Bức tranh chung của văn học viết về chiến tranh giai đoạn 1954-

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 1975 (qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.Bức tranh chung của văn học viết về chiến tranh giai đoạn 1954-

1954 - 1975

Đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh. Từ thời phong kiến nhân dân Việt Nam đã phải đứng dậy chống bọn ngoại xâm cho đến sau này khi thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ sang xâm chiếm thì những cuộc quyết đấu của quân, dân ta càng trở nên quyết liệt.

Nói đến chiến tranh người ta thường nghĩ ngay đến những mất mát, hy sinh, đau thương, bất hạnh...Chiến tranh là những thảm họa gây ra nhiều đau đớn cho con người. Đó là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho toàn nhân loại. Mặc dù nó tàn bạo và vô nhân tính đến thế nhưng chiến tranh vẫn luôn là một đề tài thu hút được nhiều cây bút và đã có rất nhiều tác phẩm đi ra từ chiến tranh, viết về chiến tranh thành công trên cả sự tưởng tưởng. Tuy nhiên, mỗi dân tộc có một giai đoạn lịch sử khác nhau, có những hình thức chiến tranh khác nhau nên chiến tranh được đề cập trong văn học với những mức độ biểu hiện khác nhau.

Cách mạng Tháng tám năm 1945 mở ra một kỷ nguyên mới cho cách mạng Việt Nam, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Nhưng nền độc lập ấy chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại đánh phá miền Bắc. Đất nước thêm một lần nữa chìm trong máu lửa chiến tranh. Nhân dân ta đang dốc hết sức đánh đuổi giặc Pháp thì Mỹ nhảy vào. Suốt 30 năm chiến đấu ròng rã không mệt mỏi chúng ta đã giành được độc lập tự do, Bắc – Nam sum họp một nhà.

Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống nên nó phản ánh một cách chân thực nhất, khách quan nhất những gì xẩy ra trong cuộc sống. Lịch sử văn học Việt Nam với những biến động lớn lao đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học. Từ sau năm 1945 với chế độ xã hội mới nước ta có một nền văn nghệ mới ra đời trong chiến tranh và phát triển trong chiến tranh. Bằng đại thắng mùa Xuân năm 1975 chúng ta đã đập âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ, đưa đất nước hoàn toàn độc lập. Trong bối cảnh ấy, văn học đặc biệt quan tâm viết về chiến tranh.

Từ Năm 1964 đến năm 1975 văn học Việt Nam trong cao trào chống Mỹ cứu nước. Ngày 5 tháng 8 năm 1964, giặc Mỹ đưa tàu chiến và không quân ra đánh phá miền Bắc nước ta. Từ năm 1965 cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ bùng nổ trong cả nước.

Trong những ngày này lịch sử được chứng kiến một cuộc ra quân đồng loạt chưa từng có của giới nghệ sỹ. Không phải bằng những hình thức văn nghệ thô sơ như thời kháng chiến chống Pháp mà là đội quân văn nghệ khá tinh nhuệ đã được rèn luyện qua hai thập kỷ. Nguồn cảm hứng trong văn học giai đoạn này đã được hun đúc từ hàng nghìn năm chống ngoại xâm. Chưa bao giờ trong lịch sử văn học truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc được khai thác một cách sâu sắc và đầy ý nghĩa như thế.

Chúng ta thấy hầu hết các thể loại văn học đều ra quân, chĩa súng vào chiến tranh, viết về đề tài về chiến tranh.

