Sự phong phú của lớp từ chính trị xã hội

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 1975 (qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.4. Sự phong phú của lớp từ chính trị xã hội

Bước vào tác phẩm văn học nói chung, ký sự chiến tranh chống Mỹ nói riêng là bước vào thế giới của ngôn ngữ. Mọi ấn tượng thẩm mỹ mà người đọc có được về tác phẩm đều do ngôn từ gợi nên. Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học mọc lên từ ngôn từ. Do đó lấy văn bản làm cơ sở, làm điểm xuất phát chính là con đường mà tác giả văn học đã lát sẵn cho người đọc. Vai trò của ngôn ngữ đối với văn học là rất lớn. Nếu không có ngôn ngữ thì mọi vấn đề tác giả muốn truyền đạt và thể hiện sẽ không thực hiện được.

Viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc, những biến cố của dân tộc ký sự chiến tranh sử dụng nghệ thuật trần thuật kết hợp tự sự, trữ tình, chính luận. Màu sắc chính luận rõ nét ở những trang ký sự. Để có những trang ký thấm chất chính luận từ ngữ sử dụng phải là lớp từ ngữ chính trị - xã hội.

Với nhiệm vụ đi sâu và phản ánh những vấn đề chính trị - xã hội lớn của đất nước trong ký sự chiến tranh giai đoạn 1954 – 1975 xuất hiện lớp từ ngữ chính trị - xã hội với tần số cao, đặc biệt là trong ký sự Tháng ba ở Tây Nguyên, Ký sự miền đất lửa... Sắc thái, ý nghĩa chung của lớp từ ngữ này là trang trọng, phù hợp với việc thể hiện các vấn đề lớn, những diễn biến sự kiện lớn vào loại bậc nhất trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc. Ký sự của Nguyễn Khải có thể nói là sử dụng nhiều nhất, với mật độ dày đặc lớp từ ngữ chính trị - xã hội. Theo dõi một số đoạn văn chúng ta thấy rõ điều đó.

“Vậy thế nào là thời cơ? Theo chúng tôi nghĩ: thời cơ sẽ xuất hiện khi ta tiêu diệt gọn hai chi khu quan trọng là Thuẫn Mẫn và Đức Lập; khi chúng ta đánh tan các lực lượng phản kích ở phía tây sông Sê – rê – pốc và từ Play Cu kéo xuống..”[50]

“Trích yếu: v/v chỉ thị của tổng thống Việt Nam Cộng hòa về đường lối chiến tranh hiện tại.

1. Trong dịp thăm viếng các đơn vị QLVNCH nhân dịp tết Ất Mão, tổng thống VNCH thường chỉ thị đại ý như sau:

a) Trước khi còn quân lực Hoa Kỳ, chúng ta chiến đấu với các phương tiện dồi dào, không hạn chế, đánh theo lối quy mô, sử dụng nhiều phương tiện và bom đạn một cách phí phạm.

b) Nay ngoại viện đã bị hạn chế và có chiều hướng ngày càng suy giảm vì sự khó khăn ngay tại các nước đồng minh viện trợ cho ta nên không thể tiếp tục mãi, cũng như ảnh hưởng của sự khủng hoảng nhiên liệu trên thế giới đã gây hậu quả quan trọng vào nền kinh tế Việt Nam.

c) Do đó, ta phải quay trở về với lối đánh thuần túy Việt Nam cho phù hợp với các phương tiện tự túc và hạn chế của ta.

2. Trong khi chờ đợi BTTM phổ biến đường lối hoạt động chung theo chiều hướng như chỉ thị của tổng thống, BTTM yêu cầu quý vị tư lệnh dựa theo quan niệm sau đây mà áp dụng đường lối hoạt động cho phù hợp với tình hình từng địa phương:

