Các dạng bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về ngôn từ

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 66)

Dạng 1: Chi tiết nghệ thuật ngôn từ về phương diện từ vựng - ngữ

nghĩa

Về phương diện từ vựng, mỗi nhà văn đều cần tích lũy cho mình một vốn từ phong phú và sử dụng vốn từ đó đúng lúc, đúng chỗ trong tác phẩm nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật cao. Gắn liền với từ vựng là phương diện ngữ nghĩa, các nhà văn thường vận dụng tính đa nghĩa của từ và mối liên hệ giữa các nét nghĩa khác nhau trong một từ để mở rộng khả năng vận dụng của từ ngữ. Bên cạnh đó, phép chuyển nghĩa là cơ sở để sáng tạo nên những cách dùng từ độc đáo. Các hình thức của phép chuyển nghĩa thường được sử dụng trong tác phẩm văn chương là so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, phúng dụ…

Từ cơ sở lí luận trên, chúng tôi khai thác các chi tiết nghệ thuật về phương diện từ vựng – ngữ nghĩa, xây dựng thành các bài tập như sau:

1. Mở đầu bài thơ “Tự tình II”, Hồ Xuân Hương viết:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non”

Nên hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu cảm của từ “trơ” trong câu thơ trên? Qua ý nghĩa biểu cảm ấy, anh (chị) cảm nhận thế nào về tâm trạng của nhân vật trữ tình?

2. Đọc hai câu thơ sau:

“Ngày qua ngày lại qua ngày,

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”

(Tương tư – Nguyễn Bính) Theo anh (chị) từ “nhuộm” được Nguyễn Bính sử dụng trong câu thơ trên có gì đặc biệt? Ta có thể thay thế từ “nhuộm” bằng từ ngữ khác (như ví dụ dưới đây) hay không? Tại sao?

“Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh giờ đã thành cây lá vàng”

3. Trong đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia”, để miêu tả không khí chung của đám tang, Vũ Trọng Phụng đã láy đi láy lại nhiều lần từ “sung sướng”, “vui vẻ”:

- “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”

- “… mấy ông cảnh binh này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng”

- “Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả, trừ một Tuyết”

- “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quantài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…!”

- “Sư cụ Tăng Phú thì sung sướng mà vênh váo ngồi trên một chiếc xe”. - “Cụ bà sung sướng vì ông đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp, phúng viếng đến thế”

- “Và còn nhiều câu nói vui vẻ, ý nhị khác nữa, rất xứng đáng với những người đi đưa đám ma”

(Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) Theo anh (chị), nhà văn có dụng ý gì khi lặp lại những từ này nhiều lần như vậy?

 Các bài tập trên đây góp phần rèn luyện cho HS kỹ năng phát hiện, hiểu đúng, cảm thụ dụng ý nghệ thuật của nhà văn qua cách sử dụng những từ ngữ hay, giàu hình ảnh, cảm xúc. Từ đó, bản thân HS tự hình thành một phản xạ tự nhiên là khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương cần lưu ý đến những từ ngữ gợi cảm, có khả năng chuyển tải chủ đề, tử tưởng của tác phẩm.

Dạng 2: Chi tiết nghệ thuật ngôn từ về phương diện ngữ pháp

Phong cách ngôn ngữ của một tác phẩm văn chương bộc lộ ở cách vận dụng chức năng ngữ pháp của từ, trật tự ngữ pháp trong câu, cách diễn đạt trong văn bản. Trong tác phẩm của mình, nhà văn có thể chuyển chức năng ngữ pháp của loại từ này sang làm chức năng ngữ pháp của loại từ khác; sử dụng linh hoạt các kiểu câu và khai thác hiệu quả nghệ thuật của nó; sử dụng các biện pháp nghệ thuật có giá trị

nhấn mạnh, gây ấn tượng về sự vật, hiện tượng như đảo ngữ, điệp ngữ; cách diễn đạt phi lý, bất ngờ…

Các bài tập cảm thụ các chi tiết nghệ thuật về phương diện ngữ pháp mà chúng tôi xây dựng gồm nhiều kiểu. Ví dụ:

1. Trật tự trong hai câu thơ sau đây có gì đặc biệt? So với cách nói thông thường, việc thay đổi trật tự cú pháp như vậy có tác dụng gì khi nói về nỗi vất vả, gian truân của bà Tú?

