựng theo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 23 

a. Mục đích của chương trình

- Xây dựng hệ thống thông tin - tư vấn liên hợp ở cấp quốc gia nhằm truyền thụ những tri thức cơ bản về nghề nông cho nông dân dựa trên các thành tựu KHKT của Nga và thế giới trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, có sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông hiện đại.

- Phát triển bền vững cho các hộ nông nghiệp thuộc tất cả các hình thức sở hữu kinh tế chuyên sản xuất và chế biến nông sản nhằm nâng cao hiệu quả

sản xuất nông nghiệp.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nông dân tiếp cận các nguồn thông tin cần thiết liên quan tới nghề nông.

- Xây dựng và phát triển quan hệ thị trường ở nông thôn nhằm nâng cao thu nhập của người nông dân.

b. Nhiệm vụ cơ bản của Chương trình quốc gia

- Phổ biến các kiến thức, thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học và kinh tế

nông nghiệp; kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện làm việc của người nông dân.

- Xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin về sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và viễn thông.

- Tư vấn cho nông dân về cách tổ chức, quản lý, về kinh tế, công nghệ sản xuất, tiếp thị và những vấn đề luật pháp liên quan tới sản xuất nông nghiệp.

- Hỗ trợ nông dân về luật pháp, kinh tế và phương pháp luận trong việc tổ chức các cơ sở sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏở nông thôn.

- Tham gia áp dụng các thành tựu mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm chi phí sản xuất nông sản dưới dạng hàng hóa cho các đối tượng thuộc các loại hình sở hữu cá nhân, tập thể và nhà nước.

- Huấn luyện nhằm nâng cao trình độ chuyên nghiệp cho các cán bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 24  - Xuất bản các ấn phẩm thông tin về tất cả các loại hình sản xuất nông nghiệp; tổ chức các cuộc hội thảo, triển lãm và các buổi thuyết trình về nghề

nông tại các nông trại và các xí nghiệp nông nghiệp quy mô khác nhau, thậm chí tổ chức các buổi trao đổi thông tin - tư vấn ngay trên cánh đồng.

c. Kết quảđạt được của chương trình

- Xây dựng được những cánh đồng thực nghiệm - giới thiệu kinh nghiệm

để tổ chức các cuộc thông tin - tư vấn về các loại giống ngũ cốc, rau quả, con giống mới và các thành tựu mới trong lĩnh vực KHKT nông nghiệp, các kinh nghiệm và các điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp.

- Xây dựng được hệ thống quản lý thông tin về hoạt động kinh tế - tài chính nông nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các vùng và các

địa phương.

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin điện tử cho Bộ Nông nghiệp và Lương thực.

- Xây dựng được CSVC - kỹ thuật để xuất bản các ấn phẩm thông tin về nghề nông cho nông dân.

- Tạo điều kiện để đào tạo và nâng cao tay nghề cho các cán bộ làm công tác dạy nghề cho nông dân.

Qua đó đã góp phần tăng năng suất lao động của nông dân lên 20 - 25% nhờ nâng cao chất lượng nghề nghiệp cho nông dân, thắt chặt mối liên hệ giữa nông dân với các trung tâm thông tin - tư vấn, giảm chi phí sản xuất nông nghiệp. Thông qua các trung tâm này, người nông dân có thể nhanh chóng tiếp thu những kiến thức rất cơ bản và thiết thực về nghề nông, đồng thời phổ

biến kinh nghiệm nhà nông cho những người khác học tập, áp dụng.

2.2.2.2 Thực trạng và kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là nước có 122 triệu ha đất nông nghiệp. Quốc gia này

đang có nhiều chính sách ĐTN cho nông dân mà Việt Nam chưa có, cụ thể là Luật về nông nghiệp, Luật về khuyến khích áp dụng công nghệ trong nông nghiệp (từ năm 1993), Luật giáo dục nghề nghiệp… Ngoài ra cũng có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 25  nhiều Nghị định, quyết định nhằm khuyến khích đổi mới giáo dục nghề

nghiệp, định hướng cho khu vực nông thôn. Với lực lượng đông đảo lao

động cư trú và làm việc ở nông thôn, Trung Quốc dành khá nhiều chính sách ưu

đãi. Sau khi gia nhập WTO ngày 11/12/2001, Trung Quốc đưa tiêu chí hàng

đầu là lĩnh vực phát triển nông nghiệp với đội ngũ nông dân hùng hậu, lành nghề. Họ áp dụng ĐTN theo 4 nguyên tắc:

- Đưa giáo dục việc làm đến tận làng, xã - Giáo dục nghề nghiệp dạy theo nhu cầu

- Các hoạt động giáo dục phải được chuẩn hóa - Quản lý chặt chẽ công tác ĐTN

Các nguyên tắc đó đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nông dân. Không chỉ giúp họ có thời gian để học, mà còn tạo nhiều cơ hội để thực hành. Chương trình ĐTN của Trung Quốc được thiết kế để phục vụ nông nghiệp theo mùa vụ, theo lĩnh vực nuôi trồng… và nhu cầu của nông dân nhằm tạo

động lực và kích thích sự sáng tạo của người học. Học viên được quản lý theo các tiêu chí cực kỳ nghiêm khắc, chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả dạy học. Trung Quốc cũng thực hiện chương trình “Một triệu học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề về làm việc ở nông thôn”. Chương trình này tiến hành trong 2 năm.

Với những kết quả trên đã giúp Trung Quốc trở thành nước có nền kinh tế phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao, đặc biệt các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới ngày càng phong phú,

đa dạng có giá trị kinh tế và năng lực cạnh tranh cao.

2.2.2.3 Thực trạng và kinh nghiệm của Đức

Đức là một quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp phát triển, sản xuất nông nghiệp của nước Đức lại thu hút được rất nhiều lao động trẻ. Tại đây, tất cả chủ

trang trại, HTX nông nghiệp bắt buộc phải có chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn về

nông nghiệp. Do đó việc học nghề của nông dân Đức là tự nguyện.

Việc ĐTN nông nghiệp cho nông dân ở Đức được tiến hành liên tục để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 26 

ứng yêu cầu tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, môi trường và yêu cầu của thị

trường. Chi phí ĐTN cho nông dân ở Đức phần lớn đều do Nhà nước đài thọ. Hệ thống dạy nghề cho nông dân ở Đức chia ra làm nhiều bậc, sơ cấp, trung cấp và giáo viên. Lao động tốt nghiệp phổ thông trung học đào tạo 3 năm thành thợ, học thêm 2 năm nữa thành thợ cả (bậc này mới được làm chủ

trang trại), thợ cả học tiếp thì đạt bậc giáo viên dạy nghề nông nghiệp.

Trong khoá học, nông dân còn được đào tạo các nội dung như tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, môi trường, các dịch vụ liên quan, kiến thức thị

trường. Một tuần, học viên chỉ học lý thuyết 2 buổi, còn lại là thực hành tại nông trại. Học viên học nghề nông nghiệp được trả tiền trong thời gian thực hành.

Một phần của tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 40)