Sử dụng từ ngữ, cách nói địa phương

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 1975 (qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.5. Sử dụng từ ngữ, cách nói địa phương

Ký sự là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Ký sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động. Yếu tố phi cốt truyện của những loại ký này không nhiều. Ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn. Tác phẩm ký sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến phát triển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất - và kết thúc. Ký sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét.

Ngoài nghệ thuật trần thuật kết hợp nhiều giọng điệu, kết cấu tác phẩm linh hoạt đa dạng, ký còn thành công ở cách sử dụng từ ngữ và cách nói địa phương. Bởi ký sự là ghi chép những việc thật, con người thật, tác giả ghi lại những chi tiết một cách chân thực nhất nên các từ ngữ trong tác phẩm cũng phải đậm chất địa phương đó. Hầu hết các tác phẩm ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 đều viết về các cuộc chiến trên các mặt trận, mà cụ thể là các chiến trường Bình – Trị - Thiên nên ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm đều đậm chất “miền Trung”.

Có một thời dùng từ ngữ địa phương nhiều trong văn học không mang lại giá trị nghệ thuật nhưng trong văn học hiện đại dùng từ ngữ địa phương

một cách khéo léo và đúng cách thì nó lại đưa lại giá trị nghệ thuật cao. Văn học cách mạng đã có nhiều tác phẩm thành công với cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu địa phương. Đó là những truyện ngắn viết về những người anh hùng của vùng đất Nam bộ, Tây nguyên... với những tác phẩm này để in đậm dấu ấn về vùng đất, tác giả đã sử dụng cách nói địa phương. Dùng ngôn ngữ địa phương sẽ tạo dấu ấn từng vùng miền khác nhau. Ký sự chiến tranh chống Mỹ nằm trong trào lưu sử dụng từ ngữ đó.

Nguyễn sinh – Vũ Kỳ Lân đã cùng sống, chiến đấu và viết bài tại mảnh đất Vĩnh Linh, chiến trường Trị Thiên hai ông đã tiếp xúc và nghe những câu nói, những từ ngữ hàng ngày khô cứng, chất phác giản dị của người dân “miền đất lửa” – những người mà chính tác giả đã gặp, đã sống và lắng nghe những tâm tư của họ:

“ - Mấy chú tên lả mần ăn không ra chi! - Đó đó, thằng nớ đó!

- Không bắn được, tui thấy mấy chú cao xạ bắn mãi rồi, có được " - Bác Lân đi cho Tẩm đi theo với.

- Bữa ni Mạ tiến bộ hung. Lúc Út đi Mạ dặn đi dặn lại: Đừng hấp tấp nghe Út, bắn bung tao không biết chớ đi cấy đi cắt mi hấp tấp dữ”

“- Hượm một lát đã”

- Nhà cũng có con đi lính Ngụy nhưng coi bộ họ không thù ghét chi

đằng miềng

- Cái thằng phi công này nó bới cơm theo chú ạ. Không về ăn cơm trưa...” [50, 313].

Thú vị là những từ này nghe khô khan, buồn cười nhưng đặt trong không gian câu chuyện, đặt trong dòng tâm tư của tác giả thì nó trở nên lấp lánh tràn đầy ý nghĩa.

Những từ ngữ địa phương được sử dụng nhiều lần trong những lần đối thoại như: răng, mô, mần chi, chộ, tên lả, bọ, miềng, mạ, o, hượm... chính là lời lẽ của những người nông dân chất phác, giản dị, chân chất nhưng trong họ lại rất đỗi anh hùng. Sử dụng ngôn ngữ đời thường là một phương thức biểu đạt nghệ thuật đối với người đọc. Ngôn ngữ trong một số tác phẩm ký sự chiến tranh giai đoạn 1954 – 1975 là ngôn ngữ của cuộc sống đời thường. Các tác giả đã mang vào ký sự ngôn ngữ hàng ngày, làm nên sự dung dị, lôi cuốn người đọc.

Sử dụng từ ngữ địa phương nhiều nếu không khéo léo sẽ tạo nên tính thô thiển nhưng các nhà văn viết ký sự chiến tranh đã biết khéo léo sử dụng đúng ngữ cảnh, đúng không gian thời gian. Chính điều này tạo nên giá trị nghệ thuật lớn cho hầu hết tác phẩm ký sự chiến tranh giai đoạn 1954 – 1975.