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

(Thương vợ - Trần Tế Xương) 2. Nguyễn Bính viết bài thơ “Tương tư” bằng 10 câu lục bát, nhưng trong đó đã dùng đến ba câu hỏi:

- “Hai thôn chung lại một làng

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?” - “Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?” - “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”

Và ba câu lục bát khác tuy không kết thúc bằng dấu chấm hỏi nhưng cũng dùng để hỏi:

- “Bảo rằng cách trở đò giang

Không sang là chẳng đường sang đã đành. Nhưng đây cách một đầu đình

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…” - “Tương tư thức mấy đêm rồi Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!”

Bài thơ chỉ có mười câu, nhưng có đến năm câu hỏi. Theo anh (chị), tại sao Nguyễn Bính lại dụng nhiều câu hỏi như vậy?

3. Trong bài thơ “Sóng”, nữ sĩ Xuân Quỳnh có viết:

“Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”

Suy nghĩ của anh chị về cách diễn đạt rất lạ của nhà thơ: “Cả trong mơ còn thức”?

4. Trong bài thơ “Em ơi, Hà Nội phố” của Phan Vũ, điệp khúc “Ta còn em…” lặp lại trong từng đoạn thơ:

- Em ơi! Hà Nội - phố! Ta còn em mùi hoàng lan Ta còn em mùi hoa sữa. Tiếng giày gọi đường khuya Thang gác cọt kẹt thời gian Thân gỗ ...

Ta còn em màu xanh thật đêm Ngôi sao lẻ

Xào xạc chùm cây gió

Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ Lá thư quên địa chỉ.

Quay về....

- Ta còn em những ngõ cụt bất ngờ, Ô cửa ngẩn ngơ

Ngôi nhà không người ở Khung trời của nỗi buồn Vô cớ...

Người nghệ sĩ lang thang Hoài,

Trên phố.

Bỗng thấy mình không nhớ nổi con đường.

Tha hương ngay trước cổng nhà mẹ cha

Ngoài những đoạn ví dụ trên, toàn bộ bài thơ với 25 đoạn, điệp khúc “Ta còn em…” lặp lại 45 lần. Theo anh (chị), tại sao Phan Vũ lặp lại điệp khúc này nhiều lần như vậy?

Ngoài ra, khi xây dựng các bài tập cảm thụ về phương diện ngữ pháp, chúng tôi còn chú ý khai thác các chi tiết nghệ thuật liên văn bản.

Theo lí thuyết văn học liên văn bản, bất cứ văn bản nào cũng là một liên văn bản, không phụ thuộc vào việc tác giả của văn bản có ý thức được điều đó hay không.

Khái niệm liên văn bản nhắc nhở cho người đọc nhận biết một cách có ý thức rằng, mỗi văn bản tồn tại trong sự liên hệ với văn bản khác, có thể xuất hiện trước hoặc cùng thời. Ứng dụng một lối đọc liên văn bản đúng đắn, không phải chỉ làm cho người đọc, nhà phê bình làm giàu thêm kiến thức của mình, lối đọc ấy sẽ giúp phát hiện những tư tưởng thâm thuý, những kỹ thuật cách tân hay những lý thuyết cấp tiến ẩn tàng sau văn bản văn học.

Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng các dạng bài tập sau:

1. Tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và truyện ngắn “Cô hàng xén” của Thạch Lam cùng kết thúc bằng một chi tiết tương tự, đó là nhân vật chính bước vào trong bóng tối:

- “Buông tay, chị vội choàng dậy, mở cửa chạy té ra sân. Trời tối như mực

và như cái tiền đồ của chị”

(Tắt đèn - Ngô Tất Tố) - “Nàng cúi đầu đi mau nào trong ngõ tối”

(Cô hàng xén - Thạch Lam) Cảm nhận của anh (chị) về cuộc đời số phận nhân vật qua chi tiết kết thúc tác phẩm.

