So sánh các thi ết bị đo ALNS vi c ảm biến

Một phần của tài liệu Đo Áp Lực Nội Sọ Trong Xuất Huyết Não Tự Phát (Trang 33)

H ẠN CẾ CỦA NGI ÊN C ỨU

1.2 So sánh các thi ết bị đo ALNS vi c ảm biến

Tác giả

(năm) Thiết bị - Kỹ thuật

Nhiễm trùng Chảy máu Lỗi kỹ thuật Gelabert (2006)

Camino - Sợi quang 8,5% 2,5% (0,66% chảy máu nặng)

4,5%

Bekar (2009)

Camino - Sợi quang 4,75% 1,1% 3,14%

Koskinen (2005) Codman microsensor - Strain gauge 0% 0,3% (0% chảy máu nặng) Không rõ Hong (2006) Codman microsensor - Strain gauge 0% 0% Không rõ Citerio (2008) Raumedic Neurovent- P - Strain gauge 0% 2% (0% chảy máu nặng) Không rõ Nguyễn Sĩ Bảo (2008)

1.1.8. Chọn lựa thiết bị đo ALNS

Vì các kỹ thuật không xâm lấn hiện nay đơn giản là không đủ chính xác để thay thế các kỹ thuật xâm lấn truyền thống. Điều này khiến hầu hết các nhà lâm sàng chọn lựa giữa catheter não thất và cảm biến vi mạch [89]. Nói về độ

chính xác thì không có khác biệt giữa 2 kỹ thuật, mặc dù thực tế hầu hết cảm

biến vi mạch không có thể hiệu chỉnh lại sau đặt. MicroSensor Camino (cảm

biến sợi quang) có độ lệch lớn [89], trong khi cảm biến strain gauge đắt tiền hơn nhưng có tỉ lệ nhiễm trùng thấp hơn. Mặt khác, catheter não thất có lợi

thế là có thể dẫn lưu DNT và cho thuốc vào não thất. Mặc dù, dẫn lưu DNT

không sử dụng thường quy để giảm ALNS và cũng không cho thấy có tưới

máu não tốt hơn cũng như không cải thiện kết quả lâm sàng [89].

Hội chấn thương não Mỹ vẫn ưa chuộng dùng catheter não thất là

phương pháp theo dõi ALNS [89]. Cho dù là catheter não thất hay cảm biến

vi mạch là kỹ thuật đo ALNS tối ưu nhưng cả hai đều có ưu và nhược điểm như đã nói ở trên. Do đó, cả hai đều là lựa chọn tốt khi cần theo dõi ALNS.

Nhưng liệu có cần thiết theo dõi ALNS trong điều trị tích cực? Như đã

đề cập trong đoạn đầu hiện không có hướng dẫn chung, theo dõi ALNS chủ

yếu sử dụng cho bệnh nhân chấn thương đầu và gần đây Hội chấn thương não Mỹ (2010) đã công bố hướng dẫn về theo dõi ALNS cho bệnh nhân chấn thương đầu nặng, chỉ vài nghiên cứu ngoại suy từ chỉ định trong chấn thương đầu cho các bệnh lí nội sọ khác như xuất huyết não, não úng thủy. Stein hồi

cứu tất cả bài báo về chấn thương sọ não nặng từ 40 năm hoặc lâu hơn, kết

quả có 127 nghiên cứu loạt ca trên hơn 125.000 bệnh nhân.

Nhìn chung, điều trị sẽ tích cực hơn nếu có theo dõi ALNS và có tỉ lệ

tử vong thấp hơn 12% và 6% bệnh nhân có cơ hội đạt kết quả thuận lợi hơn so

với điều trị thiếu tích cực và không theo dõi ALNS. Tuy nhiên, hầu hết các

Nghiên cứu gần đây báo cáo tỉ lệ sống sót và kết quả tốt hơn nếu có

theo dõi ALNS gồm Patel (2002) và Fakhry (2004). Nhưng các nghiên cứu

khác có kết luận ngược lại với kết quả xấu hơn như là hậu quả của việc theo

dõi và điều trị định hướng ALTMN [89]. Một siêu phân tích nhiều nghiên cứu

gần đây của Cochrane cũng không kết luận được vì không có nghiên cứu nào có tính chất tiền cứu ngẫu nhiên và do đó bị xem là không đủ bằng chứng.

