Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học
Trước khi bắt đầu tiến hành một giờ dạy, GV cần xác định mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học cần đạt được. Muốn vậy, GV phải nghiên cứu đặc trưng của từng giờ dạy, từng bài học, xác định mục tiêu bài học, nội dung bài học, các biện pháp tổ chức thực hiện bài học và năng lực của HS.
GV cần xác định nội dung chính và mối liên hệ giữa các nội dung đó, từ đó nắm được cấu trúc bên trong của nội dung bài học. Việc nắm vững nội dung bài học được thể hiện thông qua việc xác định những nội dung cơ bản, nội dung trọng tâm; trên cơ sở đó, GV sẽ định hướng tổ chức giờ dạy theo một cấu trúc hợp lý.
Bước 3: Xác định nhiệm vụ, vị trí số lượng bài tập trong từng nội dung bài học
Số lượng bài tập rèn luyện kỹ năng trong một giờ học nhiều hay ít phụ thuộc vào nội dung từng bài học, thời lượng giờ học, trình độ, năng lực của HS, những khó khăn của GV trong tiến trình tổ chức cho HS giải quyết các bài tập.
Bước 4: Thu thập thông tin và soạn từng bài tập sau đó xây dựng thành hệ thống bài tập
Để xây dựng được một hệ thống bài tập tốt, GV cần phải tham khảo nhiều tài liệu, kết hợp với kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân để xây dựng những tình huống có vấn đề, vừa phù hợp với thực tiễn, vừa phân loại được trình độ của người học.
Bước 5: Sắp xếp lại hệ thống bài tập theo một trật tự phù hợp với logic của tiến trình của bài học, lưu ý xác định đâu là bài tập trung tâm, đâu là bài tập phụ
Để tránh gây áp lực cho HS, GV cần hình dung, cân nhắc trước vị trí của từng bài tập trong giờ học, những thuận lợi và khó khăn khi HS giải quyết các bài tập, thậm chí dự kiến cả các bài tập phụ kèm theo để chủ động trong việc tổ chức dạy học, dẫn dắt HS nhằm đạt đươc mục tiêu bài học.
Các bài tập cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, sao cho khi giải quyết xong các bài tập trước HS sẽ có hướng để giải quyết các nhiệm vụ học tập sau. Từ đó, HS sẽ lĩnh hội được toàn bộ kiến thức của bài học, rèn luyện được những kỹ năng cần thiết phù hợp với mục tiêu cần đạt của bài học.
Bước 6: Dự kiến nội dung trả lời cho từng bài tập
Đây là cơ sở giúp GV dánh giá kết quả học tập của HS. Nội dung trả lời cho từng bài tập phải chính xác, rõ ràng, đúng nhất và là duy nhất.