Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 110)

Kết quả thực nghiệm là kết quả thu được quá trình khảo sát thăm dò ý kiến GV và HS cùng với kết quả bài làm kiểm tra của học sinh.

3.3.1. Khảo sát thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh.

3.3.1.1. Kết quả thực nghiệm

Chúng tôi kiểm chứng tính khả thi và khả năng ứng dụng của hệ thống bài tập bổ trợ bằng cách dùng phiếu khảo sát ý kiến GV và HS. Các mức độ đánh giá tương ứng là cao (C), trung bình (TB), thấp (T), hoặc tốt (T), chưa tốt (CT), Yếu (Y).

Kết quả thực nghiệm như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát GV và HS về hệ thống bài tập bổ trợ và hệ thống câu hỏi, bài tập SGK

Đối tượng

Yêu cầu

GIÁO VIÊN HỌC SINH

HT bài tập bổ trợ HT CH, bài tập SGK HT bài tập bổ trợ

HT câu hỏi, bài

tập SGK C TB T C TB T C TB T C TB T Bám sát cấu trúc TPVC SL 25 7 0 12 14 6 178 136 71 125 141 119 % 78 22 38 44 18 46 36 18 32 37 31 Chất lượng SL 21 9 2 19 11 2 178 139 68 143 197 45 % 66 28 6 59 35 6 46 36 18 37 51 12 Tính hệ thống SL 24 7 1 7 15 10 216 152 17 46 172 167 % 75 22 3 22 47 31 56 40 5 12 45 43 Tính gợi mở SL 19 11 2 9 15 8 122 207 56 87 115 183 % 59 35 6 28 47 25 32 54 14 23 30 47 Tính cụ thể SL 19 13 0 5 10 17 305 67 13 71 115 199 % 59 41 0 16 31 53 79 17 4 18 30 52 Tính hấp dẫn SL 21 9 2 11 16 5 287 80 18 67 217 101 % 66 28 6 34 50 16 74 21 5 17 57 26 Độ khó SL 12 15 5 16 13 3 135 213 37 205 104 76 % 38 46 16 50 41 9 35 55 10 53 27 20 Tính khả thi SL 27 5 0 12 20 0 251 105 29 213 134 38 % 84 16 0 38 62 0 75 27 8 55 35 10

Trong quá trình hệ khảo sát thống câu hỏi, bài tập đọc hiểu trong sách Ngữ văn, chương trình Chuẩn, cấp THPT như ở phần 2.1, chúng tôi tiến hành thêm một bước là thống kê câu hỏi, bài tập rèn luyện kỹ năng CTVH. Chúng tôi đã khảo sát

37 tác phẩm trong SGK và sách bài tập Ngữ văn 11, thống kê được 21/264 câu hỏi, bài tập rèn luyện kỹ năng CTVH cho HS. Khảo sát, thăm dò ý kiến của GV và HS về hệ thống câu hỏi, bài tập CTVH đã thống kê, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát GV và HS về hệ thống câu hỏi, bài tập CTVH trong SGK + Sách bài tập Ngữ văn 11

Câu hỏi Câu trả lời Giáo viên Học sinh

SL % SL %

1. Chúng tôi tiến hành khảo sát 37 tác phẩm, chỉ có 21/264 câu hỏi, bài tập rèn luyện kỹ năng cảm thụ cho HS. Quý thầy cô và các em HS có ý kiến như thế nào về số lượng câu hỏi, bài tập trên?

Nhiều 0 0 43 11

Vừa đủ 7 22 157 41

Ít 25 78 185 48

2. Những câu hỏi, bài tập cảm thụ trên đề cập đến những khía cạnh nào của tác phẩm văn chương?

Hầu hết các khía cạnh thuộc cấu trúc tác phẩm

3 9 116 30

Chủ yếu tập trung vào nội dung, nghệ thuật của tác phẩm 29 91 238 62 Các vấn đề cơ bản ngoài cấu trúc tác phẩm 0 0 31 8

3. Đánh giá của quý thầy cô và các em HS về độ khó của những câu hỏi, bài tập trên?

Khó 17 53 209 54.2

Vừa sức 10 31 109 28.3

Dễ 5 16 67 17.4

4. Những câu hỏi, bài tập trên định hướng cho HS cảm thụ văn học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trên từng bình diện cụ thể, hay khái quát, chung chung?

