Ảnh hưởng điều kiện nuôi cấy tĩnh và lắc

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm và vai trò của lactobacillus trong chế phẩm probiotic (Trang 82)

Cả hai chủng Lactobacillus PA2 và Lactobacillus PP là vi hiếu khí. Do đó, mục đích của của thí nghiệm là khảo sát ở điều kiện nuôi cấy thích hợp nhất cho sự ST cũng như hoạt tính kháng khuẩn của chủng nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành nuôi cấy chủng đã được tuyển chọn ở hai điều kiện tĩnh và lắc (200 vòng/ phút) ở pH 6,5 và nhiệt độ 370

C. Thu nhận mẫu, kiểm tra sự tạo thành sinh khối và hoạt tính kháng khuẩn của 2 chủng. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.16 và biểu diễn trên đồ thị 3.7; 3.8.

Bảng 3.15. Ảnh hưởng điều kiện nuôi cấy tĩnh và lắc lên sự ST, hoạt tính

kháng khuẩn của chủng Lactobacillus PA2 và Lactobacillus PP

Điều kiện Mật độ tế bào (….x106 CFU/ml) Hoạt tính đối kháng, (D - d, cm) pH sau Lactobacillus PA2 Lactobacillus PP Lactobacillus PA2 Lactobacillus PP Lactobacillus PA2 Lactobacillus PP Lắc 78,44 73,20 1,80 1,43 4,63 4,65 Tĩnh 101,08 98,80 3,60 3,56 3,98 3,89

Biểu đồ 3.7.Ảnh hưởng của điều kiện

nuôi tĩnh lắc lên chủng Lactobacillus

PA2

Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của điều kiện

nuôi tĩnh và lắc lên chủng

Lactobacillus PP

Nuôi cấy tĩnh Nuôi cấy lắc

Hình 3.10. Hoạt tính kháng khuẩn của chủng Lactobacillus PA2

đối với B. subtilis trong điều kiện nuôi cấy tĩnh và lắc

Nuôi cấy tĩnh Nuôi cấy lắc

Hình 3.11. Hoạt tính kháng khuẩn của chủng Lactobacillus PP

đối với B. subtilis trong điều kiện nuôi cấy tĩnh và lắc

Nhận xét: Qua kết quả ở bảng 3.15 và biểu đồ 3.7; 3.8 chúng tôi nhận thấy, cả 2 chủng VK trên đều có khả năng ST phát triển trong điều kiện tĩnh và lắc. Khả năng ST của chủng Lactobacillus PA2 cao hơn chủng Lactobacillus PP, thể hiện qua mật độ tế bào cũng như hoạt tính kháng khuẩn. Cụ thể, mật độ tế bào trong điều kiện nuôi cấy tĩnh (101,08 x106 CFU/ml với chủng Lactobacillus PA2 và 98,80 x106 CFU/ml với chủng Lactobacillus PP), đường kính vòng kháng khuẩn (D – d = 3,6 cm với chủng

Lactobacillus PA2, D – d = 3,56 cm với chủng Lactobacillus PP). Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy pH của MT sau nuôi cấy biến đổi tỷ lệ nghịch với sự ST của 2 chủng này, độ pH này cấy giảm khi khả năng ST tăng. Điều này, chứng tỏ lượng acid lactic sản phẩm chính của quá trình lên men đồng hình tạo ra, tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng.

Mặt khác, cả 2 chủng đều sinh ST tốt trong điều kiện nuôi cấy tĩnh hơn nuôi cấy lắc, điều này phù hợp với kiểu hô hấp của chúng là vi hiếu khí. Do vậy, chúng có thể ST tốt trong đường tiêu hóa người. Đây cũng là một đặc điểm ưu thế khi sử dụng 2 chủng này làm probiotic cho người. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hồng Tuyết (2004). Như vậy, để thu sinh khối hiệu quả đối với cả hai chủng này nên thu ở điều kiện nuôi cấy tĩnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm và vai trò của lactobacillus trong chế phẩm probiotic (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)