Nguồn cacbon

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm và vai trò của lactobacillus trong chế phẩm probiotic (Trang 84)

Mục đích của thí nghiệm này là nhằm xác định nguồn cacbon thích hợp nhất, rẻ tiền nhất cho sự tăng sinh khối tế bào của chủng Lactobacillus PA2 và

Lactobacillus PP. Chúng tôi nuôi cấy 2 chủng trên MT với nguồn cacbon thay đổi là glucose, saccharose, maltose, galactose, lactose, manitol ở các điều kiện tối ưu đã được khảo sát. Thu nhận mẫu, kiểm tra khả năng ST và sinh các chất kháng khuẩn của 2 chủng này. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.16 và biểu diễn trên đồ thị 3.9 và 3.10.

Bảng 3.16. Kết quả khảo sát ảnh hưởng nguồn cacbon đến sự ST, hoạt tính

kháng khuẩn của chủng Lactobacillus PA2 và chủng Lactobacillus PP

Nguồn cacbon Mật độ tế bào (….x106 CFU/ml) Hoạt tính đối kháng, (D - d, cm) pH sau Lactobacillus PA2 Lactobacillus PP Lactobacillus PA2 Lactobacillus PP Lactobacillus PA2 Lactobacillus PP Lactose 95,88 92,48 3,17 3,15 4,60 4,60 Glucose 96,04 95,84 3,40 3,38 4,63 4,63 Saccharose 95,64 95,28 3,40 3,39 4,45 4,45 Galactose 92,36 86,20 3,37 3,34 4,47 4,47 Maltose 12,64 92,36 3,30 3,31 4,66 4,66 Manitol 12,64 13,84 0,00 0,00 6,25 6,25

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy, cả 2 chủng đều có khả năng sử dụng được nhiều nguồn cacbon khác nhau. Tuy nhiên, với nguồn cacbon là manitol chúng đều tăng trưởng rất thấp (OD610 ≤ 0,346), không có hoạt

tính kháng khuẩn (D – d = 0,0 cm). Điều này chứng tỏ, chúng không sử dụng được đường manitol.

Trong số các nguồn cacbon (lactose, glucose, saccharose, maltose, galactose) được khảo sát. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng này của cả hai chủng khi sử dụng các nguồn cacbon này, không có sự khác biệt lớn (mật độ tế bào cũng như hoạt tính kháng khuẩn của chúng chênh lệch không đáng kể). Qua đó cho thấy, chúng có thể sử dụng tốt nhiều nguồn cacbon khác nhau. Nhờ vậy, chúng có thể ST và tạo chất kháng khuẩn cao khi tồn tại trong đường ruột của người. Tại đây, chúng có thể sử dụng các nguồn cacbon khác nhau để ST và ức chế sự ST và gây bệnh của một số VK đường ruột.

Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của nguồn cacbon lên sự ST và hoạt tính kháng khuẩn của chủng Lactobacillus PA2

Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của nguồn cacbon lên sự ST và hoạt tính kháng khuẩn của chủng Lactobacillus PP

Lactose Glucose Maltose

Saccharose Galactose Manitol

Hình 3.12. Hoạt tính đối kháng của Lactobacillus PA2 đối với B. subtilis khi nuôi

Lactose Glucose Maltose

Saccharose Galactose Manitol

Hình 3.13. Hoạt tính đối kháng của Lactobacillus PP đối với B. subtilis khi nuôi

cấy trên MT với các nguồn cacbon khác nhau.

Đặc biệt, với khả năng sử dụng nguồn cacbon là lactose có ý nghĩa lớn trong việc việc ứng dụng làm probiotic cho những bệnh nhân không dung nạp được lactose trong sữa. Hai chủng VK này khi sử dụng làm probiotic, sẽ thủy phân lactose trong sữa. Giúp các bệnh nhân này khắc phục chứng không dung nạp lactose trong sữa. Từ đó, có thể sử dụng được sữa nhằm bổ sung canxi và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Trong 6 nguồn cacbon được khảo sát, nguồn cacbon là glucose và saccharose cho khả năng ST cũng như hoạt tính kháng khuẩn cao nhất. Do vậy, có thể sử dụng glucose hoặc saccharose làm nguồn cung cấp cacbon để thu sinh khối tế bào hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm và vai trò của lactobacillus trong chế phẩm probiotic (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)