Các loại tài sản cố định (fixed assets)

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 1: Đại cương về tài chính và tiền tệ - Phạm Anh Tuấn ppsx (Trang 84)

L D ượng cầu vốn vay Vốn vay

1.2.1.Các loại tài sản cố định (fixed assets)

1. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.Các loại tài sản cố định (fixed assets)

Tài sản cố định là tài sản tham gia vào nhiều chu kỳsản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, nhà xưởng... Như vậy giá trịtài sản cố định được luân chuyển dần dần từng phần vào giá trịsản phẩm của mỗi chu kỳkinh doanh và được bù đắp dưới dạng trích khấu hao từdoanh thu tiêu thụsản phẩm. Trong quá trìnhđó, mặc dầu tài sản cố định bịhao mòn, song chúng vẫn giữnguyên (cố định) hình thái vật chất ban đầu. Chỉkhi nào chúng bịhư hỏng không sửdụng được hoặc xét thấy không có lợi vềmặt kinh tếthì khiđó mới phải thay thế đổi mới. Do đó thời gian sửdụng tài sản cố định dài, thậm chí vài chục năm đối với nhà xưởng xây dựng kiên cố.

Do đặc điểm nêu trên của tài sản cố định mà cùng 1 tài sản nhưngởtrường hợp này được coi là tài sản cố định,ởtrường hợp khác lại được coi là tài sản lưu động. Chẳng hạn bò nuôi lấy sữa, sinh sản, cày kéo được coi là tài sản cố định, còn nuôi lấy thịt là tài sản lưu động, máy móc thiết bị đangởtrong kho chờtiêu thụlà tài sản lưu động.

Đặc điểm của tài sản cố định là tham gia vào nhiều chu kỳsản xuất kinh doanh nên quản lý tài sản cố định vềmặt tài chính, kếtoán là rất phức tạp. Đểgiảm nhẹcông việc quản lý, trong thực tếngười ta coi là tài sản cố định khi đồng thời thoảmãn 2 tiêu chuẩn sau:

1. Phải có thời hạn sửdụng từ1 năm trởlên

2. Phải có giá trịtối thiểu đến 1 mức quy định.ỞViệt nam hiện nay quy định là 5 triệu đồng trởlên.

Như vậy trong thực tếkhái niệm tài sản cố định hẹp hơn trong lý thuyết, những tài sản tuy tham gia vào nhiều chu kỳsản xuất kinh doanh, nhưng thiếu 1 trong 2 điều kiện trên được coi là công cụ, dụng cụlao động (gọi tắt là dụng cụlaođộng) và thuộc nhóm tài sản lưu động. Tuy nhiên trong thực tếcòn quyđịnh những tài sản thiếu 1 trong 2 điều kiện trên, nhưng khi chúng tập hợp theo từng tổhợp sửdụng đồng bộmà thoả mãnđược 2 điều kiện trên thì tổhợp này cũng được coi là tài sản cố định như các phương tiện bàn ghế, quạt, điện thoại... trong 1 phòng làm việc.

Căn cứvào hình thái biểu hiện và tính chất sởhữu, có thểchia TSCĐ thành 3 loại:

1.2.1.1. Tài sản cố định hữu hình (tangible fixed assets): là tài sản cố định có hình thái vật chất, được chia thành các nhóm như sau:

• Đất: chỉtiêu này trên bảng tổng kết tài sản phản ánh trịgiá đất (gồm cảmặt nước, mặt biển) hình thành do việc phải bỏchi phí đểmua, đền bù, san lấp, cải tạo nhằm mục đích có được mặt bằng kinh doanh.

• Máy móc, thiết bị.

• Phương tiện vận tải, truyền dẫn thông tin, điện, nước, băng truyền tải vật tư, hàng hoá.

• Thiết bị, dụng cụquản lý như máy tính, quạt, thiết bịkiểm tra chất lượng...

• Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.

• Tài sản cố định hữu hình khác.