Tóm lại, nghiên cứu nghệ thuật trong các tác phẩm ký sự chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 về các phương diện như: Cách lựa chọn sự kiện, chi tiết chân thực, điển hình, gây cảm xúc sâu sắc; nghệ thuật kết cấu xâu chuỗi sự kiện, kết cấu theo mạch liên tưởng; nghệ thuật trần thuật từ ngôi thứ nhất, kết hợp tự sự, trữ tình, chính luận, kết hợp nhiều giọng điệu, dùng nhiều lớp từ chính trị - xã hội, sử dụng từ ngữ địa phương, cách nói địa phương; chúng ta càng có điều kiện để thấy rõ hơn: Ký sự chỉ thực sự ra đời khi người cầm bút trực diện trình bày đối tượng mình đang phản ánh bằng cái tôi cá nhân đã thực sự thoát ra khỏi cái ta cộng đồng.

Kế thừa và phát huy những thành tựu nghệ thuật của các thể loại văn xuôi tự sự như: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện ký, đặc biệt là loại hình ký,

Tháng ba ở Tây Nguyên, Bắc Hải Vân xuân 1975, Ký sự miền đất lửa.... và một số tác phẩm ký sự tiêu biểu giai đoạn này có kiểu kết cấu rất đa dạng, linh hoạt phù hợp với việc thể hiện những giá trị hiện thực phong phú, sâu

sắc. Từ kiểu kết cấu xâu chuỗi những câu chuyện nhỏ bằng sự đan xen giữa hiện tại, hồi tưởng cho đến việc phối hợp nhiều phương thức trần thuật, không chỉ tái hiện lại được bức tranh hiện thực sinh động mà còn thể hiện được cảm xúc của người cầm bút.

Về phương diện lời văn trần thuật, ta thấy đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ người kể chuyện. Đó là thứ ngôn ngữ đa dạng, được chắt lọc một cách tinh túy để chuyển tải nội dung. Dòng thuật kể kết hợp nhiều giọng điệu; kết hợp tự sự, trữ tình, chính luận tạo nên dấu ấn trong lòng người đọc. Qua những đặc trưng về phương thức thể hiện trên chúng ta thấy được giá trị lớn của các tác phẩm ký sự chiến tranh giai đoạn 1954 – 1975.

KẾT LUẬN

1. Hiện thực đất nước Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 với nhiều biến động đã khơi nguồn cho các sáng tác văn học nói chung, thể loại ký sự nói riêng. Hiện thực lịch sử đã tạo nên diện mạo cho ký sự viết về chiến tranh chống Mỹ. Với tính chất nhạy bén, linh hoạt, kịp thời, ký sự đã làm nổi bật hiện thực đất nước trong suốt hơn hai mươi năm với tinh thần phản ánh hiện thực một cách trung thực, sát đúng, không tô hồng hay bôi đen, đồng thời các tác phẩm mang đậm dấu ấn nghệ thuật của văn học cách mạng giai đoạn này.

Trong ký sự giai đoạn 1954 – 1975, hiện thực chiến tranh hiện lên chân thực, rõ nét, trở thành đặc điểm nội dung lớn nhất, được biểu hiện qua các phương diện: Những gian khổ, đau thương, mất mát trong chiến tranh; Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử; Niềm tin vào lẽ phải, lương tri và sự thắng lợi tất yếu của chính nghĩa.

Trong bức tranh hiện thực, các tác giả tập trung miêu tả nổi bật hai vẻ đẹp, vẻ đẹp của người lính trên chiến trường và vẻ đẹp của người dân bình thường. Các nhà văn quan tâm thể hiện hình ảnh đối lập giữa bộ mặt tàn bạo, quỷ quyệt, bộ máy chiến tranh khổng lồ của kẻ thù với ý chí nghị lực phi thường của một dân tộc bé nhỏ nhưng quyết chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do. Ký sự chiến tranh cũng cho ta thấy niềm tin vào lẽ phải, lương tri con người. Đó là lý do làm cho ký sự chiến tranh giai đoạn 1954 – 1975 sống mãi trong lòng người đọc.

