Bao thanh toán được không xếp chung với cho vay chiết khấu mặc dù cùng là nghiệp vụ mua lại các khoản nợ vì: i/đối với chiết khấu thương phiếu có sự khống chế về hạn mức còn với bao thanh toán thì

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 1: Đại cương về tài chính và tiền tệ - Phạm Anh Tuấn ppsx (Trang 40)

khoản nợ vì: i/đối với chiết khấu thương phiếu có sự khống chế về hạn mức còn với bao thanh toán thì không; ii/ ngân hàng sẽ qui định danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấu nhưng với bao thanh toán thì không.

thuận trong hợp đồng. Đây chính là một nghiệp vụcho vay, bởi vì thay cho việc cho vay bằng tiền đểkhách hàng mua tài sản, ngân hàng đãđứng ra mua và cho thuê lại. Sốtiền thuê phải bù đắp được chi phí khấu hao, chi phí tài chính (ứng với lãi của sốvốn ngân hàng bỏra mua tài sản), chi phí quản lý, lãi của người cho thuê (ngân hàng).

Trong thực tế, các ngân hàng thường thành lập một công ty con chuyên trách nghiệp vụnày gọi là công ty tài chính thuê mua.

+Cho vay bằng chữký: là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng không trực tiếp cho khách hàng vay bằng tiền nhưng bằng uy tín (chữký) của mình, ngân hàng tạo điều kiện đểkhách hàng sửdụng vốn vay của người khác và đảm bảo thanh toán hộ khách hàng. Chính vì vậy, mặc dù là một hình thức tín dụng nhưng trong hạch toán, nó không làm thay đổi bảng quyết toán tài sản của ngân hàng mà được hạch toán ngoại bảng. Có hai hình thức:

Nghiệp vụ chấp nhận: Hiện nay, trong thương mại quốc tế, thương phiếu được sửdụng rất phổbiến. Song trong một sốtrường hợp độtin cậy và khảnăng thanh toán của người mua chịu chưa được đảm bảo, vì vậy các thương phiếu cần có sựchấp nhận trảtiền hoặc bảo đảm trả tiền của các ngân hàng lớn, có uy tín thì nó mới được lưu thông một cách dễdàng. Nghiệp vụchấp nhận chia ra làm hai loại: chấp nhận trả tiền và đảm bảo trảtiền:

o Chấp nhận trảtiềnlà nghiệp vụmà ngân hàng thương mại cho phép người bán có quyền ký phát hối phiếu đòi tiền ngân hàng chấp nhận. Thông thường, muốn được hưởng loại chấp nhận này, người mua phải đem tiền mặt nộp vào ngân hàng trước ngày hối phiếu đến hạn thanh toán. Nghiệp vụ này được áp dụng phổbiến trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

o Bảo đảm trảtiền là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại chỉ đảm bảo khảnăng thanh toán của người vay nợ, còn người có nghĩa vụtrảtiền ghi trong hối phiếu phải trực tiếp trảtiền cho người hưởng lợi hối phiếu. Chỉtrừkhi người vay nợkhông có khảnăng thanh toán thực sựthì ngân hàng chấp nhận mới đứng ra thanh toán cho người hưởng lợi mà thôi.

Trong thời đại ngày nay, nghiệp vụ chấp nhận của Ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện cho thương phiếu lưu thông thuận lợi và sức chi trảcủa thương phiếu cũng được đảm bảo hơn. Nghiệp vụchấp nhận thương phiếu trong mậu dịch quốc tếrất phát triển.Ở những nước có nền ngoại thương phát triển mạnh như Anh, Mỹ đã

anhtuanphan@gmail.com xuất hiện những loại Ngân hàng chuyên kinh doanh nghiệp vụnày và được gọi là “Acceptance house” hay “Acceptance banker”.

Nghiệp vụbảo lãnh92: Là nghiệp vụtrong đó ngân hàng đứng ra cam kết bằng văn bản (gọi là thư bảo lãnh) rằng sẽthực hiện một nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện được nghĩa vụ đó. Có nhiều hình thức bảo lãnh như bảo lãnhđểtham gia dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trảtiềnứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh chất lượng sản phẩm theo hợp đồng, bảo lãnh hoàn trảvốn vay...

+Cho vay tiêu dùng: là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng tài trợcho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Tín dụng tiêu dùng thường dưới hình thức cho vay đểmua trảgóp (tín dụng trảgóp) hoặc cho vay qua việc phát hành thẻtín dụng.

Nghiệp vụcho vay được xem là hoạt động sinh lời chủyếu của ngân hàng thương mại93. Nó thường chiếm tỷtrọng lớn trong các khoản mục thuộc tài sản Có của ngân hàng (khoảng 70%).

4.3.2.3. Nghiệp vụ đầu tư

Là nghiệp vụmà Ngân hàng thương mại dùng vốn của mình mua các chứng khoán (các chứng khoán chính phủvà một sốchứng khoán công ty lớn - luật của Mỹkhông cho phép ngân hàng được phép nắm giữcổphiếu) hoặc đầu tư theo dựán.

ỞViệt nam, Luật các Tổchức tín dụng còn cho phép các ngân hàngđược dùng vốn điều lệvà quỹdựtrữ đểgóp vốn, mua cổphần của doanh nghiệp hay của các tổchức tín dụng khác.

4.3.2.4. Những tài sản có khác

Đó là những vốn hiện vật như trụ sởlàm việc, máy móc, trang thiết bịdùng cho hoạt động do ngân hàng sởhữu.

4.3.3. Nghiệp vụtrung gian

Nghiệp vụtrung gian là nghiệp vụmà Ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng thực hiện việc thanh toán hay các uỷthác khác đểthu lệphí. Nghiệp vụtrung gian chủyếu gồm:

4.3.3.1. Nghiệp vụchuyển tiền – Thanh toán hộ

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 1: Đại cương về tài chính và tiền tệ - Phạm Anh Tuấn ppsx (Trang 40)