Về thơ, những nhà thơ đã đạt tới một trình độ nảy nở vẻ vang ở chặng đường trước, đến chặng đường này lại kết thêm được nhiều thành tựu. Các thế hệ nhà thơ đều có mặt và có những đóng góp dồi dào đồng thời xuất hiện một lớp thế hệ mới, đó là những nhà thơ trực tiếp cầm súng. Tố Hữu cuối năm 1965 đi vào vùng tuyến lửa miền Trung với phương châm “sống đã rồi hãy viết”, chuyến đi thực tế đã khơi mạch nguồn dào dạt cho nhiều bài thơ giàu

chất sống chiến đấu; Xuân Diệu vào Quân khu IV viết khỏe hơn, Trần Hữu Thung bám chặt Nghệ An.. các nhà thơ có mặt thời gian dài trên các chiến trường: Lê Anh Xuân, Diệp Minh Tuyền, Thanh Thảo... ở Nam Bộ; Thu Bồn, Trần Vũ Mai... ở Quân khu IV; Nguyễn Khoa Điềm... ở Trị Thiên – Huế; Phạm Tiến Duật ở Trường Sơn; Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh... đi với các đơn vị thông tin, bộ binh, xe tăng. Các cây bút dù ở trên mặt trận nào cũng đều ý thức được trách nhiệm cầm bút của mình trước cuộc sống dân tộc. Lớp nhà thơ giai đoạn này không phải là những dân cày mặc áo lính như thời kháng chiến chống Pháp trong Cá nước, Đồng chí... của Tố Hữu, Chính Hữu mà là những học sinh, sinh viên cầm súng và làm thơ. Đó là Phạm Tiến Duật, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Thu Bồn, Phan Thị Thanh Nhàn,Vũ Quần Phương, Hữu Thỉnh, Lâm Thị Mỹ Dạ...họ tạo ra một tiếng thơ rất mới mẻ: Trẻ trung, tươi nhộn, thông minh, có ý thức về trách nhiệm lịch sử của mình đồng thời có ý thức riêng về tiếng thơ riêng của thế hệ mình.

Truyện ngắn vẫn được ví von là “trinh sát viên của văn xuôi”, tiếp cận mau lẹ đời sống ở những “nhát cắt” và “khoảng khắc” tiêu biểu của nó. Giai đoạn 1954 – 1975, truyện ngắn Việt Nam trở nên có bề thế là nhờ bổ sung thêm những cây bút trẻ, dồi dào năng lực sáng tạo. Bên cạnh lớp nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, đóng vai trò chủ đạo trong đời sống văn học đã xuất hiện một lớp nhà văn trẻ nhờ truyện ngắn mà thành danh: Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi), Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành), Bùi Đức Ái (Anh Đức), Lê Khâm (Phan Tứ), Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên, Nguyễn Khải.... Ngòi bút các nhà văn giai đoạn này chủ yếu tập trung vào đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh dân tộc dân chủ ở miền Nam. Trong các tác phẩm truyện ngắn đều sáng lên tinh thần dân tộc và nhân văn, nghệ thuật viết truyện ngắn đạt

đến một trình độ nhất định. Đội ngũ sáng tác truyện ngắn hùng hậu, tác phẩm ra đời cũng nhiều chưa từng thấy, đó là những tác phẩm tái hiện bộ mặt tàn bạo của chiến tranh, những tấm gương hy sinh anh dũng của những anh lính cụ Hồ, là vẻ đẹp anh dũng, trung kiên của người mẹ Việt Nam anh hùng...

Không chỉ có thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết thời kỳ này cũng dốc hết sức mình viết về đề tài chiến tranh. Tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam những năm 60 như Sống mãi với Thủ đô, Vỡ bờ, Cửa biển đã bắt đầu một bước tổng hợp giữa các yếu tố sử thi và trữ tình. Trong bộ tiểu thuyết

Vùng trời, nhà văn Hữu Mai muốn vươn tới một tầm bao quát sử thi bằng cách đưa ra hàng loạt nhân vật vào những hoàn cảnh rộng, bằng cách miêu tả quá trình quần chúng tham gia một cách tự giác vào những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Bộ tiểu thuyết đã bao quát được cả cuộc chiến tranh nhân dân mà cuộc chiến đấu trên cao chỉ là một mặt trận tiêu biểu. Tiểu thuyết Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi cảm hứng chủ đạo là về dân tộc và tổ quốc, chủ đề lớn nhất trong bộ tiểu thuyết là chiến tranh và cách mạng của dân tộc ta.

