Để phù hợp với chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phù hợp với yêu cầu quản lý, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương được tổ chức theo mô hình dưới đây:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương
Phân xưởng sản xuất Phòng kiểm tra chất lượng HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính kế hoạchPhòng Phòng nghiên cứu Phòng kinh doanh Xưởng sản xuất mỹ phẩm Xưởng sản xuất dược phẩm Hệ thống kho
Công ty Cổ phần Sao Thái Dương là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô vừa nên bộ máy tổ chức quản lý với quy mô gọn nhẹ, trực tiếp. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
* Hội đồng quản trị: Gồm 5 người và là những người nắm số cổ phần nhiều nhất. Hội đồng quản trị có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị và theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
* Ban giám đốc: Gồm có 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc:
- Giám đốc công ty: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số cổ đông làm Giám đốc, là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phó giám đốc công ty: Cũng là cổ đông của công ty, là người trợ giúp cho Giám đốc, chịu trách nhiệm về công việc được giao và thay Giám đốc thực hiện công việc khi Giám đốc đi vắng.
* Các phòng chức năng bao gồm:
- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về việc tổ chức, điều hành, quản lý tình hình nhân sự, điều động tuyển dụng nhân sự theo kế hoạch. Ngoài ra phòng tổ chức hành chính còn là nơi tiếp nhận công văn, lưu giữ các loại văn bản của nhà nước.
- Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ vốn tài sản của công ty, tổ chức kiểm tra thực hiện chính sách kinh tế, tài chính, thống kê kịp thời,
trường hợp nguyên vật liệu khan hiếm. Sau đó báo cáo với bộ phận sản xuất và phòng kinh doanh để thực hiện.
- Phòng nghiên cứu: Có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, xây dựng công thức, quy trình các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường và đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm đánh giá chất lượng.
- Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm đối tác kinh doanh, giao dịch ký kết hợp đồng với khách hàng, thu mua nguyên vật liệu, hóa chất, bao tiêu sản phẩm.
Chịu sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc và các phòng chức năng là hệ thống kho và các phân xưởng sản xuất.
* Phòng kiểm tra chất lượng: Chịu trách nhiệm kiểm tra các khâu pha chế, chiết xuất xem đã đúng quy trình hay chưa. Sau đó đưa sản phẩm đi kiểm tra chất lượng.
* Hệ thống kho bao gồm:
- Kho thành phẩm: Sau khi sản xuất, kiểm tra đóng kiện thành phẩm được tập kết vào kho dưới sự quản lý của thủ kho thành phẩm. Sẵn sàng khi có lệnh xuất hàng cho khách hàng và đại lý.
- Kho nguyên liệu: Dưới sự quản lý của thủ kho nguyên vật liệu, các loại nguyên vật liệu khi về công ty được tập kết, phân loại và sắp xếp khoa học. Khi có lệnh xuất vật tư cho bộ phận sản xuất thì thủ kho xuất nguyên vật liệu với đúng chủng loại và số lượng.
* Các phân xưởng sản xuất: Bao gồm phân xưởng sản xuất dược phẩm, phân xưởng sản xuất mỹ phẩm. Các phân xưởng này có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng của công ty theo một quy trình nhất định.