a) Trên phương diện chiến thuật, lối đánh quy mô với sự phối hợp liên binh đòi hỏi nhiều phương tiện yểm trợ dồi dào và tốn kém không còn phù hợp, phần vì khả năng yểm trợ của ta đã bị hạn chế, phần vì giới hạn và ràng buộc bởi Hiệp định ngừng bắn. Do đó ta phải trở về với lối đánh thuần tuý Việt Nam, nghĩa là phải chú trọng đến sự hoạt động của các đơn vị nhỏ, từ cấp đại đội trở xuống tới cấp toán, cấp tổ, đánh bằng phục kích, đột kích, phá hoại, đánh bằng mìn bẫy trên các trục giao liên, đánh bằng các đơn vị trinh sát, v.v. Với lối đánh biệt động, lấy vũ khí cá nhân và cộng đồng của đơn vị làm chính (trung liên, đại liên, súng cối) và hoả lực phi pháo chỉ là phụ, như vậy các đơn vị sẽ không bị lệ thuộc và ỷ lại vào hoả lực yểm trợ của không quân và pháo binh.

Về di chuyển cũng lấy sức người làm chính, các phương tiện chuyển vận như quân xa, phi cơ trực thăng, v.v nếu có chỉ là phụ, hoặc chỉ được sử dụng các phương tiện này trong những trường hợp tối cần mà sức người không làm nổi. Do đó ta phải lấy phương châm: “Thắng địch bằng tinh thần chứ không phải bằng vật chất”, nghĩa là lấy sự quyết tâm, thiện chí và mưu lược để thắng địch hơn là bằng phương tiện.

Áp dụng được chiến thuật trên, chẳng những các đơn vị nhỏ sẽ dễ dàng bung quân tấn công phá vỡ kế hoạch lấn đất giành dân của địch mà còn tạo được thế chủ động bung ra chèn ép địch, gây bất an ngay trong lòng địch để buộc chúng vào thế co rút.

b) Với các hoạt động đơn vị từ cấp tiểu đoàn trở lên ta chỉ sử dụng vào các mục tiêu lớn, chắc chắn và đáng giá, như vậy ta vừa tiết kiệm được lực lượng lại vừa sẵn có một số đơn vị lớn trù bị trong tay sẵn sàng tung quân đối phó với địch khi cần.

c) Trên phương diện tiếp vận, một số vấn đề khó khăn cho ta hiện nay là vũ khí, đạn dược, nhiên liệu là những phương tiện vô cùng đắt giá, nếu cứ tiếp tục giữ mãi mức độ tiêu thụ như trước đây, chắc chắn ngân sách quốc phòng không sao gánh nổi. Bộ tổng tham mưu đã từng chỉ thị các đơn vị phải tiết giảm nhu cầu tiêu thụ, tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa đạt được đúng mức. Trong tương lai sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa, do đó ngay từ bây giờ ta phải biết giữ gìn, biết tiết kiệm từng viên đạn, từng giọt xăng, bảo trì các vũ khí, quân trang, quân dụng hiện có của ta luôn luôn trong tình trạng thật hoàn hảo. Có như vậy mới hy vọng trong tương lai ta còn có phương tiện mà sử dụng.

d) Ngoài vấn đề sửa đổi về đường lối chiến thuật, tiết giảm và sử dụng hữu hiệu mọi nhu cầu, bảo trì hoàn hảo vũ khí, quân trang và quân dụng để

đáp ứng với hoàn cảnh hiện nay, ta còn phải nghĩ tới việc để dành một số phương tiện khả dụng, làm trù bị dự trữ luôn luôn trong tình trạng tốt và sẵn sàng, hầu có thể tung ra đương đầu với cộng sản trong những ngày quyết định cuối cùng. Yêu cầu các vị tư lệnh khẩn nghiên cứu, ra lệnh và đôn đốc các đơn vị trực thuộc nghiêm chỉnh thi hành chỉ thị của tổng thống Việt Nam Cộng Hoà”;

“V/v sử dụng danh từ "Việt Nam hóa chiến tranh" (rồi lại gạch hai chữ "chiến tranh")

I - Tôi nghĩ danh từ "Việt Nam hóa chiến tranh" hoặc "Việt Nam hóa hòa bình" không thích hợp để dử dụng bởi người Việt Nam, dù thuộc chính quyền hay không, dù trong nước hay ngoài nước, vì lẽ:

Thứ nhất - Từ trước đến nay cuộc chiến tranh này là do cộng sản gây nên. Do đó, công cuộc kháng chiến là của nhân dân miền Nam chủ động, với sự trợ giúp của các quốc gia đồng minh hay thế giới tự do, dù tham chiến trực tiếp hay ở mọi hình thức viện trợ khác.

