Thống kê và phân loại các dạng câu hỏi, bài tập đọc hiểu

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 53)

Thông qua khảo sát 100 tác phẩm văn chương với 690 câu hỏi, bài tập, chúng tôi tiến hành phân loại hệ thống câu hỏi, bài tập trong SGK Ngữ văn, chương trình Chuẩn theo bảng như sau:

Bảng 2.1: Thống kê, phân loại hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách Ngữ văn cấp THPT.

KHỐI PHÂN LOẠI

KHỐI 10 KHỐI 11 KHÔI 12 TỔNG

CỘNG % CH BT CH BT CH BT DẠNG 1 Lời đề từ (1) 1 1 1 3 0.4 Nhan đề (2) 3 1 1 4 1 1 11 1.6 Hoàn cảnh sáng tác Xuất xứ (3) 1 1 2 0.3 Thể loại (4) 4 1 5 0.7 Bố cục (5) 4 5 5 14 1.7 DẠNG 2 Nội dung (6) 88 29 87 34 67 24 327 47.4 Nghệ thuật (7) 23 12 37 20 24 11 127 18.4 Nghệ thuật – Nội dung (8) 9 5 12 1 3 1 31 4.5 DẠ N G 3 Tiếp cận (9) 5 10 3 8 2 4 32 4.6 Cảm thụ(10) 7 12 5 16 10 16 66 9.6

Đánh giá ý kiến (11) 3 11 1 14 6 35 5.1 So sánh (12) 1 3 8 1 2 15 2.2 Ngoại khóa văn học (13) 13 6 3 22 3.2 TỔNG CỘNG 139 102 151 113 115 70 690 100

Trong đó: CH: câu hỏi BT: bài tập

3 dạng câu hỏi, bài tập chính và phân chía thành các kiểu nhỏ hơn theo số thứ tự trong (…), chúng tôi trình bày rõ ở phần mô tả bảng thống kê bên đưới.

Theo như bảng trên, hệ thống câu hỏi, bài tập đọc hiểu trong sách Ngữ văn có thể phân loại thành ba dạng chính. Mỗi dạng câu hỏi, bài tập trên đây có thể chia thành các kiểu nhỏ hơn:

Dạng 1: Câu hỏi, bài tập tìm hiểu các vấn đề ngoài văn bản

Có thể chia nhỏ như sau:

(1) Câu hỏi, bài tập về lời đề từ tác phẩm

Nên hiểu thế nào về câu thơ đề từ “Khi tôi chết hãy chon tôi với cây đàn”?

[Bài tập Ngữ văn 12, tập 1, tr.86]

Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng. Hãy đọc kĩ bài thơ để hiểu được ý nghĩa biểu tượng đó. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cắt nghĩa nhan đề và bốn câu thơ đề từ.

[Ngữ văn 12, tập 1, tr.46]

Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Đề từ có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng tác giả trong bài thơ?

(2) Câu hỏi, bài tập về nhan đề của tác phẩm

Dựa vào nội dung truyện, giải thích nhan đề “Vợ nhặt”. Qua hiện tượng “nhặt được vợ” của Tràng, anh (chị) hiểu gì về tình cảnh và than phận của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945?

[Ngữ văn 12, tập 2, tr.33]

“Hạnh phúc của một tang gia” là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết “Số đỏ” do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích?

[Ngữ văn 11, tập 1, tr.128]

Nhan đề đầu tiên của truyện ngắn “Chí Phèo” là “Cái lò gạch cũ”, nhưng trước Cách mạng tháng 8, khi in thành sách, nhà xuất bản tự ý đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”. Anh chị nhận xét gì về hai nhan đề này của tác phẩm.

[Bài tập Ngữ văn 11, tập 1, tr.91]

(3) Câu hỏi, bài tập về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của tác phẩm

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của các nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

[Ngữ văn 12V12, tập 1, tr.114]

(4)Câu hỏi, bài tập về thể loại tác phẩm

Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích ở bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” và mục Tiểu dẫn của bài này, hãy tìm trong truyện “Tấm Cám” những dẫn chứng để phân tích, làm rõ đặc trưng của chuyện cổ tích thần kỳ.

[Ngữ văn 10, tập 1, tr.72]

(5)Câu hỏi, bài tập về bố cục tác phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm làm mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn và cho biết mạch truyện được dẫn dắt như thế nào?

[Ngữ văn 12, tập 2, tr.33]

Đọc tiểu dẫn, nắm vững những nét cơ bản về văn tế. Tìm bố cục của bài văn tế này?

“Đại cáo bình Ngô” gồm bốn đoạn. Hãy tóm lược nội dung của từng đoạn. Nội dung từng đoạn hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tường độc lập dân tộc như thế nào?

[Ngữ văn 10, tập 2, tr.22]

Dạng 2: Câu hỏi bài tập tìm hiểu về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác

phẩm

Có thể chia nhỏ như sau:

(6) Câu hỏi, bài tập về nội dung của tác phẩm

Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng (từ lúc quyết định lấy vợ, khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư và nhất là trong buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ)?

