Bi ến chứng nằm viện

Một phần của tài liệu Đo Áp Lực Nội Sọ Trong Xuất Huyết Não Tự Phát (Trang 100)

H ẠN CẾ CỦA NGI ÊN C ỨU

3.23 Bi ến chứng nằm viện

Nhận xét: 41/62 bệnh nhân (66,1%) không có biến chứng, còn lại

33,9% có biến chứng nằm viện, trong đó viêm phổi chiếm tỉ lệ cao nhất 27,4%, có 2 trường hợp tụt HA (3,2%), 1 trường hợp chảy máu lại sau phẫu

thuật (1,6%) và 1 trường hợp nhiễm trùng huyết (1,6%).

3.7. KẾT QUẢ GOS XUẤT VIỆN, 3 THÁNG, 6 THÁNG

Biểu đồ 3.24. Kết quả GOS xuất viện, 3 tháng, 6 tháng

Nhận xét: Kết quả GOS ở thời điểm xuất viện thì nhóm tàn tật vừa chiếm tỉ lệ cao nhất là 48,4%. Kết quả GOS tiến triển tốt theo thời gian (3 tháng, 6 tháng).

- Hồi phục tốt tăng lên theo thời gian từ 16,1% lên 25,8%. - Tàn tật vừa tăng lên từ 17,7% đến 29,0% và 40,3%. - Tàn tật nặng giảm dần từ 48,4% xuống 38,7% và 25,8%. - Tình trạng thực vật giảm từ 14,5% xuống 12,9% và 4,8%.

3.8. KẾT QUẢ ÁP LỰC NỘI SỌ TRONG NGHIÊN CỨU

Theo mục đích phân tích thống kê dữ liệu bệnh nhân trên cơ sở có hay

không có phẫu thuật cũng như làm nổi bật vai trò của phương pháp theo dõi

ALNS để quyết định phương pháp điều trị. Chúng tôi chia lại bệnh nhân vào 2 nhóm sau khi đã có kết quả, nhóm điều trị nội gồm 39 bệnh nhân được điều

trị nội khoa đơn thuần và nhóm phẫu thuật gồm 23 bệnh nhân được phẫu

thuật mở sọ lấy máu tụ hoặc dẫn lưu não thất khi có chỉ định hoặc do không kiểm soát được ALNS bằng phương pháp điều trị nội khoa, những bệnh nhân

này cũng được điều trị nội kiểm soát ALNS từ lúc vào và tiếp tục sau phẫu

thuật.

3.8.1. Nhóm điều trị nội

3.8.1.1. Tương quan với GOS xuất viện

Bảng 3.11. Tương quan với GOS xuất viện nhóm điều trị nội

GOS xv GCS nv VOXH ALNS 1st ALNS TB ALTMN TB

Hồi phục tốt 9,8±3,8 14,3±4,5 29±7,9 17,3±2,3 74,7±5,4 Tàn tật vừa 9,2±3,6 16,7±5,9 25,5±8,1 16,1±2,1 83,6±6,9 Tàn tật nặng 7,9±2,5 20,9±3,8 24,2±5,6 19,7±3 76,4±7,2 Thực vật 7,3±2,5 24±8 24,7±2,8 19,6±1,4 74,8±7 Tử vong 8,3±3 24,8±17,5 35±4,2 28,4 61,6 p 0,15 0,136 0,07 0,0001 0,049

Nhận xét:

- Khi tìm mối tương quan giữa các biến: GCS nhập viện, thể tích ổ xuất

huyết, ALNS ban đầu, ALNS và ALTMN trung bình với kết quả GOS

xuất viện. Chỉ có các trung bình của giá trị ALNS trung bình là khác nhau có ý nghĩa thống kê với F = 8,018 ; p = 0,0001 <0,05 (phép kiểm

Turkey, one way ANOVA),

- Kết quả GOS xuất viện và ALNS trung bình có mối tương quan thuận

mức độ trung bình với hệ số tương quan R = 0,473: khi giá trị ALNS trung bình càng tăng thì tiên lượng kết quả GOS xuất viện càng xấu và sự tương quan này có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,0001 <0,05. - Kết quả GOS xuất viện và ALTMN trung bình có mối tương quan

nghịch mức độ rất yếu với hệ số tương quan R = -0,015: khi giá trị

ALTMN trung bình càng giảm thì tiên lượng kết quả GOS xuất viện

càng xấu và sự tương quan này không có ý nghĩa về mặt thống kê với p

= 0,945 >0,05.

