Tình trạng “phi trung gian hoá” là tình trạng trong đóng ười gửi tiền sẽ rút tiền gửi ở ngân hàng để mua chứng khoán, kết quả là các khoản tiền tiết kiệm sẽ chạy thẳng đến những người cần vốn thông qua thị

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 1: Đại cương về tài chính và tiền tệ - Phạm Anh Tuấn ppsx (Trang 50)

chứng khoán, kết quả là các khoản tiền tiết kiệm sẽ chạy thẳng đến những người cần vốn thông qua thị trường tài chính mà không thông qua các ngân hàng nữa.

tổng lượng tiền cung ứng vào lưu thông không đủ để kích thích nền kinh tế phát triển nên quyết định thực hiện nghiệp vụthịtrường mở đểtăng lượng tiền đưa vào lưu thông.

y Nghiệp vụthịtrường mởthụ động: là nghiệp vụthịtrường mở được tiến hành nhằm bù lại những chuyển động của các nhân tố ảnh hưởng một cách không có lợi đối với tổng lượng tiền trong lưu thông. Chẳng hạn, khi tiền gửi của kho bạc và của các ngân hàng trung gian tại NHTW được dự đoán là giảm xuống, điều này đồng nghĩa với một sựtăng lên của tổng lượng tiền trong lưu thông, NHTW sẽphải tiến hành bán chứng khoán trên thịtrường mở.

Ưu nhược điểm của công cụ:

9 Nghiệp vụthịtrường mở được tiến hành theo sáng kiến của NHTW. NHTW có thể kiểm soát hoàn toàn khối lượng của nghiệp vụ thịtrường mởmà không chịuảnh hưởng của bất kỳnhân tốnào khác.

9 Nghiệp vụthịtrường mởrất linh hoạt và chính xác. Điều này thể hiệnởchỗ dù NHTW muốn thay đổi một mức rất nhỏhay rất lớn của lượng cung tiền, nghiệp vụ thịtrường mở đều có thể đápứng được. Hơn nữa, nghiệp vụthịtrường mởcó thể dễdàng đảo ngược lại khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành nghiệp vụ. Chẳng hạn NHTW nhận thấy rằng mìnhđã mua quá nhiều chứng khoán trên thị trường mởkhiến cho cung tiền tăng quá nhanh, nó có thểngay lập tức sửa chữa sai lầm bằng cách tiến hành nghiệp vụbán trên thịtrường mở.

9 Nghiệp vụ thịtrường mở được hoàn thành nhanh chóng mà không vướng phải những chậm trễvềhành chính và do đó có thểgây tác động tức thìđến lượng cung tiền tệ.

9 Nghiệp vụthịtrường mởtác động thông qua cơ chếthịtrường nên các đối tượng chịu sựtác động thường khó chống đỡhoặc đảo ngược chiều hướng điều chỉnh của NHTW. Mặc dù nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, những nhà kinh doanh chứng khoán không bịbắt buộc mua hoặc bán theo mức giá do NHTWấn định nhưng NHTW có thểthực hiện được yêu cầu của mình bằng việc điều chỉnh giá sao cho nó trởnên hấp dẫn đối tác.

Nhờnhững ưu điểm nêu trên mà nghiệp vụthịtrường mở được coi là công cụhữu hiệu nhất trong các công cụcủa CSTT. Tuy nhiên, việc thực hiện công cụnày đòi hỏi sựphát triển của thịtrường tài chính thứcấp nói chung và thịtrường tiền tệnói riêng. Ngoài ra, NHTW phải có khảnăng dự đoán và kiểm soát sựbiến động của lượng vốn khảdụng trong hệthống ngân hàng.

Tại Việt nam, nghiệp vụthịtrường mởchính thức được NHNN đưa vào sửdụng từtháng 7 năm 2000.

anhtuanphan@gmail.com

3.2.1.2. Chính sách tái chiết khấu (Discount policy)

Chính sách tái chiết khấu bao gồm các qui định vềviệc cho vay của NHTW đối với các NHTG. NHTW thường cho các NHTG vay dưới hình thức chiết khấu lại các giấy tờcó giá ngắn hạn (chủyếu là tín phiếu kho bạc và thương phiếu) do các NHTG đưa đến, bởi vậy chính sách cho vay của NHTW đối với các NHTG được gọi là chính sách tái chiết khấu. Các NHTG vay từNHTW chủ yếu là nhằm giải quyết vấn đềthiếu hụt tiền mặt tạm thời để đápứng nhu cầu thanh toán hoặc đểbù đắp thiếu hụt trong quỹdựtrữbắt buộc. Những thay đổi trong chính sách tái chiết khấu của NHTW sẽtác động đến khối lượng vay chiết khấu (DL) của các NHTG, từ đóảnh hưởng tới lượng tiền cungứng.