Nhìn chung văn học trong cao trào chống Mỹ mang những đặc trưng riêng. Toàn bộ nền văn học từ Bắc chí Nam được huy động tổng lực vào cuộc chiến đấu. Đề tài tập trung là chống Mỹ cứu nước. Chủ đề chính là ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cảm hứng sử thi được phát huy cao hơn bao giờ hết.

Hồ Chí Minh đã từng nói “Văn học nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy” vì thế văn học phải phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân, phục vụ đắc lực cho lợi ích của nhân dân. Với tinh thần ấy, nền văn học suốt 30 năm chiến tranh của chúng ta đã theo sát từng thời kỳ lịch sử của dân tộc, phản ánh được tinh thần thời đại. Một nền văn học bám rễ trong nguồn lý tưởng cách mạng, đảm nhận vai trò tuyên truyền, cổ vũ chính

trị. Mặc dù đảm nhận trọng trách tuyên truyền, cổ vũ chính trị nhưng văn học giai đoạn 1954 – 1975 không sa vào công thức, minh họa khô khan mà các tác phẩm phản ánh một cách sinh động hiện thực đất nước. Nhà văn vừa là người chiến sỹ vừa là người nghệ sỹ, họ rong ruổi khắp các mặt trận, sống với chiến tranh để viết về chiến tranh. Chính vì thế những tác phẩm ra đời thấm cả máu, nước mắt, là sự chiêm nghiệm, trải nghiệm của tác giả. Đặc biệt với cuộc chiến tranh chống Mỹ đã đem lại cho nhà văn nguồn tư liệu dồi dào. Đối tượng trung tâm mà các nhà văn hướng tới là tầng lớp công nông binh, những chiến sỹ anh hùng kết tinh của lý tưởng cách mạng. Thời đại lịch sử cho phép các văn nghệ sỹ được tự do ca ngợi sự nghiệp cách mạng, nhiều tác phẩm mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Chiến tranh trở thành hình tượng trung tâm xuyên suốt quá trình vận động của nền văn học 30 năm. Đó là một quy luật hết sức tự nhiên, xuất phát từ hiện thực cuộc sống và lý tưởng, cảm hứng của người nghệ sỹ, vì văn học từ bao đời nay là “thư ký trung thành của thời đại”.

Đặc biệt từ năm 1954 đến năm 1975 toàn dân, toàn quân ta ra sức đánh thắng giặc Mỹ giành độc lập thống nhất. Hơn lúc nào hết con người Việt Nam đặt tổ quốc lên trên hết, với ý thức tự tôn, lòng quả cảm, đức hy sinh vì nghĩa lớn. Hiện thực mới đã mở đường phát triển cho văn học. Các cây bút tập trung viết về chiến tranh chống Mỹ, viết về cuộc đấu tranh trong lòng địch. Ở giai đoạn này người ta thấy có rất nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại viết về chiến tranh ra đời, nó đã kịp thời phản ánh hiện thực đất nước trong thời kỳ lửa bỏng. Sự chín muồi của lý tưởng cách mạng, tài năng và hiện thực chiến tranh chính là những nhân tố hội tụ để văn học viết về chiến tranh nở rộ. Thời kỳ này không chỉ có truyện ngắn, truyện dài, bút ký, tiểu thuyết mà ngay cả thơ cũng viết về chiến tranh. Đâu đâu trong văn học cũng là hình ảnh về chiến tranh, lòng quả cảm của con người. Những tác phẩm viết về chiến tranh giai

đoạn này đã gặt hái được những thành công góp phần tô đậm nền văn học cách mạng dân tộc. Chúng ta phải kể đến Từ tuyến đầu tổ quốc, ký sự Cao lạng, Tháng ba ở Tây Nguyên, Ký sự miền đất lửa, Bắc hải Vân xuân 1975.... với những tên tuổi như: Nguyễn Khải, Nguyễn Sinh, Vũ Kỳ Lân,... họ là những cây bút sống, chiến đấu và sác tác trong lòng địch, trong hiện thực chiến tranh khốc liệt.