Khái quát, chung chung

21 66 176 46

Cả hai ý trên 0 0 124 32 5. Toàn bộ các câu hỏi, bài tập trên

có đảm bảo tính hệ thống, toàn diện nhằm rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho HS không?

Đảm bảo tính hệ thống 0 0 138 36 Không đảm bảo tính hệ thống 32 100 247 64

6. Số lượng câu hỏi, bài tập trên có đủ để hình thành, rèn luyện, phát triển kỹ năng cảm thụ văn học cho HS không?

Nhiều 0 0 51 13

Vừa đủ 13 41 165 43

Quá ít 19 59 169 44

7. Sau khi giải quyết xong các các câu hỏi, bài tập trên đây, HS có khả năng tự đọc hiểu, cảm thụ một tác phẩm văn học không thuộc chương trình học không?

Có thể 12 37 107 28

Rất khó 20 63 213 55

Không thể 0 0 65 17

Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan của hệ thống bài tập bổ trợ, chúng tôi đã tiến hành thiết kế bài tập bổ trợ rèn luyện kỹ năng CTVH cho tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Kết quả khảo sát thăm dò ý kiến của GV và HS về hệ thống cáu hỏi, bài tập trong SGK và hệ thống bài tập mà luận văn xây dựng như sau:

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát GV và HS về hệ thống câu hỏi, bài tập đọc hiểu trong SGK và hệ thống bài tập bổ trợ cho tác phẩm “Chí Phèo”

Đối tượng Yêu cầu Bài tập bổ trợ cho tác phẩm “Chí Phèo”

Câu hỏi, bài tập đọc hiểu

trong SGK

GV HS GV HS

C TB T C TB T C TB T C TB T

tác phẩm % 84 16 0 53 37 10 53 28 19 43 48 9 Đảm bào kiến thức SL 13 15 4 21 8 3 % 41 47 12 66 25 9 Tính hệ thống SL 23 7 2 231 126 28 14 11 7 124 178 83 % 72 22 6 60 33 7 44 34 22 32 46 22 Tính gợi mở SL 20 12 0 215 119 51 13 10 9 94 202 89 % 62 38 0 56 31 13 41 31 28 25 52 23 Tính cụ thể SL 24 8 0 253 111 21 11 17 4 115 154 116 % 75 25 0 66 29 5 34 53 13 30 40 30 Tính hấp dẫn SL 17 12 3 197 123 65 10 16 6 138 191 56 % 53 38 9 51 32 17 31 50 19 36 50 14 Độ khó SL 11 15 6 105 184 96 15 12 5 218 130 37 % 34 47 19 27 48 25 47 38 15 57 34 9 Rèn luyện kỹ năng SL 19 9 4 10 15 7 % 59 28 13 31 47 22

3.3.1.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

 Bảng 3.1:

Kết quả thực nghiệm như đã tổng hợp và thống kê ở bảng 3.1 cho thấy hệ thống bài tập bổ trợ rèn luyện kỹ năng CTVH cho HS mà luận văn xây dựng nhìn chung đạt được các yêu cầu cơ bản luận văn đề xuất:

- Cả GV và HS đều đánh giá độ khó của hệ thống bài tập bổ trợ còn khá cao (>35%), cần xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp.

- 78% GV và 46% HS cho rằng hệ thống bài tập bổ trợ bám sát cấu trúc tác phẩm văn chương ở mức độ cao. Đây là kết quả khá khả quan, bởi muốn hiểu sâu sắc một tác phẩm ta phải bắt đầu từ cấu trúc của nó.

- Về chất lượng, 66 % GV và 46% HS đánh giá cao của hệ thống bài tập bổ trợ. Đây là vấn đề mà tác giả luận văn cần xem xét lại và có biện pháp nâng cao chất lượng của hệ thống bài tập nhằm tạo ra một phương án khả thi nhất cho việc rèn luyện kỹ năng CTVH cho HS THPT.

- Về tính hệ thống, 75% GV và 56% HS đều có nhận xét là các bài tập bổ trợ mà luận văn xây dựng có tính hệ thống cao, góp phần định hướng cho HS trong quá trình đọc hiểu, cảm thụ tác phẩm văn chương.