Cơ chếtác động:

NHTW thông qua việc thay đổi các qui định vềhạn mức tái chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu và các điều kiện tái chiết khấu sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động đi vay chiết khấu từ NHTW của các NHTG trên hai phương diện: khối lượng và giá.

Khối lượng vốn khảdụng được bổsung từNHTW có thểbịgiới hạn hoặc nới rộng căn cứvào hạn mức tái chiết khấu và các điều kiện tái chiết khấu, từ đóảnh hưởng đến khả năng tạo tiền của hệthống NHTG, làm cho lượng tiền cungứng bịthay đổi. Mặt khác, khi lượng vốn khảdụng thay đổi, nó làm cho quan hệcung cầu vốn và do đó lãi suất trên thịtrường liên ngân hàng thay đổi.

Sựthay đổi mức lãi suất tái chiết khấu tác động trước hết vào chi phí đầu vào của các NHTG, vì thế các ngân hàng này dần dần tăng (hoặc giảm) lãi suất cho vay, từ đó làm giảm (hoặc tăng) nhu cầu tín dụng. Bên cạnh đó, khi lãi suất chiết khấu tăng lên (hoặc giảm), các NHTG không thể vay NHTW một cách dễdàng (hoặc là có thểmởrộng khả năng vay). Điều này buộc các NHTG phải giảm bớt khảnăng cungứng tín dụng đểhồi phục dựtrữ(hoặc mởrộng cho vay trong trường hợp ngược lại).

Hai chức năng khác: Ngoài việc sửdụng làm công cụ để ảnh hưởng đến cơ sốtiền, qua đó đến lượng tiền cungứng, chính sách chiết khấu cònđược các NHTW sửdụng với hai chức năng sau:

9 Chức năng người cho vay cuối cùng: Trong chức năng này, chính sách chiết khấu được NHTW sử dụng để thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng của mình. Thông qua công cụnày, NHTW cung cấp thêm dựtrữcho các ngân hàng đang có nguy cơ phá sản do không có khảnăng chi trả, từ đó tránh được một cuộc sụp đổ dây chuyền trong toàn hệthống ngân hàng. Ngoài ra, nó cònđược các NHTW sử dụng để chống lại sựsụp đổ của thịtrường tài chính. Sửdụng chính sách chiết khấu đểtránh các vụsụp đổhệthống ngân hàng hoặc thịtrường tài chính là yêu cầu rất quan trọng đểthực hiện chính sách tiền tệthành công. Bởi vì nếu đểcác vụ

sụp đổ ngân hàng xảy ra sẽgây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tếdo nó làm giảm sút nghiêm trọng cungứng tiền, đồng thời cản trởkhảnăng các thịtrường tài chính chuyển vốn tới những nơi có cơ hội đầu tư sinh lời. Tuy nhiên điểm bất lợi của chức năng này là các ngân hàng lớn có thểvì thếmà chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong kinh doanh với suy nghĩ đã có NHTWđứng đằng sau. Điều này khiến cho các NHTW phải rất thận trọng không sửdụng quá thường xuyên chức năng này.

9 Chức năng thông báo: Chính sách chiết khấu còn có một chức năng khác nữa đối với NHTW, đó là nó có thể được sửdụng đểthông báo cho thịtrường về ý định của NHTW vềCSTT trong tương lai. Ví dụ: khi NHTW muốn ngăn ngừa nguy cơ lạm phát bằng một chính sách lãi suất cao, nó sẽnâng mức lãi suất tái chiết khấu lên. Điều này cung cấp dấu hiệu vềmột CSTT thắt chặt trong tương lai. Điểm bất lợi của chức năng này là nó có thểbịthịtrường giải thích sai lệch đi. Chẳng hạn, nếu NHTW nhận thấy rằng lãi suất tái chiết khấu đang được áp dụng quá thấp so với mức lãi suất thịtrường, có thểdẫn đến việc các NHTG lạm dụng các khoản vay từNHTW đểtăng cung tín dụng làm lượng tiền cungứng tăng mạnh không có lợi cho nền kinh tế, nên đã quyết định nâng lãi suất tái chiết khấu lên. Như vậy, mục đích của việc tăng lãi suất tái chiết khấuở đây là giảm bớt các khoản vay từ NHTW nhằm tránh nguy cơ tăng trưởng quá nhanh của lượng tiền cungứng. Thế nhưng, việc tăng lãi suất tái chiết khấu của NHTW có thểbịthịtrường hiểu lầm là dấu hiệu của sựthay đổi trong CSTT của NHTW, và do vậy gây ra những phản ứng sai lệch, trái với ý định của NHTW. Đểkhắc phục nhược điểm này, cách tốt nhất là NHTW đồng thời với việc tăng hoặc giảm lãi suất tái chiết khấu, công bố công khai mục đích của mình.