Vì vậy, công cuộc kháng chiến không thể nói và xem là do nơi ai khác hơn là nhân dân miền Nam chúng ta.

Trên đây là một căn bản không thể lệch lạc được. Cho nên:

Thứ hai - Khi nói cuộc chiến đấu đã được "phi Mỹ hóa" có nghĩa là từ trước đến nay do chính phủ Mỹ gây nên và lãnh đạo cuộc chiến này.

Điều này không đúng và không tốt cho nhân dân Việt Nam kháng chiến, còn lại giúp luận điệu cho công sản tuyền truyền khuynh đảo. Còn nói rằng "Việt Nam hóa chiến tranh" thì cũng như trên, có nghĩa là từ trước đến nay chiến tranh này là của Mỹ, ngày nay mới giao cho Việt Nam đảm trách.

Tai hại hơn nữa, là người ta sẽ hiểu lầm cho rằng Mỹ đã thua cuộc chiến tranh của Mỹ từ mấy năm nay, nên bây giờ mới giao lại cho chúng ta

đánh và Mỹ sử dụng nhân dân miền Nam đánh giặc cho họ, do đó mà có từ Việt Nam hóa chiến tranh.

Thứ ba - Danh từ Việt Nam hóa cả quân sự lẫn chính trị mà một số nhân vật hay báo chí ngoại quốc thường dùng lại càng phải tránh, vì lẽ vấn đề chính trị là thuộc chủ quyền của người Việt Nam. Khi nói "Việt Nam hóa... chính trị" có nghĩa là chính phủ và nhân dân Việt Nam mất chủ quyền chính trị. Còn cộng sản, thì họ sẽ khai thác cho rằng ta hoàn toàn nô lệ Huê Kỳ và Huê Kỳ đang thực hiện một chế độ thuộc địa tại miền Nam, cả về chính trị lẫn quân sự” [50, 97-98-99]

Khảo sát một đoạn văn trong rất nhiều những đoạn văn của ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 hầu hết sử dụng lớp từ chính trị - xã hội. Các nhà văn thường sử dụng những từ, cụm từ như: Sư đoàn, Pháo cao xạ, chủ lực, trinh sát, chiến thuật, tác chiến, tiêu diệt, bắt sống, súng cối, súng máy cao xạ, thủy lôi, bắn tỉa, chính trị, đồng chí, cách mạng, phong trào..., Với số lượng, cách dùng những từ đó người đọc dễ hình dung ra vấn đề thời sự nóng hổi đang được nói đến với lượng thông tin chính xác, sắc thái, ý nghĩa trang trọng. Những từ ngữ đó dùng với tần số cao cho thấy tác giả đã ghi lại những sự kiện quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Gợi cho người đọc cảm giác rằng tác giả có cảm quan chính trị nhạy bén và luôn trực diện với vấn đề chính trị đang diễn ra.

Sử dụng nhiều từ ngữ chính trị trong các tác phẩm ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 đã phần nào thể hiện được ý nghĩ, chủ đề của tác phẩm.

Như vậy, để phản ánh các sự kiện trọng đại của đất nước, việc lựa chọn những từ ngữ chính trị - xã hội trong tác phẩm là một lựa chọn phù hợp. Lớp từ ngữ này đặc trưng cho ký sự chiến tranh giai đoạn 1954 – 1975 vì những

tác phẩm cùng thể loại trước cách mạng và sau 1975 ít sử dụng hơn. Chính sự lựa chọn phù hợp này đã giúp lớp từ ngữ chính trị - xã hội phát huy được hết hiệu quả của mình. Tính thông tin, thời sự được đảm bảo, nhà văn đi đúng quan điểm, đường lối của Đảng về văn nghệ cũng như thành công trong việc thể hiện thái độ, tư tưởng của bản thân.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 1975 (qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w