(Ghi chú: GCS nv là GCS nhập viện, VOXH là thể tích ổ xuất huyết, ALNS 1st là ALNS ban đầu, ALNSTB là ALNS trung bình, ALTMNTB là ALTMN trung bình)

3.8.1.2. Tương quan giữa ALNS, ALTMN và kết quả GOS xuất viện nhóm điều trị nội khoa

Biểu đồ 3.25. Mối tương quan giữa kết quả GOS xuất viện và giá trị ALNS trung bình ở nhóm điều trị nội khoa

Nhận xét: GOS xuất viện trong nhóm điều trị nội có mối tương quan

thuận mức độ trung bình với hệ số tương quan R = 0,473 và có ý nghĩa thống

kê (p <0,05) với giá trị ALNS trung bình (ALNS trung bình càng cao tiên

lượng GOS càng xấu).

(Ghi chú: ICPTB là ALNS trung bình, GOSRV là kết quả GOS lúc

Biểu đồ 3.26. Mối tương quan giữa kết quả GOS xuất viện và giá trị ALTMN

trung bình ở nhóm điều trị nội khoa

Nhận xét: GOS xuất viện trong nhóm điều trị nội có mối tương quan nghịch mức độ rất yếu với hệ số tương quan R = -0,015 và không có ý nghĩa

thống kê với giá trị ALTMN trung bình.

(Ghi chú: CPPTB là ALTMN trung bình, GOSRV là kết quả GOS lúc

3.8.2. Nhóm phẫu thuật

3.8.2.1. Giá trị ALNS tại thời điểm phẫu thuật

Biểu đồ 3.27. Giá trị ALNS tại thời điểm phẫu thuật

Nhận xét: Giá trị ALNS của các bệnh nhân tại thời điểm chỉ định phẫu

thuật nhỏ nhất là 32, lớn nhất là 38, trung bình là 36 ±1,78 mmHg. Trong đó đa số có ALNS >35 mmHg (56,5%).

3.8.2.2. So sánh ALNS trung bình trước và sau phẫu thuật

Biểu đồ 3.28. So sánh ALNS trung bình trước và sau phẫu thuật

Nhận xét: Nhóm giá trị ALNS trung bình trước phẫu thuật cao hơn so

với nhóm ALNS trung bình sau phẫu thuật (33,31 ± 3,31 mmHg so với 19,2 ± 3,07 mmHg), với Z = -5,75; p = 0,001 <0,05 (phép kiểm Mann-Whitney test), sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa về mặt thống kê.

3.8.2.3. So sánh ALTMN trung bình trước và sau phẫu thuật

Biểu đồ 3.29. So sánh ALTMN trung bình trước và sau phẫu thuật

Nhận xét: Nhóm giá trị ALTMN trung bình trước phẫu thuật thấp hơn

so với nhóm ALTMN trung bình sau phẫu thuật (56,99 ± 3,22 mmHg so với

74,53 ± 5,72 mmHg), với F = 7,008; p = 0,001 <0,05 (phép kiểm Student-T test), sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa về mặt thống kê.

3.8.2.4. Tương quan với GOS xuất viện

Bảng 3.12. Tương quan với GOS xuất viện nhóm can thiệp phẫu thuật

GOS x/viện GCS nv VOXH ALNS 1st ALNSTB ALTMNTB

Hồi phục tốt 12,4±3,1 37±14,8 36,2±1,8 17,4±1,6 80,9±4,3 Tàn tật vừa 11,2±3,7 48,3±23,4 30,3±7,7 18,2±1,8 72,7±2,1 Tàn tật nặng 8,2±3,3 46±25,5 29,6±5,2 19,3±2,1 74±5,4 Thực vật 5 85 28 22,5 68 Tử vong 5 55 38 29,6 64,9 P 0,072 0,451 0,19 0,0001 0,01 Nhận xét:

- Kết quả GOS xuất viện và ALNS trung bình sau phẫu thuật có mối tương quan thuận mức độ khá chặt chẽ với hệ số tương quan R = 0,680: khi giá trị ALNS trung bình càng tăng thì tiên lượng kết quả GOS xuất viện càng xấu và sự tương quan này có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,0001 <0,05.