Có thể nói văn học từ năm 1954 – 1975 đã phản ánh kịp thời và theo sát được những biến có lịch sử. Hiện thực của cuộc chiến tranh chống mỹ được miêu tả đầy đủ, sinh động từ nhiều điểm nhìn. Nó đã tái hiện được không khí hào hùng, ngùn ngụt khí thế của quân và dân ta trong chiến đấu và chiến thắng nhưng cũng đã ghi lại không ít đau thương do chiến tranh gây ra.

Trong không khí chiến tranh hình ảnh con người cách mạng, con người cộng đồng hiện lên rõ nét. Họ mang những phẩm chất cao đẹp, đại diện tiêu biểu cho sức mạnh Việt Nam. Ở họ hội tụ những phẩm chất của dân tộc, thời đại. Trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, khi vận mệnh dân tộc đặt trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” thì người Việt Nam không kể giai cấp, tầng lớp nào họ đứng lên tự giải phóng mình, giải phóng tổ quốc. Ra đời và phát triển trong không khí lịch sử đó, văn học giai đoạn 1954 – 1975 là văn học của những sự kiện lịch sử, số phận toàn dân, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, văn học của những năm tháng đấu tranh không mệt mỏi của nhân dân Việt Nam. Nhân vật trung tâm của văn học thời kỳ này là con người đại diện cho giai cấp, dân tộc, thời đại, họ kết tinh những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của cộng đồng. Văn học thời kỳ này có nhiều tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Chất sử thi không mâu thuẫn với hiện thực mà có khả năng hòa hợp với hiện thực. Các tác phẩm văn học thời kỳ này tập trung miêu tả cuộc đấu tranh cách mạng và những chiến công anh hùng của hàng chục triệu quần chúng. Đặc biệt đi sâu miêu tả các trận đánh,

những tình huống cảm động giữa dân và bộ đội. Đó là Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, Rừng Xà Nu, Đất Quảng của Nguyễn Trung Thành,

Mảnh trăng cuối rừng Nguyễn Minh Châu, Hòn Đất của Anh Đức, Gia đình má Bảy của Phan Tứ, Ký sự miền đất lửa Nguyễn Sinh –Vũ Kỳ Lân...

Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt văn học không chỉ tập trung ca ngợi cuộc chiến đấu anh dũng hào hùng của nhân dân ta, những chiến công chói lọi mà hiện thực cuộc chiến đặc biệt là con người được hiện lên ở cảm hứng lãng mạn. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc ở mỗi người dân Việt Nam. Cả nước dồn sức vào cuộc sinh tử cuối cùng và giành được độc lập hoàn toàn bằng đại thắng mùa xuân năm 1975. Tất cả đã tạo nên niềm tin mãnh liệt về một tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam.

Như vậy, suốt những năm chiến tranh, nền văn học của chúng ta đã theo sát nhịp đi của dân tộc, kịp thời tuyên truyền chính trị, cổ vũ chiến đấu, dựng lại cả một thời kỳ anh hùng của dân tộc. Đó thực sự là nền văn học của đại chúng. Chiến tranh – mạch chảy cuộn sôi nóng bỏng của lịch sử đã trở thành chủ đề chủ đạo xuyên suốt văn học 1954 – 1975. Đó là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn và nhiều thể loại ra đời, phát triển.

Nhìn chung văn học trong cao trào chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 mang những đặc trưng cơ bản toàn bộ nền văn học từ Bắc chí Nam được huy động tổng lực vào cuộc chiến đấu. Đề tài tập trung chống đế quốc Mỹ. Chủ đề tập trung ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Cuộc đụng độ với tên đế quốc hùng mạnh nhất trên thế giới đã đưa dân tộc và người nghệ sỹ lên thế đứng đỉnh cao. Từ đó tầm mắt của người nghệ sỹ có thể bao quát được cả chiều dài lịch sử. Kết hợp giữa truyền thống dân tộc và tinh thần thời đại đó là tầm vóc cái tôi trữ tình trong thơ và tư thế nhân vật anh hùng trong ký sự thời chống Mỹ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 1975 (qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 28)