2. Để chuyển tải những nội dung lớn đó các tác giả đã sử dụng những hình thức nghệ thuật đa dạng và phong phú.

Trước hết tác giả đã sử dụng một nguồn tư liệu phong phú, khai thác bằng nhiều cách nhưng điểm chung của những tư liệu ấy là tính chính xác, chọn lọc, đáng tin cậy, phù hợp với nội dung tác giả muốn chuyển tải.

Việc lựa chọn những sự kiện, chi tiết chân thực, sống động, điển hình, những chi tiết gây xúc động lòng người đã giúp cho các tác giả ký sự giai đoạn 1954 – 1975 thành công trong việc tái hiện hiện thực đất nước lúc bấy giờ.

Về mặt kết cấu, tác giả đã sử dụng một cách linh hoạt các kiểu kết cấu như: kết cấu xâu chuỗi xự kiện, kết cấu theo mạch liên tưởng. Đây là hai kiểu kết cấu quan trọng và phù hợp với thể loại ký sự. Với hai kiểu kết cấu này tác giả đã tạo nên sự phong phú đa dạng trong cách miêu tả sự kiện cũng như kết hợp với việc bộc lộ mạch cảm xúc của tác giả.

Một trong những nét làm nên sự khác biệt giữa ký sự giai đoạn 1954 – 1975 so với các giai đoạn trước và sau đó chính là ở yếu tố giọng điệu. Ở đây có sự kết hợp giữa giọng điệu tự sự, trữ tình, chính luận, bình luận. Sự kết hợp đó tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm khi diễn tả những vấn đề lớn lao, trọng đại của dân tộc.

Sự kết hợp các phương thức tự sự, trữ tình, chính luận tạo ra một lối viết sắc sảo, lập luận chặt chẽ, tạo nên sự trang trọng cho câu văn, bên cạnh đó tác giả dùng từ ngữ và cách nói địa phương, vùng miền tạo sự bình dị, mộc mạc, chân chất của người anh hùng xuất phát từ nhân dân.

3. Trên hai mươi năm đồng hành với cuộc đấu tranh của dân tộc, đồng hành với văn học cách mạng, ký sự nói chung, ký sự chiến tranh nói riêng đã có những đóng góp nhất định trong việc đáp ứng yêu cầu của Đảng về văn học nghệ thuật và đã tạo nên một dấu ấn riêng về mặt nghệ thuật trên chặng đường phát triển của ký sự nói riêng, thể ký nói chung. Cùng với sự vận động và phát triển của thể loại ký trong bối cảnh của nền văn học hiện đại, ký sự

giai đoạn 1954 – 1975 đã có một vị trí nhất định trong lòng độc giả. Tìm hiểu đặc điểm ký sự chiến tranh giai đoạn 1954 – 1975 đòi hỏi nhiều công sức và tâm huyết. Những gì mà Luận văn trình bày mới chỉ là bước đầu, hy vọng sẽ có những công trình mới nghiên cứu về ký sự 1954 – 1975 một cách toàn diện, sâu sắc hơn, đồng thời khẳng định thêm giá trị của thể loại này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Duy Anh (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên.

2. Phương Anh (1967), “Một vài nhận xét về sự phát triển của các thể loại văn xuôi từ sau 1945”, Tạp chí Văn học, (số 4 – 1967)

3. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2006) Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam tập hai, Nxb Giáo dục.

4. Lại Nguyên Ân (1977), 150 Thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

5. Nhị Ca (1962), Từ cuộc đời vào tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội

6. Phan Cự Đệ chủ biên (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục

7. Nguyễn Đức Dũng (2002), “Đặc điểm và mối quan hệ giữa ký văn học và ký báo chí”, Tóm tắt Luận án Tiến sĩ. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Hà Minh Đức (1962), Những nguyên lý về lý luận văn học Loại thể văn học, Nxb Giáo dục.