- Kết quả GOS xuất viện và ALTMN trung bình sau phẫu thuật có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ với hệ số tương quan R = -0,605: khi giá trị

ALTMN trung bình càng giảm thì tiên lượng kết quả GOS xuất viện càng xấu

và sự tương quan này có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,002 <0,05.

(Ghi chú: GCS nv là GCS nhập viện, VOXH là thể tích ổ xuất huyết,

ALNS 1st là ALNS ban đầu, ALNSTB là ALNS trung bình, ALTMNTB là ALTMN trung bình)

3.8.2.5. Tương quan giữa ALNS, ALTMN và kết quả GOS xuất viện ở nhóm điều trị phẫu thuật

Biểu đồ 3.30. Mối tương quan giữa GOS xuất viện và giá trị ALNS trung bình sau phẫu thuật ở nhóm điều trị phẫu thuật.

Nhận xét: GOS xuất viện trong nhóm can thiệp phẫu thuật có mối tương quan thuận khá chặt chẽ (R = 0,680) có ý nghĩa thống kê (p = 0,001 <0,05) với giá trị ALNS trung bình sau phẫu thuật (ALNS trung bình sau phẫu thuật càng cao tiên lượng GOS càng xấu).

(Ghi chú: ICPSAUPTTB là ALNS trung bình sau phẫu thuật, GOSRV

Biểu đồ 3.31. Mối tương quan giữa GOS xuất viện và giá trị ALTMN trung

bình sau phẫu thuật ở nhóm điều trị phẫu thuật

Nhận xét: GOS xuất viện trong nhóm can thiệp phẫu thuật có mối tương quan nghịch mức độ khá chặt (R = -0,605) có ý nghĩa thống kê (p = 0,002 <0,05) với giá trị ALTMN trung bình sau phẫu thuật (ALTMN

trung bình sau phẫu thuật càng thấp tiên lượng GOS càng xấu).

(Ghi chú: CPPSAUPTTB là ALTMN trung bình sau phẫu thuật,

3.8.3. So sánh giữa 2 nhóm

3.8.3.1. So sánh ALNS và ALTMN trung bình 2 nhóm

Bảng 3.13. So sánh ALNS và ALTMN trung bình 2 nhóm

Nhóm ALNS (mmHg) ALTMN (mmHg) n

Nội khoa 19,16 ± 3,17 76,40 ± 7,54 39 Phẫu thuật 21,71 ± 2,50 71,26 ± 4,37 23

P 0,001 0,002

Nhận xét:

- Giá trị ALNS trung bình chung cho cả hai nhóm trong thời gian lưu

catheter là 20,11 ± 3,17 mmHg. Nhóm can thiệp phẫu thuật có giá trị ALNS trung bình cao hơn so với nhóm chỉ điều trị nội khoa đơn thuần (21,71 ± 2,50 mmHg so với 19,16 ± 3,17 mmHg), với Z = 3,973; p = 0,001 <0,05 (phép

kiểm Mann-Whitney test) cho thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa về

mặt thống kê.

- Giá trị ALTMN trung bình chung cho cả hai nhóm trong thời gian lưu

là 74,49 ± 6,97 mmHg. Nhóm can thiệp phẫu thuật có giá trị ALTMN trung

bình thấp hơn so với nhóm chỉ điều trị nội khoa đơn thuần (71,26 ± 4,37 mmHg so với 76,40 ± 7,54 mmHg), với Z = -3,112; p = 0,002 >0,05 (phép kiểm Mann-Whitney test) cho thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa về

Biểu đồ 3.32. Diễn biến ALNS ở 2 nhóm

Nhận xét: ALNS thường cao nhất vào khoảng 3 ngày đầu ở cả 2 nhóm,

trong đó ALNS ở nhóm phẫu thuật cao hơn nhiều so với nhóm nội khoa.

ALNS ở nhóm điều trị nội có xu hướng giảm chậm dần theo thời gian, ngược

lại ALNS trong nhóm phẫu thuật giảm nhiều và đột ngột vào khoảng ngày thứ

3-4 (tương ứng với thời gian can thiệp phẫu thuật) và có xu hướng giảm dần

Biểu đồ 3.33. Diễn biến ALTMNở 2 nhóm

Nhận xét: ALTMN thường thấp nhất vào khoảng 3-4 ngày đầu ở cả 2 nhóm, trong đó ALTMN ở nhóm phẫu thuật thấp hơn nhiều so với nhóm nội