Ưu nhược điểm của công cụ:

9 Ưu điểm của công cụ này là các khoản cho vay của NHTW đều được đảm bảo bằng các giấy tờcó giá. Do đó các khoản cho vay sẽchắc chắn được thu hồi khi đến hạn.

9 Tuy nhiên tác dụng của chính sách chỉcó thểphát huy khi các NHTG có nhu cầu vay từNHTW. Với sựphát triển của thịtrường tài chính, các NHTG có thểtìm kiếm được các nguồn vay khác ngoài NHTW làm cho sựphụthuộc của chúng vào NHTW giảm đi, do đó làm giảm mức độphát huy hiệu quảcủa công cụnày. 9 Thêm vào đó, NHTW khó kiểm soát được hoàn toàn những tác động của công cụ

này bởi NHTW chỉ có thểthay đổi mức lãi suất tái chiết khấu và các điều kiện chiết khấu mà không thểbắt các NHTG vay từmình.

9 Cuối cùng, công cụnày cũng không dễ đảo ngược như nghiệp vụthịtrường mở.

anhtuanphan@gmail.com

3.2.1.3. Dựtrữbắt buộc (Reserve requirements)

Dựtrữbắt buộc là sốtiền mà các NHTG buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi không hưởng lãi tại NHTW. Nó được xác định bằng một tỷlệphần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi trong một khoảng thời gian nào đó. Mức dựtrữbắt buộc được qui định khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, vào quy mô và tính chất hoạt động của NHTG118.

Cơ chếtác động: Việc thay đổi tỷlệdựtrữbắt buộc và do đó mức dựtrữbắt buộcảnh hưởng đến lượng tiền cungứng theo ba cách:

9 Thứnhất, khi NHTW quyết định tăng tỷlệdựtrữbắt buộc, bộphận dựtrữdư thừa trước đây của các ngân hàng chuyển thành dựtrữbắt buộc, làm giảm khảnăng cho vay của hệthống ngân hàng.

9 Thứhai, tỷlệdựtrữbắt buộc là một thành phần trong mẫu sốcủa hệsốmởrộng tiền gửi. Vì thếsựtăng lên của tỷlệdựtrữbắt buộc sẽlàm giảm hệsố mởrộng tiền gửi và do đó là khảnăng mởrộng tiền gửi của hệthống ngân hàng.

9 Thứba, tỷlệdựtrữbắt buộc tăng lên làm giảm mức cung vốn của các NHTG trên thịtrường liên ngân hàng. Trong điều kiện nhu cầu vốn khảdụng không thay đổi, sựgiảm sút này làm tăng lãi suất liên ngân hàng, từ đó dẫn đến tăng các mức lãi suất dài hạn và giảm khối lượng tiền cungứng.

Quyết định giảm tỷlệdựtrữbắt buộc sẽgây nên nhữngảnh hưởng ngược lại.

Ưu nhược điểm của công cụ:

9 Lợi thếchủyếu của công cụdựtrữbắt buộc trong việc kiểm soát lượng tiền cung ứng là sựthay đổi tỷlệdựtrữbắt buộc sẽ ảnh hưởng một cách bìnhđẳng đến tất cảcác ngân hàng.

9 Ngoài ra đây là công cụ có quyền lựcảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng. Chỉcần một thay đổi nhỏtỷlệdựtrữbắt buộc cũng sẽdẫn đến sựthay đổi đáng kểkhối lượng tiền cungứng.

9 Tuy nhiên, đây cũng chính là điều làm cho công cụdựtrữbắt buộc thiếu linh hoạt. NHTW rất khó có thểthực hiện được những thay đổi nhỏtrong cungứng tiền tệ bằng cách thay đổi dựtrữbắt buộc.

9 Một bất lợi khác là việc tăng dựtrữbắt buộc có thểgây nên vấn đềmất “khảnăng thanh toán ngay” đối với những ngân hàng có dựtrữvượt mức quá thấp.

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 1: Đại cương về tài chính và tiền tệ - Phạm Anh Tuấn ppsx (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)