[Ngữ văn 12, tập 2, tr.32]

Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu như thế nào? Vì sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?

[Ngữ văn 11, tập 1, tr.101]

Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Giang hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lí Bạch lại chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi” (cô phàm) của “cố nhân”?

[Ngữ văn 10, tập 1, tr.144]

(7) Câu hỏi, bài tập về nghệ thuật của tác phẩm

Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này có nét gì độc đáo?

[Ngữ văn 12, tập 2, tr.78]

Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu?

[Ngữ văn 11, tập 1, tr.22]

Hãy phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của các câu văn có dung lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật, khung cảnh diễn ra sự việc.

(8) Câu hỏi, bài tập tìm hiểu nội dung thông qua nghệ thuật của tác phẩm

Bút pháp ước lệ trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễm tả than phận éo le của nàng Kiều? Qua đó, có thể nói gì về tình cảm tác giả đối với nhân vật?

[Ngữ văn 10, tập 2, tr.108]

Dạng 3: Câu hỏi, bài tập yêu cầu sự phản hồi của học sinh

Có thể chia nhỏ như sau:

(9) Câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh tiếp cận tác phẩm

Dựa vào văn bản (cả phần lược bỏ và phần trích), hãy tóm tắt cốt truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”.

[Bài tập Ngữ văn 12, tập 2, tr.33]

Tìm đọc toàn bộ tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[Ngữ văn 11, tập 1, tr.128]

Học thuộc lòng đoạn mở đầu “Đại cáo bình Ngô”

[Ngữ văn 11, tập 1, tr.20]

(10) Câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận về tác

phẩm

Nêu cảm nghĩ về nhân vật Trương Ba trong đoạn trích.

[Bài tập Ngữ văn 12, tập 2, tr.55]

Anh (chị) nhận xét như thế nào về ý nghĩa của chi tiết “Đám cứ đi…” và những hành động của ông Phán mọc sừng đối với Xuân Tóc Đỏ ở cuối đoạn trích.

[Bài tập Ngữ văn 11, tập 1, tr.82]

Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”. Qua đó, anh (chị) thấy tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào?

(11) Câu hỏi, bài tập yêu cầù học sinh nhận xét hoặc làm sáng tỏ những ý kiến đánh giá về tác phẩm.

Có ý kiến cho rằng:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây sung ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

là “bốn câu tuyệt bút” của Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến” Phân tích bốn câu thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên

[Bài tập Ngữ văn 12 tập 1, tr.43]

Có ý kiến cho rằng, trong tác phẩm “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã sáng tạo được một tình huông truyện độc đáo, giàu ý nghĩa. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

[Bài tập Ngữ văn 11, tập 1, tr.69]

Người ta thường cho rằng: Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được “ý tạo ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời). Hãy tìm “ý tại ngôn ngoại” qua bài thơ này

[Ngữ văn 10, tập 1, tr.144]

(12) Câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh phân tích, so sánh hai tác phẩm.

Cảm xúc của Xuân Quỳnh về tình yêu qua bài “Sóng” có điểm nào gần gũi với Xuân Diệu qua bài “Vội vàng”?

[Bài tập Ngữ văn 12, tập 1, tr.78]

Theo anh (chị), quan niệm về lẽ sống – chết của Nguyễn Đình Chiểu (qua “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”) và của Phan Bội Châu (qua “Lưu biệt khi xuất dương”) có gì giống và khác nhau? Giải thích tại sao.

[Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, tr.3]

Đọc đoạn thơ sau đây trong “Truyện Kiều” (từ câu 107 đến câu 110) và chỉ ra những điểm tương đồng với bài “Độc Tiểu Thanh kí”.

“Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

Nỗi niềm tưởng đến mà đau,

Thấy người nằm đó biết sau thế nào?”

[Ngữ văn 10, tập 1, tr.134] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(13) Câu hỏi, bài tập ngoại khóa văn học.

Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu – Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”?

[Ngữ văn 10, tập 1, tr.43]

Chia lớp học thành các nhóm, mỗi nhóm trình diễn màn kịch Ra-ma buộc tội theo cách cảm nhận của mình. Nhận xét sự trình diễn của mỗi nhóm (tạo dựng khung cảnh, diễn xuất của diễn viên, trang phục, đạo cụ, nhạc nền…). Bình chọn nhóm thể hiện tốt tinh thần của đoạn “Ra-ma buộc tội”

[Ngữ văn 10, tập 1, tr.60] Trên đây chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê và phân loại hệ thống câu hỏi, bài tập đọc hiểu trong sách giáo khoa, sách bài tập Ngữ văn ba khối 10, 11, 12. Tuy nhiên, sự phân loại như trên chỉ mang tính chất tương đối, vì ranh giới giữa chúng đôi khi không thể phân định rạch ròi, rành mạch.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 53)