9. Hà Minh Đức (1980), Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng CNXH, Nxb Quân đội nhân dân.

10. Hà Minh Đức (1993), Lý luận Văn học, Nxb Quốc gia, Hà Nội.

11. Đoàn Ánh Dương, Lê Thị Dương, Trịnh Bá Dĩnh (2009), Văn học Việt Nam thế kỷ XX “Tạp văn và các thể ký Việt Nam 1945 – 1975”, Nxb Văn học Hà Nội.

12. Phan Hồng Giang (1996), Ghi chép về tác giả và tác phẩm, Nxb Văn học

13. Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng 8, Chương trình KHCN cấp nhà nước KX – 07, Hà Nội

14. Nguyễn Thị Hảo (2001), “Bước đầu tìm hiểu mảng sáng tác thuộc thể loại ký của Nguyễn Khải”, Luận văn thạc sỹ ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội.

15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên, 2007), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Lê Mậu Hãn chủ biên (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 3), Nxb Giáo dục.

17. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Bộ văn hoá thông tin và thể thao - Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

18. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Nxb Đà Nẵng.

19. Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb Thế giới

20. Tô Hoài (1963), Người bạn đọc ấy, Nxb Văn học, Hà Nội.

21. Tô Hoài, (1966), “Bước phát triển mới của các thể ký”, Tạp chí Văn học (8).

22. Lý Thu Hoài (2008), “Hồi ký và bút ký thời đổi mới”, nghiên cứu Văn học (10).

23. Bùi Minh Huệ, Đặng Thị Yến (2011), Ngã ba Đồng Lộc ngã ba anh hùng, Nxb Nghệ An.

24. Tô Phương Lan (2008), “Nguồn tư liệu văn học đáng quý qua nhật ký chiến tranh”, báo cáo khoa học của viện khoa học.

25. Phong Lê (1999), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

26. Phan Ngọc Liên (2008), Lịch sử 12, Nxb Giáo dục.

27. Phương Lựu (1989), Tinh hoa lý luận văn học cổ Trung quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Phương Lựu (2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Nguyễn Đăng Mạnh (1990), Văn học Việt Nam 1945 – 1975 tập 1, 2, Nxb Giáo dục .

31. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), “Đặc điểm cơ bản của văn học mới Việt Nam (in trong 65 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng 8), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội

32. Nguyễn Đăng Mạnh (2008), Tuyển tập phê bình văn học, Nxb Đà Nẵng.

33. Lê Trà My (2003), “Về việc giảng dạy thể ký và ký Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chương trình văn học phổ thông” (49).

34. Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học Trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Trần Tuấn Ngô, Nguyễn Vũ Tiềm (1999), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải, Nxb Văn học

36. Hoàng Phê (2002), Từ điển Văn học, Nxb Đà Nẵng

37. Ngô Văn Phú, Phong Vũ, Nguyễn Phan Hách (1999), Nhà văn thế kỷ XX

(tập 1), Nxb Hội Nhà văn

38. Vũ Đức Phúc (1966), “Bàn về các thể ký trong văn học từ cách mạng tháng tám đến nay”, Tạp chí Văn học (8)

39. Nguyễn Hữu Sơn (2007), “Ký Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945”,

nghiên cứu Văn học (8)

40. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

41. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục

42. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình lý luận văn học tập 2 – Tác phẩm và thể loại văn học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội

44. Phạm Văn Sỹ (1967), “Mấy suy nghĩ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua các tác phẩm văn học miền Nam”, Tạp chí Văn học, (số 7 – 1967)

45. Hà Công Tài, Phan Diễm Phương (2007), Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

46. Nguyễn Phú Tạo (2007), Nghệ thuật tự sự trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học sư phạm Hà Nội.

47. Việt Tân và nhóm cộng tác (2001), Từ điển Tiếng Việt (bộ mới), Nxb Văn hoá thông tin.

48. Ngô Thảo (2001), Văn học về người lính, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

49. Nguyễn Thi (1969), Truyện và ký, Nxb Giải phóng

50. Bích Thu, Đỗ Hải Ninh (2006), Ký sự chiến tranh (tập 1,2), Nxb Văn học Hà Nội.

51. Bích Thu (2005), “Sức mạnh của thể ký trong văn học chống Mỹ cứu

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 1975 (qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 94)