khoa. ALTMN ở nhóm điều trị nội có xu hướng tăng chậm dần và ổn định

theo thời gian, ngược lại ALTMN trong nhóm phẫu thuật tăng cao và đột ngột

vào khoảng ngày thứ 3-4 (tương ứng với thời gian can thiệp phẫu thuật) và có

xu hướng thay đổi nhiều và thấp hơn so với nhóm điều trị nội trong những

3.8.3.2. So sánh kết quả GOS xuất viện giữa 2 nhóm

Biểu đồ 3.34. So sánh kết quả GOS xuất viện 2 nhóm

Nhận xét: Kết quả GOS khi ra viện giữa hai nhóm khác biệt không có

ý nghĩa về mặt thống kê (p = 0,279 >0,05).

3.8.3.3. So sánh biến chứng giữa 2 nhóm

Bảng 3.14. So sánh thời gian giữa 2 nhóm

Nội khoa Phẫu thuật P

Thời gian thở máy (ngày) 11,05±0,71 9,83±0,68 0,187 Thời gian nằm hồi sức (ngày) 16,59±1,12 13,26±1,03 0,165 Thời gian nằm viện (ngày) 24,79±1,63 21,78±1,43 0,243

Nhận xét: Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian thở

máy, thời gian nằm hồi sức ngoại và thời gian nằm viện giữa hai nhóm nội

khoa và phẫu thuật (với p >0,05).

Bảng 3.15. So sánh biến chứng giữa 2 nhóm

Biến chứng nằm viện Nội khoa Phẫu thuật P

Viêm phổi 11(28,2%) 6(26,1%) Tụt HA 1(2,6%) 1(4,3%) Xuất huyết lại 0(0%) 1(4,3%) Nhiễm trùng huyết 0(0%) 1(4,3%) Không biến chứng 27(69,2%) 14(60,9%) 0,447

Nhận xét: Biến chứng khi nằm viện khác biệt không có ý nghĩa thống

Chương 4

BÀN LUẬN

Xuất huyết não tự phát chiếm tỉ lệ 10-15% tất cả ca đột quỵ cấp

[102][109]. Các nguyên nhân phổ biến của XHN là THA, túi phình, dị dạng động tĩnh mạch (AVM), rối loạn đông máu và bệnh đông máu [87][97][109]. XHN do THA chủ yếu xảy ra ở đồi thị, gần vị trí vỡ phình mạch có hoặc

không có XHDN/mở rộng vào não thất tại vị trí của AVM, trong khi xuất

huyết do bệnh mạch máu thường ở thùy não [48][109]. Tình trạng thần kinh ban đầu và khoảng thời gian giữa khởi phát và can thiệp điều trị góp phần vào

tiên lượng [109].

Sự thiếu đồng thuận trong điều trị XHN đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong điều trị phẫu thuật và nội khoa [27][76][109]. Hướng dẫn điều trị dựa

trên dữ liệu ít ỏi từ vài thử nghiệm ngẫu nhiên và nhiều nghiên cứu không

ngẫu nhiên không phải là chắc chắn tốt nhất [105]. Tất cả các nghiên cứu

nhấn mạnh lấy cục máu đông sớm trong trường hợp có chỉ định phẫu thuật là lựa chọn điều trị [109][122]. Nghiên cứu quan sát này nhằm tìm hiểu về đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của XHN tự phát cũng như xác định một biện

pháp can thiệp thích hợp.

Ảnh hưởng có hại của tăng ALNS sau CTSN đã được biết rõ [34][51]. Mối quan hệ giữa ALTMN và kết quả sau CTSN đã được nghiên cứu nhiều

và một số nhà nghiên cứu giữ quan điểm rằng ALTMN là thông số quan trọng

quyết định kết quả [34]. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về mối quan hệ giữa kết

quả và ALNS trong XHN tự phát [27][46]. Quan điểm cho rằng tăng ALNS

dẫn đến việc điều trị phẫu thuật các tổn thương này nhưng lợi ích còn tranh cãi. Nhiều tác giả công nhận tăng ALNS tiến triển là hậu quả của phù não phát triển quanh khối xuất huyết dẫn đến phẫu thuật sau vài ngày đến vài tuần. Trong thực tế những khái niệm này chủ yếu dựa trên những quan sát lâm sàng và không được chấp nhận ngoại trừ trong những ca hiếm được xem

Một phần của tài liệu Đo Áp Lực Nội Sọ Trong Xuất Huyết Não Tự Phát (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)