- 59% GV và 32% HS được khảo sát cho rằng, hệ thống bài tập bổ trợ có tính gợi mở cao hơn hệ thống câu hỏi, bài tập đọc hiểu trong sách giáo khoa (GV: 23%, HS: 28%), 14 % HS còn cho rằng tính gợi mở của hệ thống bài tập thấp, 54% HS thì đánh giá tính gợi mở chỉ ở mức trung binh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống bài tập cảm thụ được chúng tôi xây dựng trên cơ sở khai thác các chi tiết nghệ thuật theo cấu trúc của tác phẩm văn chương, nên 59% GV và 79% GV đánh giá cao tính cụ thể của các bài tập.

- 74% GV và 66% HS khẳng định, hệ thống bài tập bổ trợ rất hấp dẫn, kích thích HS tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học.

- Dựa trên các khía cạnh đã nêu, 84% GV và 75% HS được khảo sát khẳng định tính khả thi của hệ thống bài tập.

Từ kết quả khảo sát thăm dò ý kiến GV và HS về hệ thống bài tập bổ trợ theo các yêu cầu mà luận văn đề xuất và hệ thống câu hỏi, bài tập đọc hiểu trong sách Ngữ văn, chúng tôi nhận thấy: ở một số mặt, ý kiến sự đồng thuận của GV và HS chưa đạt được như dự kiến của người viết, nhưng hệ thống vài tập bổ trợ vẫn được đánh giá cao hơn hệ thống câu hỏi, bài tập đọc hiểu trong sách giáo khoa. Dù kết quả khảo sát hai hệ thống bài tập trên chênh lệch không cao, nhưng nó là cơ sở bước đầu để chúng tôi khẳng định hiệu quả và tính khả thi của hệ thống bài tập bổ trợ.

Trong quá trình khảo sát, nhiều GV và HS cũng đóng góp cho chúng tôi nhiều ý kiến bổ ích và thiết thực. Trước hết, thầy cô và HS đều cho rằng, khi cảm thụ chi tiết nghệ thuật về ngôn từ, kiểu bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về ngữ âm là khó nhất. Chẳng hạn như việc láy vần hay ngắt nhịp trong câu thơ, đoạn thơ, các

em có thể phát hiện đúng nhưng lại không thể hoặc không đủ hiểu biết để nêu lên suy nghĩ của mình. Theo ý kiến của người viết, để các em có thể cảm thụ sâu sắc về phương diện ngữ âm, GV nên sử dụng bài tập bổ trợ theo phương án mà luận văn đề xuất ở phần củng cố kiến thức, như vậy có thể giúp HS khắc sâu kiến thức, và không còn cảm thấy lúng túng khó khăn trong trong quá trình đọc hiểu, cảm thụ tác phẩm văn chương.

Ngoài ra, một số GV còn đề nghị người viết chỉnh sửa một số bài tập cũng như một số sai sót nhỏ trong quá trình thiết kế bài tâp. Bài tập 1 trong kiểu bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật mở đầu và kết thúc tác phẩm văn chương ban đầu được chúng tôi thiết kế như sau:

Mở đầu truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao viết như sau:

“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời”. “…Rồi hắn chửi đời”. “…Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại”, “…hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”, “…hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo”.

Nhưng cuộc đời Chí Phèo lại bắt đầu bằng chi tiết: Một người đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo “trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”.

Theo anh (chị), tại sao Nam Cao mở đầu truyện bằng tiếng chửi của Chí Phèo chứ phải bằng chính lai lịch của nhân vật?

Sau khi tiếp thu ý kiến của quá thầy cô, chúng tôi đã sửa yêu cầu của bài tập lại như dưới đây:

Theo anh (chị), Nam Cao có dụng ý gì khi mở đầu truyện bằng tiếng chửi của Chí Phèo chứ phải bằng chính lai lịch của nhân vật?

