Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm và vai trò của lactobacillus trong chế phẩm probiotic (Trang 74)

Để xác định thời điểm nuôi cấy thích hợp cho sự ST và sinh chất kháng khuẩn của 2 chủng Lactobacillus PA2 và Lactobacillus PP, nhằm thu nhận sinh khối hiệu quả. Chúng tôi tiến hành nuôi cấy các chủng LAB đã tuyển chọn trong môi trường MRS lỏng ở 370C. Thu nhận mẫu tại các thời điểm 0; 12; 24; 36; 48; 60; 72; 84; 96 giờ. Xác định sự tăng trưởng, sự thay đổi pH và hoạt tính kháng khuẩn của 2 chủng trên. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.13 và biểu diễn qua đồ thị 3.1; 3.2.

Bảng 3.12. Ảnh hưởng thời gian nuôi cấy đến sự ST, hoạt tính kháng khuẩn của

chủng Lactobacillus PA2 và Lactobacillus PP

Thời gian (giờ) Mật độ tế bào (….x106 CFU/ml) Hoạt tính đối kháng, (D - d, cm) pH sau Lactobacillus PA2 Lactobacillus PP Lactobacillus PA2 Lactobacillus PP Lactobacillus PA2 Lactobacillus PP 0 0,800 1,000 0,00 0,00 6,35 6,35 12 19,84 14,08 0,00 0,00 6,25 6,30 24 96,72 89,80 3,18 3,03 3,94 4,35 36 99,28 94,16 3,65 3,36 3,84 3,94 48 99,28 95,28 3,50 3,54 3,84 3,90 60 98,36 93,84 3,42 3,42 3,86 3,92 72 95,44 92,92 3,27 3,26 3,87 3,95 84 94,00 91,76 3,22 3,13 3,94 3,96 96 93,36 90,80 3,11 3,04 3,98 3,98

Đồ thị 3.1. Ảnh hưởng thời gian nuôi cấy đến sự ST và hoạt tính kháng khuẩn của chủng Lactobacillus PA2

Đồ thị 3.2. Ảnh hưởng thời gian nuôi cấy đến sự ST và hoạt tính kháng khuẩn của chủng Lactobacillus PP

12 giờ 24 giờ 36 giờ

Hình 3.7. Hoạt tính kháng khuẩn của chủng Lactobacillus PA2 đối vB. subtilis được nuôi cấy qua các thời gian khác nhau

48 giờ 60 giờ 72 giờ

Hình 3.7. Hoạt tính kháng khuẩn của chủng Lactobacillus PA2 đối với

B. subtilis được nuôi cấy qua các thời gian khác nhau (tiếp theo)

Nhận xét: Qua số liệu ở bảng 3.13 và đồ thị 3.1; 3.2 chúng tôi nhận thấy, sự tăng trưởng của cả 2 chủng bắt đầu gia tăng ở thời điểm 12 giờ. Tuy nhiên, ở mỗi chủng sự tăng trưởng đạt cực đại ở thời điểm khác nhau, đối với chủng Lactobacillus

PA2 đạt cực đại ở thời điểm 36 giờ và tương đối ổn định đến 48 giờ, sau đó giảm dần nhưng giảm không đáng kể. Còn chủng Lactobacillus PP tăng trưởng và hoạt tính kháng khuẩn đạt cực đại ở thời điểm 48 giờ và giảm dần theo thời gian. Như vậy, có thể xác định qúa trình ST của các chủng như sau:

+ Chủng Lactobacillus PA2: pha tiềm phát từ 0 – 12 giờ, pha logarit từ 12–36 giờ, pha cân bằng từ 36 – 48 giờ, pha suy vong ở thời điểm sau 48 giờ.

+ Chủng Lactobacillus PP: pha tiềm phát từ 0 – 12 giờ, pha logarit từ 12 – 48 giờ, pha cân bằng từ 48 – 60 giờ, pha suy vong sau 60 giờ.

Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2002) và nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hồng Tuyết (2004).

Mặt khác, chúng tôi nhận thấy rằng giá trị pH của MT sau nuôi cấy tỷ lệ nghịch với sự tăng trưởng và hoạt tính kháng khuẩn của các chủng này. Cụ thể, ở chủng Lactobacillus PA2 tăng trưởng và hoạt tính kháng khuẩn tăng lên từ 12 đến 36 giờ, không đổi đến 48 giờ, bắt đầu giảm từ thời điểm 48 giờ. Ngược lại, pH bắt đầu giảm từ thời điểm 12 giờ và giảm cực đại đến 48 giờ, sau đó lại bắt đầu tăng lên, chủng PP cũng tương tự. Điều này có thể giải thích là do sản phẩm chính của quá trình lên men lactic đồng hình là acid lactic. Do vậy, sự tăng trưởng của VK sản sinh

ra acid lactic làm pH của MT sau nuôi cấy giảm, đồng thời acid tạo ra đã ức chế VSV gây bệnh do vậy hoạt tính kháng khuẩn tăng lên tỷ lệ thuận cùng với sự tăng trưởng.

Như vậy, để thu sinh khối đạt cao nhất và hiệu quả nhất thì nên thu sinh khối đối với chủng Lactobacillus PA2 ở thời điểm 36 giờ, chủng Lactobacillus PPở thời điểm 48 giờ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm và vai trò của lactobacillus trong chế phẩm probiotic (Trang 74)