2. Trong hai câu thơ đầu bài thơ “Chiểu tối”, Hồ Chủ tịch đã lựa chọn hình ảnh “cánh chim bay về tổ” và “chòm mây lẻ loi, lững lờ trôi giữa tầng không” để miêu tả bức tranh thiên nhiên:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không” (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

- Những hình ảnh ấy là những thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ. Anh (chị) hãy tìm những tác phẩm sử dụng những hình ảnh trên.

- So với thơ ca cổ, bức tranh thiên nhiên của Hồ Chí Minh có gì giống và khác? Từ đó, anh (chị) hãy phát hiện được điều mà tác giả gửi gắm thông qua bức họa bằng ngôn từ kia.

 Bài tập về phương diện ngữ pháp giúp HS phát hiện những câu hay, cách diễn đạt mang đậm cá tính sáng tạo của nhà văn, học hỏi để vận dụng trong quá trình làm văn. Hơn nữa, các bài tập này còn góp phần tạo phản xạ liên văn bản, giúp cho tầm đón nhận rộng mở hơn. Khi tiếp xúc với một chi tiết, một hình tượng nghệ thuật ám ảnh, giàu sức gợi, bản thân HS sẽ tìm tòi, nghiên cứu xem ai đã từng viết về nó trước đó, từ đó thấy được cái hay, cái đẹp, nét riêng của mỗi tác giả khi sử dụng, hình tượng, chi tiết đó.

Dạng 3: Chi tiết nghệ thuật ngôn từ về phương diện ngữ âm

Tính nghệ thuật của văn bản thường gắn liền với việc thể hiện các yếu tố thanh, âm, vần, nhịp điệu. Phát huy thế mạnh của ngữ âm nên thơ trữ tình rất phong phú về nhạc điệu, sự cân đối, hài hòa, trầm bổng, nhịp nhàng, uyển chuyển, biện pháp trùng điệp, các thanh vần, ngữ điệu, các tượng thanh, từ láy đều góp phần tạo nên nhạc tính cho câu thơ. Trong văn xuôi nghệ thuật, tính hình tượng và nhịp điệu cũng là những yếu tố rất cần thiết để tạo nên những câu văn mượt mà, giàu hình ảnh, cảm xúc.

Để có thể cảm thụ tác phẩm văn chương, HS cần phát hiện, hiểu được nét độc đáo, sáng tạo của tác giả trong quá trình sử dụng các yếu tố thanh, âm, vần, nhịp. Các bài tập về phương diện ngữ âm dưới đây sẽ giúp các em làm được điều đó.

1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nên bên dưới:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thảm Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

(Tây Tiến – Quang Dũng) Trong đoạn thơ trên, trong khi ba câu đầu sử dụng rất nhiều thanh trắc thì câu cuối dùng toàn thanh bằng. Nêu cảm nhận của anh (chị) về cách phối thanh của Quang Dũng.

2. Đọc và chú ý cách ngắt nhịp trong câu lục bát sau:

“Khi tỉnh rượu / lúc tàn canh

Giật mình / mình / lại thương mình / xót xa”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du) Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn, nhưng hai câu thơ trên, Nguyễn Du không ngắt nhịp theo quay định của thơ lục bát, tác giả ngắt nhịp như sau: 3/3 và 2/1/3/2. Qua cách ngắt nhịp của Nguyễn Du, anh (chị) cảm nhận như thế nào về tâm trạng của nhân vật trữ tình?

3. Mở đầu bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:

“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

Trong đoạn thơ trên, vần nào được lặp lại nhiều nhất? Nêu cảm nhận của anh (chị) về tác dụng biểu hiện sắc thái ý nghĩa của phép điệp vần đó.

 Các bài tập về phương diện ngữ âm sẽ giúp HS nhận thấy được tầm quan trọng của các yếu tố thanh, âm, vần, nhịp điệu trong việc chuyển tải tình cảm, cảm

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)