Liệu pháp điều trị ALNS và ALTMN hiện tại đều dựa trên các giả định khác

nhau với khuyến cáo bắt đầu điều trị ở mức ALNS >20-25 mmHg [89]. Rõ

ràng ngày nay các phương thức theo dõi thần kinh nên bổ sung thêm theo dõi ALNS trong môi trường điều trị tích cực nhằm tăng độ an toàn cho bệnh nhân

nhờ hướng dẫn can thiệp chính xác hơn về thể loại, mức độ tích cực và thời gian điều trị bao gồm kiểm soát giảm dần [89].

Việc nghiên cứu các phương pháp lí tưởng để đo ALNS vẫn chưa đầy đủ vì tất cả các phương pháp hiện nay đều xâm lấn. Cần phải chọc thủng hộp

sọ để đo ALNS đã làm nhiều phẫu thuật viên thần kinh miễn cưỡng chấp nhận

kỹ thuật này. Phải mất ít nhất 15 năm trước khi theo dõi ALNS hoàn toàn

được chấp nhận đưa vào thực hành lâm sàng phẫu thuật thần kinh ở nhiều

trung tâm.

Ngay cả bây giờ, vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau về giá trị của kỹ

thuật này, một số cho rằng nó không mang đến sự khác biệt trong kết quả ở

bất kì bệnh thần kinh nào trong khi số khác khẳng định nó là một phần không

thể thiếu trong thực hành phẫu thuật thần kinh và không có nó nhiều bệnh

nhân chắc chắn sẽ chết. Sự thật nằm ở đâu đó giữa hai thái cực này và phụ

thuộc vào cơ sở vật chất và nhân lực có sẵn trong đơn vị phẫu thuật thần kinh

1.2. XUẤT HUYẾT NÃO TỰ PHÁT

1.2.1. Giới thiệu

Xuất huyết não có nguồn gốc không do chấn thương được định nghĩa là sự thoát mạch tự phát cấp tính của máu vào nhu mô não, cũng có thể lan rộng

vào não thất và trường hợp hiếm là vào khoang dưới nhện. XHN tự phát có tỉ

lệ tử vong cao nhất trong tất cả tai biến mạch máu não, chiếm khoảng 10-30% tất cả đột quỵ nhập viện [35] dẫn đến tàn tật nghiêm trọng, tỉ lệ biến chứng và tử vong từ 30-50% tại ngày 30 [35]. Chết tại thời điểm 1 năm thay đổi theo vị

trí khác nhau của XHN: 51% đối với vùng sâu, 57% thùy não, 42% tiểu não và 65% xuất huyết thân não [68].

XHN chiếm khoảng 10-15% các ca đột quỵ ở châu Âu, Mỹ và Úc, trong khi châu Á chiếm khoảng 20-30%. Theo báo cáo mỗi năm có khoảng 2

triệu người trên toàn thế giới bị XHN [63]. Trong một nghiên cứu trên dân số

gần đây, tần suất chung của XHN ước tính là 12-15 trường hợp trên 100.000 dân [35]. Mặc dù, theo số liệu thì tỉ lệ đột quỵ giảm dần theo thời gian, nhưng

kết quả của một siêu phân tích cho thấy tỉ lệ XHN từ năm 1980 đến 2008 đã không giảm [115]. Chi phí điều trị của riêng XHN ước tính là 125.000

USD/người/năm, với tổng chi phí khoảng 6 tỉ USD mỗi năm ở Mỹ [35] liên

quan đến chi phí chăm sóc y tế cấp và mãn tính cũng như mất năng suất lao động.

1.2.2. Phân loại

Tùy vào nguyên nhân chảy máu mà XHN được phân loại là nguyên phát khi bắt nguồn từ sự vỡ tự phát các tiểu động mạch nhỏ bị hư hỏng do

THA mạn tính hoặc bệnh thoái hóa mạch máu dạng bột ngày càng gặp nhiều do tăng dân số lớn tuổi chiếm ít nhất 85% tất cả trường hợp, hoặc XHN thứ

Một phần của tài liệu Đo Áp Lực Nội Sọ Trong Xuất Huyết Não Tự Phát (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)