Tài sản cố định hữu hình còn có thểphân loại thành:

• Tài sản cố định đang dùng cho sản xuất kinh doanh

• Tài sản cố định chờ đưa vào sửdụng như công trình xây dựng đã nghiệm thu chờ đưa vào sửdụng. Tài sản cố định nằm chờdo thiếu nguyên liệu hoặc sản phẩm khó tiêu thụ.

• Tài sản cố định không cần dùng, chờthanh lý, chuyển nhượng hoặc cho thuê.

anhtuanphan@gmail.com Cách phân loại này giúp nhà quản lý biết được 1 cách tổng quát tình hình tài sản cố định đang được dùng cho sản xuất kinh doanh, còn tiềm tàng hoặcứ đọng để đưa ra các biện pháp khai thác.

1.2.1.2. Tài sản cố định vô hình (intangible fixed assets): Xuất phát từyêu cầu hạch toán chi phí, hạch toán kinh doanh mà tài sản cố định còn bao gồm tài sản không có hình thái vật chất như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí bằng phát minh sáng chế... Phần vốn đã bỏra này gọi chung là tài sản cố định vô hình. Như vậy tài sản cố định vô hình là tài sản cố định không có hình thái vật chất, thể hiện 1 lượng giá trị đãđược đầu tư chi trả nhằm có được các lợi ích hoặc các nguồn có tính kinh tếmà giá trịcủa chúng xuất phát từ các đặc quyền hoặc quyền của doanh nghiệp. Khoản chi phí nào không đồng thời thoả mãn 2điều kiện để được coi là tài sản cố định thìđược hạch toán thẳng hoặc được phân bổdần vào chi phí kinh doanh.

Tài sản cố định vô hìnhđược chia thành các nhóm như sau:

• Quyền sửdụng đất (chỉáp dụngởViệt nam): Giá trịquyền sửdụng đất là giá trị quyền sửdụng 1 diện tích đất trong 1 thời gian nhất định, thuộc nguồn vốn nhà nước cấp cho doanh nghiệp nhà nước. Đây là tài sản cố định vô hình duy nhất không phải do đầu tư chi trảmà doanh nghiệp nhà nước có được. Thường Nhà nước giao quyền sửdụng đất cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích và yêu cầu tính khấu hao vào chi phí, còn các doanh nghiệp khác phải thuê đất.

• Chi phí thành lập, chuẩn bịsản xuất kinh doanh: Gồm có chi phí thăm dò thị trường, lập dựán đầu tư, quảng cáo, khai trương, lệphí đăng ký kinh doanh...

• Bằng phát minh sáng chế: Giá trịbằng phát minh sáng chế được xác định bằng chi phí doanh nghiệp phải trảcho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được nhà nước cấp bằng phát minh sáng chếhoặc doanh nghiệp mua lại bản quyền phát minh sáng chếtừngười sởhữu chúng.

• Chi phí nghiên cứu, phát triển: để chế thửsản phẩm mới, cải tiến công nghệ... tăng sức cạnh tranh. Đối với những doanh nghiệp lớn đây là công việc thường xuyên, bởi vì họcó vốn đầu tư và chịu được rủi ro nếu không thành công.

• Chi phí lợi thếkinh doanh (thương mại): Xuất hiện khi mua lại 1 doanh nghiệp khác. Ngoài sốtiền trảbằng giá trịthực tếcủa các tài sản hữu hình, doanh nghiệp phải trả thêm 1 sốtiền bởi sựthuận lợi của vịtrí địa lý, danh tiếng của doanh nghiệp (uy tín mặt hàng, sựtín nhiệm đối với bạn hàng)...

• Tài sản cố định vô hình khác, thường có các dạng cơ bản sau:

o Độc quyền nhãn hiệu và tên hiệu: Là chi phí phải trả cho việc mua loại nhãn hiệu, tên hiệu nào đó đãđược đăng ký độc quyền.

o Quyền đặc nhượng: Là chi phí doanh nghiệp phải trả để có được đặc quyền thực hiện khai thác các nghiệp vụ quan trọng hoặc sản xuất độc quyền 1 loại sản phẩm theo các hợp đồng đặc nhượng ký kết với nước ngoài hoặc 1 đơn vịnhượng quyền.

o Bản quyền tác giả: Là chi phí tiền thù lao trảcho tác giả, người được Nhà nước cho độc quyền phát hành và bán tác phẩm của mình.

