Các dạng bài tập cảm thụ chi tiết khắc hoạ hình tượng nghệ thuật

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 74)

thuật

Thế giới hình tượng của tác phẩm bao gồm nhiều phương diện, trong đó nổi bật nhất là hình tượng không gian, hình tượng thời gian và hình tượng nhân vật. Các dạng bài tập về cấu trúc hình tượng mà chúng tôi xây dựng cũng chủ yếu khai thác các chi tiết nghệ thuật xoay quanh ba phương diện trên.

Dạng 1: Chi tiết nghệ thuật về hình tượng nhân vật

Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm. Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật náo đó trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói: nhân dân là nhân vật chính trong "Đất nước đứng lên" của Nguyên Ngọc.

Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Đúng như M.Gorki đã nói: “Văn học là nhân học”, đối tượng trung tâm của văn học phải là con người trong tính toàn vẹn và sinh động của nó. Cũng vì thế, hình tượng văn học tiêu biểu nhất thường là hình tượng nhân vật với tư cách là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn chương, là những điển hình đời sống đại diện cho một kiểu người, một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc, một thời đại.

Nhân vật văn học là một hiện tượng thẩm mỹ đầy tính ước lệ, tượng trưng. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để nhận thức con người và bộc lộ quan niệm của mình về con người. Hình tượng nhân vật là “kết quả của sự sáng tạo có tính chất hư cấu của tác giả về một đối tượng có một đời sống riêng” [27]. “Nhân vật hiện lên trong tác phẩm thường dưới dạng những tính cách (…). Bởi thế nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của phân tích nhân vật là phát hiện tính cách” [55, tr.695] - những đặc điểm tâm lý ổn định chi phối mọi hành vi, thái độ và bộc lộ cốt cách, thái độ của nhận vật.

Để phát hiện tính cách nhân vật, “phải xem xét nhân vật như một chỉnh thể đa dạng do nhiều yếu tố khác nhau hợp thành, nhà văn phải dùng chi tiết để thể hiện nhân vật. Phân tích nhân vật phải bắt đầu từ việc nắm bắt những chi tiết ấy”

[55, tr.701]. Tính cách nhân vật là sự thống nhất giữa bản chất bên trong và những biểu hiện bên ngoài: ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói…

Bài tập cảm thụ về hình tượng nhân vật mà chúng tôi xây dựng cũng dựa trên cơ sở khai thác các chi tiết nghệ thuật về những biểu hiện đã nêu. Các tác giả sách Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1 khẳng định: "Chi tiết là những biểu hiện cụ thể, lắm khi nhỏ nhặt, nhưng lại cho thấy tính cách nhân vật và diễn biến quan hệ của chúng, đồng thời thể hiện sự quan sát và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. Do đó chi tiết rất quan trọng đối với nhân vật vừa tạo ra sức hấp dẫn thú vị vừa bộc lộ ý nghĩa của chúng".

♦ Kiểu 1: Bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về tên nhân vật

Tên nhân vật là một tín hiệu nghệ thuật mà nhà văn hết sức chú ý vì nó góp phẩn phản ánh tính cách của nhân vật, không khí tác phẩm cũng như phong cách của tác giả.

Các nhà văn đều rất cân nhắc khi đặt tên hay dùng các biệt danh cho nhân vật của mình. Tên gọi này báo trước những đặc điểm tâm lý và phẩm chất đạo đức của nhân vật. Tuy nhiên, có một số trường hợp, nhà văn không đặt tên, mà gọi nhân vật của mình bằng những danh từ, đại từ phiếm định. Cách gọi như vậy cũng nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật riêng của tác giả.

Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật về tên nhân vât, chúng tôi định hướng học sinh dựa trên các bài tập như sau:

1. Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu: - Theo anh (chị) tại sao tác giả không đặt tên cho nhân vật nữ chính, mà gọi bằng một cụm từ phiếm định “người đàn bà hàng chài”?

- Có phải ngẫu nhiên không khi Nguyễn Minh Châu đặt cho nhân vật của mình những cái tên như Phùng, Đẩu, Phác?

2. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân có ba nhân vật chính, nhưng tác giả chỉ đặt tên cho hai nhân vật là Tràng và bà cụ Tứ, còn người phụ nữ vợ Tràng - cô ta thậm chí không có tên,lúc được gọi là “thị”, là “cô ả”, lúc là “người đàn bà”.

Theo anh (chị) tại sao nhà văn không đặt cho nhân vật, cách gọi tên nhân vật của Kim Lân gợi anh (chị) suy nghĩ gì về số phận con người?

