Hình thức kế toán Nhật ký chung.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần sao thái dương” (Trang 28 - 30)

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

* Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt.

- Sổ Cái nguyên vật liệu (TK 152 hoặc TK 611) - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết nguyên vật liệu.

* Ưu điểm, nhược điểm của hình thức kế toán Nhật ký chung:

- Ưu điểm: Hệ thống sổ sách tương đối gọn nhẹ, việc ghi chép đơn giản, chế độ kế toán trên máy theo hình thức kế toán Nhật ký chung nhằm nâng cao trình độ cơ giới hóa công tác kế toán.

- Nhược điểm: Việc tổng hợp số liệu báo cáo không kịp thời nếu sự phân công công tác của cán bộ kế toán không hợp lý và trình độ chuyên môn thấp.

* Điều kiện áp dụng: Áp dụng phù hợp với mọi quy mô mọi trình độ quản lý, trình độ kế toán và đặc biệt thuận lợi trong trường hợp sử dụng kế toán bằng máy vi tính.

Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán Nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký chung

Ghi chú :

: Ghi hàng ngày

: Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ : Quan hệ đối chiếu

Chứng từ kế toán (chứng từ gốc) về nguyên vật liệu Sổ nhật ký đặc biệt ( Sổ nhật ký mua hàng) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu SỔ CÁI TK 152 (611) Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết NVL

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần sao thái dương” (Trang 28 - 30)