Khoản đầu tư chi trảkểtrên được coi là tài sản và là tài sản cố định bởi vì: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứnhất: Tất cảnhững gì doanh nghiệp phải bỏtiền ra đểcó được đều là tài sản của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh thì mọi chi phí (vốn) bỏra cho hoạt động kinh doanh phải được bù đắp, tái tạo bằng cách tính vào chi phí sản phẩm và qua đó phản ánh đúng sốlượng lợi nhuận thu được.

Thứhai: Những khoản chi phí trên là không nhỏ, nếu tính hết vào 1 chu kỳkinh doanh hoặc trong thời gian ngắn sẽlàm cho doanh nghiệp bịlỗ, như vậy mục đích thu hồi vốn đầu tư tài sản cố định vô hình không thực hiện đựơc, đồng thời không phản ánh đúng kết quảkinh doanh vì tài sản cố định vô hình phát huy tác dụng trong thời gian dài.

Cạnh tranh trong nền kinh tếthịtrường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến đầu tư tài sản cố định vô hình vì hầu hết chúng có tác dụng quan trọng là tăng khảnăng cạnh tranh tiêu thụsản phẩm trong thời gian dài.

1.2.1.3. Tài sản cố định thuê tài chính: là các tài sản cố định hữu hình dưới dạng máy móc thiết bịsản xuất kinh doanh được doanh nghiệp thuê mua tài chính. Do chưa thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp nên không thể đưa chúng vào loại tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp.

Thuê tài chính có thời hạn dài nên tuy không thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụpháp lý khấu hao, bảo dưỡng, giữgìn và sửdụng như tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần quản lý tài sản cố định thuê tài chính như các tài sản cố định hữu hình thuộc sởhữu của doanh nghiệp. Hơn nữa thời hạn thuê rất dài nên có thểcoi nó như khoản tín dụng trung, dài hạn. Vì lý do trên nên cần đưa tài sản cố định thuê tài chính vào bảng tổng kết tài sản đểtheo dõi tình hình khấu hao và tình hình trảnợthuê.

ỞViệt nam, một giao dịch thuê TSCĐ được coi là giao dịch cho thuê tài chính nếu thoả mãn một trong những điều kiện sau đây:

• Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên đi thuê được chuyển quyền sởhữu hoặc được tiếp tục thuê hoặc được mua theo giá thấp hơn giá trịthực tế.

• Thời hạn cho thuê ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết đểkhấu hao tài sản thuê.

• Tổng sốtiền thuê ít nhất phải tương đương 90% giá trịtài sản đó vào thời điểm ký

anhtuanphan@gmail.com hợp đồng. Việt nam quy định là 100%.

Giao dịch thuê TSCĐ không thoảmãn một trong các điều kiện trên được coi là thuê hoạt động (thuê vận hành). Do thời hạn thuê ngắn nên tài sản thuê vận hành theo dõi ngoài bảng tổng kết tài sản.

Bảng tổng kết tài sản phản ánh giá trịcòn lại (nguyên giá trừ đi giá trịhao mòn luỹkế) của tài sản cố định. Nguyên giá tài sản cố định là giá trịcủa tài sản cố định tính theo hoá đơn cộng với các chi phí phát sinh trước khi đưa tài sản cố định vào sửdụng như chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, thuế... nếu những chi phí này chưa đưa vào giá mua. Hao mòn TSCĐ là sựgiảm dần giá trịTSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tựnhiên và do tiến bộ kỹthuật. Mức khấu hao hàng năm được tính bằng (=) nguyên giá tài sản cố định chia cho thời hạn khấu hao.

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 1: Đại cương về tài chính và tiền tệ - Phạm Anh Tuấn ppsx (Trang 84)