3. Qua tìm hiểu truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu, anh (chị) cho biết dụng ý nghệ thuật của tác giả khi đặt tên cho ba nhân vật chính là: Nguyệt, Lãm, Tính.

Nghĩ ra một cái tên cho nhân vật là một công việc vừa vất vả, vừa thú vị của nghề văn. Các bài tập trên đây góp phần hình thành cho học sinh kỹ năng tìm hiểu về ý nghĩa của tên nhân vật khi gắn nó với cuộc đời số phận của nhân vật trong quá trình tìm hiểu tác phẩm văn chương, từ đó, hiểu được dụng ý nghệ thuật của nhà văn qua việc đặt tên cho nhân vật.

♦ Kiểu 2: Bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về ngoại hình nhân vật

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Xem mặt mà bắt hình dong”. Trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn nhằm hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó.

M. Gorki khuyên các nhà văn phải xây dựng nhân vật của mình đúng như những con người sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cười, khóe mắt...của nhân vật. Qua nét riêng, cụ thể đó, người đọc có thể nắm bắt được những đặc điểm chung của những người cùng nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại...Những nhân vật thành công trong văn học từ xưa đến nay cho thấy nhà văn bao giờ cũng chọn lựa công phu những nét tiêu biểu nhất để khắc họa nhân vật .

Ngoại hình góp phần biểu hiện tính cách, phẩm chất bên trong con người nhân vật. Nhà văn thường khắc họa nhân vật bằng cách miêu tả vẻ bề ngoài như: cử chỉ, tác phong, diện mạo. đồ dùng, cách ăn mặc, nói năng của nhân vật. Các bài tập cảm thụ về ngoại hình nhân vật mà chúng xây dựng dựa trên những chi tiết trên.

1. Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã miêu tả nhân vật người đàn bà hàng chài như sau:

“Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”.

Vẻ bề ngoài ấy gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đời, số phận nhân vật. 2. Ngoại hình của nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” được nhà văn Nam Cao miêu tả như sau:

“Nhưng người đàn bà ấy là thị Nở, một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn. Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm một lần, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Ðã thế thị lại dở hơi, đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng đế chí công: nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở ngay từ khi mua cái gương thứ nhứt. Và thị lại nghèo nếu trái lại, ít nhất đã có một đàn ông khổ sở. Và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi: cái này khiến không một chàng trai nào phải phân vân. Người ta tránh thị như tránh con vật nào rất tởm”.

Theo anh (chị), tại sao Nam Cao miêu tả như vậy? Phải chăng Nam Cao đã tự hạ thấp nhân vật của mình?

3. Suy nghĩ của anh (chị) về sự thay đổi ngoại hình của Chí Phèo - nhân vật trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao - sau khi ra tù qua đoạn trích sau:

“Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với

áo Tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông thày tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”

4. Trong tiểu thuyết “Cha con nghĩa nặng”, hình ảnh nhân vật Trần Văn Sửu được nhà văn Hồ Biểu Chánh miêu tả như sau:

“Anh mặc một cái áo vải đen nhụt nhụt, một cái quần vắn lai đứt tả tơi, đầu bịt trùm một cái khăn rằn, miệng ngậm trầu một búng, tay mặt cầm một khúc cây cóc, tay trái xách một xâu hai con cá lóc với ba bốn con cá rô…”

Nêu cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật qua cách miêu tả của Hồ Biểu Chánh?

 Kiểu bài tập cảm thụ chi tiết về ngoại hình nhân sẽ giúp cho HS có thể hình dung, tưởng tượng một cách khái quát về nhân vật, có những nhận định, đánh giá ban đầu về nhân vật. Sau khi tìm hiểu toàn bộ tác phẩm, bản thân các em sẽ tự nhận thấy sự cảm nhận, đánh giá ban đầu của mình là đúng hay sai. Đồng thời, kiểu bàn tập này cũng rèn luyện cho học sinh kỹ năng khi đọc hiểu tác phẩm văn chương, tìm hiểu về nhân vật, một trong những yếu tố cần chú ý là ngoại hình nhân vật.

♦ Kiểu 3: Bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về hành động của nhân vật

Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Qua hành động của nhân vật, người đọc có thể hình dung được nhân vật là người tốt hay xấu, điềm đạm, nhẹ nhàng hay cục tính, sốc nổi, từ đó có cái nhìn toàn điện hơn về tính cách, bản chất của nhân vật.

Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả nhân vật.

Những bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật mà chúng tôi xây dựng dưới đây nhằm hướng vào mục đích trên.

1. Đọc đoạn trích sau:

“Đăm Săn - Ngươi múa trước đi, ơ diêng!

Mtao Mxây – Ngươi mới là người múa trước, ơ diêng! Ta như gà làng mới mọc cựa kliê, như gà rừng mới mọc cựa êchăm, chưa ai giẫm phải mà đà gãy mất cánh

Đăm Săn - Ngươi cứ múa đi, ơ diêng!

Mtao Mxây rung khiên múa vậy, Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô. Hắn múa một mình. Đăm Săn không hề nhúc nhích”.

Đăm Săn – Ngươi múa một mình, múa kêu lạch xạch như quả mướp khô. Miếng múa ấy, ngươi học ai vậy? Ngươi múa chơi đấy phải không, diêng?

(Trích “Sử thi Đăm Săn”) Trong đoạn trích trên, Đăm Săn đã để cho Mtao Mxây múa khiên trước. Trong khi hắn múa, chàng không hề nhúc nhích, đã vậy còn chế giễu sự kém cỏi của kẻ thù. Theo anh (chị), tại sao Đăm Săn lại hành động như vậy?

2. Trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, khi ngồi sau ngựa cùng An Dương Vương chạy về phương Nam, Mị Châu rứt lông ngỗng trên áo gấm rắc ở ngã ba đường.

Theo anh (chị), tại sao Mị Châu hành động như vậy? Suy nghĩ của anh (chị) về hành động đó?

3. Trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, sau khi nghe lời “xỉa xói” của bà cô về việc lấy Chí Phèo, Thị Nở tức mình tìm đến nhà Chí Phèo:

“Thị chống hai tay vào háng, vênh vênh cái mặt, và đớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô. Hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu. Hắn bỗng nhiên ngẩn người. Thoáng một cái, hắn lại như hít hít thấy nồi cháo hành. Hắn cứ ngồi ngẩn mặt, không nói gì. Thị trút xong giận rồi. Cái mũi đỏ của thị dị xuống rồi lại bạnh ra. Thị hả hê lắm. Thị ngoay ngoáy cái mông đít ra về. Hắn sửng sốt, đứng

lên gọi lại. Ai mà thèm lại ! Còn muốn lôi thôi gì ? Hắn đuổi theo thị nắm lấy tay. Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái. Hắn lăn khèo xuống sân”.

Chí Phèo nghe xong “ngẩn người” ra, sau đó “sửng sốt” gọi Thị Nở lại thậm chí còn “đuổi theo thị, nắm lấy tay”. Nêu cảm nhận của anh (chị) về hành động của Chí Phèo?

4. Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi đã khắc họa vẻ đẹp của nhân vật qua đoạn trích sau:

“Trong đêm mít tinh để ghi tên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ của huyện vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên.

- Tôi tên Việt, anh cho tôi đi bộ đội với. Chị Chiến đứng sau Việt, thở:

- Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành

Đôi chân mày rộng của anh cán bộ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán xôn xao. Anh cán bộ hỏi Việt:

- Hai em là chị em ruột?

- Dạ, nhà em ở ấp Một, em mười tám, chị Chiến em mười chin.

Việt dòm chị, mình đứng đâu có thua chị, tuy tóc chị có hơi cao hơn mình một chút thật.

Chị Chiến nói:

- Đến Tết này nó mới được mười tám anh à! Em nói để em đi trước, nó ở nhà, thủng thẳng để chú Năm em thu xếp rồi hãy đi, mà nó không chịu”.

Theo anh (chị), tại sao Chiến và Việt lại giành nhau đăng ký tòng quân?

 Kiểu bài tập cảm thụ chi tiết về hành động của nhân vật sẽ rèn luyện cho HS kỹ năng tìm và xác định những hành động có liên quan đến quá trình phát triển tâm lý, tính cách nhân vật. Hiểu và lí giải được vì sao nhân vật hành động như vậy là HS đã tiến một bước rất quan trọng trong quá trình cảm thụ về hình tượng nhân vật nói riêng và tác phẩm văn chương nói chung.

♦ Kiểu 4: Bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về ngôn ngữ nhân vật

Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, tâm lí, thị hiếu...Ðằng sau mỗi câu câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng của nó. Sêđrin cho rằng: "Từ cửa miệng một người nói ra không hề có lấy một câu

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)