Bi ến chứng

Một phần của tài liệu Đo Áp Lực Nội Sọ Trong Xuất Huyết Não Tự Phát (Trang 31)

Các biến chứng của thiết bị đo ALNS bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, rối loạn chức năng và tắc nghẽn. Những yếu tố liên quan tới biến chứng bao gồm: tuổi (>44 tuổi), thời gian theo dõi kéo dài (≥14 ngày), sử dụng steroid,

Sự xâm thực vi khuẩn (bacterial colonization) trên các thiết bị ALNS

tăng đáng kể sau đặt 5 ngày. Bơm rữa catheter ALNS làm tăng đáng kể sự

xâm thực của vi khuẩn. Tốc độ trung bình của xâm thực vi khuẩn nội sọ là 5% cho catheter trong não thất, 5% dưới nhện, 4% dưới màng cứng và 14% trong

nhu mô khi đặt catheter cảm biến biến đổi hoặc sợi quang [47]. Mặc dù các nghiên cứu này ghi nhận tăng xâm thực vi khuẩn ở tất cả các thiết bị ALNS theo thời gian, nhưng nhiễm trùng nội sọ có ý nghĩa lâm sàng không phổ biến.

Tỉ lệ chung của nhiễm trùng do catheter khoảng 0-27% [23][45][89],

tuy nhiên định nghĩa của nhiễm trùng do catheter rất khác nhau. Những yếu tố

làm tỉ lệ nhiễm trùng cao hơn gồm: thời gian dẫn lưu não thất dài hơn 5 ngày, thường xuyên lấy mẫu DNT, XHNT hoặc XHDN, vỡ xương sọ với dò DNT

và đặt dẫn lưu não thất không vô trùng [89]. Yếu tố giúp tỉ lệ nhiễm trùng thấp hơn là đường hầm dưới da.

Holloway hồi cứu trên 584 bệnh nhân chấn thương đầu với dẫn lưu não thất ghi nhận tỉ lệ viêm não thất là 10,4% và tỉ lệ nhiễm trùng tăng lên sau 10 ngày đầu tiên. Tác giả thấy rằng việc thay thế catheter mỗi 5 ngày nhằm phòng ngừa không làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng. Thông thường, tỉ lệ nhiễm trùng catheter não thất từ 10-17% [47]. Một nghiên cứu lớn trên 1000 bệnh nhân với 1.071 thiết bị theo dõi ALNS Camino [38] cho thấy có 8,5% cấy vi khuẩn dương tính

khi kiểm tra 574 đầu catheter. Một nghiên cứu khác [89] trên 328 bệnh nhân với

thiết bị Camino có tỉ lệ nhiễm trùng là 4,75%. Các MicroSensor Codman cũng được kiểm tra kỹ trong một số nghiên cứu. Hong nghiên cứu trên 120 bệnh nhân

với MicroSensor Codman và không thấy nhiễm trùng trong nhóm bệnh nhân

nghiên cứu. Một nghiên cứu lớn khác của Koskinen và Olivecrona sau đặt gần

1.000 Codman Microsensor cũng không ghi nhận nhiễm trùng do đặt catheter.

Một nghiên cứu khác của Citerio trên 99 bệnh nhân với cảm biến Raumedic

Tỉ lệ chảy máu ở tất cả thiết bị ALNS là 1,4%. Chảy máu cần phải phẫu

thuật là 0,5% trong báo cáo trên hơn 200 bệnh nhân theo dõi ALNS. Tỉ lệ

xuất huyết gây tử vong phụ thuộc vào loại cảm biến: 5% ở thiết bị dưới màng cứng, 4% trong nhu mô và 1,1% trong não thất [89]. Trong 536 thiết bị theo

dõi từ bệnh viện Detroit, catheter não thất đi kèm với tỉ lệ nhiễm trùng là 7,29% và 3,28% xuất huyết, trong khi thiết bị sợi quang là 0,87% tỉ lệ xuất

huyết nhưng tỉ lệ nhiễm trùng không rõ [47].

Catheter bị sự cố hoặc tắc nghẽn được báo cáo là 6,3%, 16% với

catheter trong não thất, vít dưới nhện và 10,5% ở catheter dưới màng cứng

[47].

Bảng 1.2. So sánh các thiết bị đo ALNS vi cảm biến [1][9][45][89]

Tác giả

(năm) Thiết bị - Kỹ thuật

Nhiễm trùng Chảy máu Lỗi kỹ thuật Gelabert (2006)

Camino - Sợi quang 8,5% 2,5% (0,66% chảy máu nặng)

4,5%

Bekar (2009)

Camino - Sợi quang 4,75% 1,1% 3,14%

Koskinen (2005) Codman microsensor - Strain gauge 0% 0,3% (0% chảy máu nặng) Không rõ Hong (2006) Codman microsensor - Strain gauge 0% 0% Không rõ Citerio (2008) Raumedic Neurovent- P - Strain gauge 0% 2% (0% chảy máu nặng) Không rõ Nguyễn Sĩ Bảo (2008)

Một phần của tài liệu Đo Áp Lực Nội Sọ Trong Xuất Huyết Não Tự Phát (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)