Một số GV đề xuất nên thêm vào luận văn kiểu bài tập cảm thụ các biện pháp tu từ nghệ thuật được nhà văn sử dụng trong tác phẩm. Đây cũng là một kiểu bài tập rất hay và thiết thực. Trong dạng bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về ngôn từ trong các phẩm, chúng tôi cũng có thiết kế một số bài tập liên quan đến các biện pháp tu từ, nhưng số lượng rất hạn chế. Bởi chúng tôi không xây dựng hệ thống bài

tập cảm thụ cho toàn bộ các tác phẩm văn chương trong chương trình Ngữ văn THPT, mà chỉ xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ như một phương án nhằm rèn luyện kỹ năng CTVH cho HS. Khi vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình, GV bộ môn sẽ dựa trên phương án mà chúng tôi đề xuất để thiết kế bài tập bổ trợ cho từng tác phẩm (như cách mà chúng tôi thiết kế hệ thống bài tập cảm thụ cho tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ở mục 3.2.1.2).

Nhiều GV và HS có ý kiến chỉ nên thiết kế bài tập bổ trợ cho những tác phẩm văn chương trong chương trình Ngữ văn THPT, không thiết kết cho những tác phẩm ngoài chương trình. Tuy nhiên, như đã nói trên đây, hệ thống bài tập bổ trợ mà chúng tôi xây dựng chỉ là một phương án để GV vận dụng trong quá trình dạy học. Chúng tôi hy vọng, sau một thời gian rèn luyện, HS không chỉ có thể đọc hiểu, cảm thụ tác phẩm văn chương trong nhà trường mà còn cả những tác phẩm văn chương không có trong chương trình mà các em yêu thích.

Điều khiến chúng tôi lạc quan hơn nữa là nhiều GV và HS đánh giá cao hệ thống bài tập. Quý thầy cô bộ môn và các em học sinh tỏ ra thích thú với các bài tập và mong muốn được vận dụng chúng vào thực tiễn dạy học ngay, bởi nó rất phù hợp để kích thích học sinh chủ động, sáng tạo trong giờ học cũng như để rèn luyện kỹ năng CTVH cho HS. Đây chính là động lực để chúng tôi nhanh chóng đề ra những biện pháp khắc phục, sửa chữa những hạn chế thiếu sót của hệ thống bài tập để có thể tạo ra một phương án tốt nhât nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện kỹ năng cảm thụ cho HS THPT.

Bảng 3.2:

Ngoài khảo sát ý kiếnGV và HS về hệ thống bài tập bổ trợ và hệ thống câu hỏi, bài tập SGK, chúng tôi còn tiến hành thăm dò ý kiến GV và HS về hệ thống câu hỏi, bài tập CTVH trong SGK + Sách bài tập Ngữ văn 11. Qua kết quả đã thống kê ở bảng 3.2, chúng tôi có những nhận xét sau:

- 78% GV và 48% HS đều cho rằng trong 264 câu hỏi, bài tập đọc hiểu mà chỉ có 21 câu hỏi, bài tập cảm thụ, số lượng như vậy là quá ít cho cá chương trình Ngữ văn 11.

- Toàn bộ các câu hỏi, bài tập cảm thụ trong chương trình Ngữ văn 11 không đảm bảo tính hệ thống, toàn diện để rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho HS. 100% GV và 64% HS được khảo sát đã khẳng định như vậy.

- 91% GV và 62% HS nhận xét các câu hỏi bài tập cảm thụ mà chúng tôi đã thống kê chủ yếu tập trung vào hai khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, ít đề cập đến những yếu tố khác. Hơn nữa, 66 % GV và 46 % HS có chung ý kiến là các câu hỏi, bài tập cảm thụ ấy chỉ định hướng cho HS cảm thụ những vấn đề lớn, khái quát, chung chung chứ chưa khai thác trên từng bình diện cụ thể.

- Về độ khó, 53% GV và 54.2% HS đều đánh giá của những câu hỏi, bài tập cảm thụ được khảo sát rất khó, HS ít có khả năng giải quyết các câu hỏi bài tập ấy đúng như yêu cầu cần đạt của nó.

- 59% GV và 44% HS đã khẳng định số lượng câu hỏi, bài tập trên quá ít, không đủ để hình thành, rèn luyện, phát triển kỹ năng cảm thụ văn học cho HS. Thậm chí, 55% GV và 63% HS đều nhất trí là sau khi giải quyết xong các các câu hỏi, bài tập trên đây, HS rất khó có thể tự đọc hiểu, cảm thụ một tác phẩm văn học không thuộc chương trình mà các em yêu thích.

Kết quả thống kê ở bảng 2.1 cho biết chỉ có 66/690 câu hỏi, bài tập cảm thụ

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 110)