Các loại hình trung gian tài chính

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 1: Đại cương về tài chính và tiền tệ - Phạm Anh Tuấn ppsx (Trang 25)

3.1. Các tổchức nhận tiền gửi (Depository Institutions)

Các tổchức nhận tiền gửi là các trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụnhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủthểcần vốn chủyếu dưới hình thức

anhtuanphan@gmail.com

các khoản vay trực tiếp. Không chỉcó vai trò quan trọng trong kênh tài chính gián tiếp các tổchức này còn tham gia vào quá trình cungứng tiền cho nền kinh tế.

Các tổchức nhận tiền gửi bao gồm các ngân hàng thương mại (commercial banks)44và các tổchức tiết kiệm (thrift institutions) như các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (savings and loan associations), các ngân hàng tiết kiệm (savings banks), các quỹtín dụng.

3.1.1. Ngân hàng thương mại (Commercial bank)

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Các ngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu dưới dạng: Tiền gửi thanh toán (checkable deposits), tiền gửi tiết kiệm (saving deposits), tiền gửi có kỳ hạn (time deposits). Vốn huy động được dùng đểcho vay: cho vay thương mại (commercial loans), cho vay tiêu dùng (consumer loans), cho vay bất động sản (mortgage loans45) và đểmua chứng khoán chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương.

Ngân hàng thương mại kinh doanh chủyếu trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn, tuy nhiên gần đây nhờnguồn vốn huy động dồi dào nó bắt đầu vươn sang lĩnh vực tín dụng trung và dài hạn. Ngoài ra ngân hàng thương mại còn cung cấp các dịch vụthanh toán qua ngân hàng và buôn bán ngoại tệ.

Ngân hàng thương mại dùởquốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất. Đây cũng là các trung gian tài chính mà các chủthểkinh tếgiao dịch thường xuyên nhất.

3.1.2. Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (Savings and Loan Associations - S&Ls)

Các hiệp hội này xuất hiện khá phổbiếnởMỹtừnhững năm 50. Nguồn vốn chủyếu của các hiệp hội này là các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳhạn. Phần còn lại (khoảng 20 - 30%) thì vay từcác nguồn khác và vay của chính quyền địa phương hay trung ương. Tiền vốn thu được chủyếu đểcho vay bất động sản (chủyếu là nhàở) với thời hạn dài. Thời kỳ đầu, các hiệp hội này bịgiới hạn trong các khoản cho vay bất động sản và không được cung cấp các tài khoản thanh toán. Nhưng từnhững năm 80 trở đi các hiệp hội tiết kiệm và cho vay đãđược phép cung cấp các tài khoản thanh toán, cho vay tiêu dùng và thực hiện hàng loạt các hoạt động khác mà trước đây chỉgiới hạnởcác ngân hàng thương mại. Ngày nay, sựkhác biệt vềphạm vi hoạt động giữa các hiệp hội tiết kiệm và cho vay với các ngân hàng thương mại hầu như không đáng kể. 44Các ngân hàng đầu tiên ra đời ở Ý vào thời kỳPhục hưng. Các ngân hàng có nguồn gốc từ những người đổi tiền (money changers). Từ “ngân hàng – bank” có nguồn gốc từ từ “banca” trong tiếng Ý nghĩa là cái ghế băng là nơi những người đổi tiền thường ngồi để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Ngân hàng tại Mỹ thường được hiểu là các ngân hàng thương mại, nhưng ở Đức đó lại là các ngân hàng đa năng (universal banks). Hoạt động của các ngân hàng này bao trùm toàn bộ các lĩnh vực tài chính, tiền tệ chứ không hạn hẹp như ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 1: Đại cương về tài chính và tiền tệ - Phạm Anh Tuấn ppsx (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)